Powered by Techcity

Tỉnh Lào Cai dự phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32

Dự phiên họp còn có các đồng chí: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

m3-8330.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế.

Dự sự kiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

m4-9758.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường dự hội nghị qua cầu truyền hình trực tuyến. (Ảnh: Thùy Linh)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, từ Hội nghị đối ngoại toàn quốc và Hội nghị ngoại giao lần thứ 31 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đã trải qua những biến động lớn, phức tạp, tác động nhiều chiều đến phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

Trong bối cảnh đó, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, phát huy mạnh mẽ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, vừa kiên định về nguyên tắc vừa uyển chuyển về sách lược, linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên cường vì lợi ích quốc gia – dân tộc, ngành ngoại giao đã khắc phục nhiều khó khăn, thử thách, cùng các ngành, các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các trụ cột, binh chủng đối ngoại và ngoại giao. Như đánh giá của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên toàn thể khai mạc Hội nghị ngoại giao lần thứ 32, công tác đối ngoại trong 3 năm qua đã “đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước trong những năm qua”.

Các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục trên cả bình diện song phương và đa phương. Trong 3 năm qua, chúng ta đã tổ chức thành công 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và tham dự nhiều diễn đàn đa phương quan trọng, đồng thời đón gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm mang tính lịch sử.

Cùng với đó, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng được nâng lên tầm cao mới, mạng lưới quan hệ đối ngoại đã đạt những bước phát triển mới về chất, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi. Ngành ngoại giao đã cùng với quốc phòng và an ninh giữ vững trật tự, an toàn xã hội bên trong, môi trường hòa bình, ổn định bên ngoài, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn, cộng đồng quốc tế coi Việt Nam là điểm sáng để đầu tư, làm ăn kinh doanh, mở ra cơ hội để chúng ta đẩy mạnh huy động các nguồn lực bên ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thành tựu chung to lớn đó của đối ngoại có đóng góp rất quan trọng của ngoại giao kinh tế.

Quán triệt sâu sắc chủ trương Đại hội XIII của Đảng đã đề ra về “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã có những bước phát triển mới theo hướng toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.

Ngành Ngoại giao đã được tổ chức quán triệt, triển khai một cách đồng bộ và thống nhất các chủ trương, định hướng lớn của Đảng về ngoại giao kinh tế. Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 15 về công tác ngoại giao kinh tế, Chính phủ đã kịp thời ban hành Chương trình hành động, tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng từ Trung ương tới địa phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ về thống nhất nhận thức ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, cơ bản của nền ngoại giao Việt Nam. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã cụ thể hóa thành các đề án, kế hoạch và biện pháp triển khai toàn diện, đồng bộ và thống nhất công tác ngoại giao kinh tế.

Ngành đã phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong huy động các nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: Vừa phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. “Ngoại giao vaccine” đã đóng góp trực tiếp vào thực hiện thắng lợi chiến lược tiêm chủng, tạo tiền đề cho đẩy lùi dịch COVID-19.

m2-5289.jpg
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong 3 năm qua, chúng ta đã tổ chức gần 200 hoạt động đối ngoại cấp cao với hợp tác kinh tế là trọng tâm, bám sát định hướng phát triển của đất nước và đạt nhiều kết quả đột phá quan trọng về mở rộng thị trường, tạo dựng các động lực tăng trưởng mới như thiết lập đối tác số, đối tác xanh, ODA thế hệ mới…

Hợp tác kinh tế với nhiều đối tác ngày càng mở rộng, sâu sắc và thực chất hơn. Các khuôn khổ quan hệ mới mở ra nhiều cơ hội hợp tác và không gian phát triển mới cho nền kinh tế, các ngành, các lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả gắn với thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển bền vững đất nước. Vị thế, uy tín và dấu ấn của Việt Nam nổi bật tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, Nhóm G77, OECD… Mạng lưới các hiệp định thương mại tự do FTA tiếp tục được mở rộng đi đôi với triển khai hiệu quả, với 16 FTA đã ký. Chúng ta đã có bước đi chủ động, sáng tạo và quyết đoán đối với các liên kết kinh tế mới như thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), Vành đai, Con đường…; vừa tranh thủ được các xu thế phát triển mới và nguồn lực mới, đồng thời khẳng định trách nhiệm đối với các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Thực hiện tốt chủ trương “Lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” trong các hoạt động ngoại giao kinh tế. Các bộ, ngành tích cực đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là về kết nối đối tác, mở rộng xuất khẩu, thu hút FDI có chất lượng, hợp tác khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa – xã hội…

Trong 3 năm qua, các địa phương đã ký 422 thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế; 13 danh hiệu của các địa phương được UNESCO công nhận và còn nhiều hồ sơ di sản UNESCO đang xem xét. Kết nối các địa phương với đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng sâu rộng, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Phát huy mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, đồng thời thẩm tra, xác minh đối tác, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp ta như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào, Peru và một số nước châu Phi, xử lý vụ việc 100 container hạt điều có dấu hiệu bị lừa đảo tại Italia…

Triển khai ngoại giao kinh tế có nhiều mặt được đổi mới, sáng tạo hơn, phát huy được sức mạnh tổng hợp, hiệp đồng của các ngành, các cấp. Việc phối hợp triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết ngày càng bài bản và hiệu quả hơn. Trao đổi thông tin đã thông suốt hơn, nhiều cơ chế phối hợp mới giữa các ngành, các địa phương được thiết lập và vận hành hiệu quả.

Nghiên cứu, tham mưu, dự báo kinh tế đối ngoại, kịp thời cập nhật thông tin về các xu thế, vấn đề mới trong kinh tế thế giới, tổng hợp kinh nghiệm các nước về an ninh năng lượng, thuế tối thiểu toàn cầu, cơ chế định giá các-bon, phát triển hydrogen, quản lý trí tuệ nhân tạo… góp phần thiết thực phục vụ điều hành kinh tế – xã hội của Chính phủ và triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Có thể khái quát, ngoại giao kinh tế đã và đang được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ rộng khắp các trụ cột đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đóng góp quan trọng vào tạo dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày nay. Việt Nam đến nay là nền kinh tế lớn thứ 11 châu Á, nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 30 nền kinh tế có thương mại lớn nhất, là một trong 3 nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ASEAN và có mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng, đa tầng nấc, trong đó đã ký 16 FTA bao trùm tất cả các nền kinh tế chủ chốt của thế giới.

Phiên họp toàn thể đã tập trung thảo luận hai vấn đề: Thứ nhất, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế quốc tế, nhất là làm rõ những chuyển động mang tính bước ngoặt, các xu hướng lớn của kinh tế thế giới và khu vực. Thứ hai, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả, thành tựu công tác ngoại giao kinh tế đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, nhất là từ sau khi ban hành Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế, trong đó làm rõ và sâu sắc hơn kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: “Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá”

Ngày 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài viết: “Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát”. Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự...

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía bắc từ Thanh Hóa trở ra. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì...

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên nhân dân xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – Ảnh: TTXVN Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến gồm trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng. Giải quyết ngay kiến nghị của người dân Bắc Giang Sau khi...

Thủ tướng dự lễ khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc huyết mạch của miền Bắc

Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Hưng Yên đã thi công giai đoạn 2 vượt tiến độ 8 tháng, trước hết là nhờ giải phóng mặt bằng nhanh. Theo Thủ tướng, có được điều này phải cảm ơn nhân dân đã nhường mặt bằng, nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị (chính quyền, các ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu quý III tăng trưởng kinh tế đạt 6,5 – 7%

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phấn đấu quý III tăng trưởng kinh tế đạt 6,5-7% để hoàn thành kế hoạch năm 2024 mức cao nhất. Theo Thủ tướng, các bộ, ngành phải tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư, bảo đảm...

Cùng tác giả

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Huyện Bảo Yên tuyên dương hơn 300 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai

Huyện Bảo Yên tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai. Trước đó, từ ngày  8 – 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xảy ra mưa lớn kéo dài,...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 22 ngày 23/11/2024

Dự báo thời tiết cụ thể cho các địa phương trong tỉnh đêm 22 và ngày 23/11/2024: Vùng đồi núi thấp Mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng. Đêm về sáng trời lạnh, có nơi có sương mù. Gió Đông Nam cấp 2. Nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C,...

Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế

Quang cảnh kỳ họp. Việc sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung một số...

Cùng chuyên mục

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Huyện Bảo Yên tuyên dương hơn 300 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai

Huyện Bảo Yên tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai. Trước đó, từ ngày  8 – 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xảy ra mưa lớn kéo dài,...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 22 ngày 23/11/2024

Dự báo thời tiết cụ thể cho các địa phương trong tỉnh đêm 22 và ngày 23/11/2024: Vùng đồi núi thấp Mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng. Đêm về sáng trời lạnh, có nơi có sương mù. Gió Đông Nam cấp 2. Nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C,...

Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế

Quang cảnh kỳ họp. Việc sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung một số...

Hối hả khôi phục rau màu cung ứng Tết

Những loại rau chính vụ cho Tết được chị Vũ Thị Hồng Nhung xuống giống trên khu đất ruộng cải tạo. Thu hoạch xong hai lứa rau cải trồng sau lũ, chị Vũ Thị Hồng Nhung đã khẩn trương xuống giống su hào, súp lơ, xà lách, những...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

HĐND tỉnh và HĐND huyện Bảo Thắng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp cuối năm 2024

Tại buổi tiếp xúc, cử tri 2 xã đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Trong đó, cử tri xã Xuân Giao đưa ra 11 ý kiến tập trung vào...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp

Giờ học thực hành của sinh viên Khoa Nông lâm, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai (ảnh trên). Những công việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như: tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy mô; kiểm soát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất