Powered by Techcity

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”: Một bài toán khó

Cảnh trong vở chèo “Đại đội trưởng của tôi".
Cảnh trong vở chèo “Đại đội trưởng của tôi”.

Nếu như năm 2022, sân khấu Việt có sự tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và chất, sang năm 2023, sân khấu Việt lại có phần ảm đạm.

Đâu là lý do của tình trạng này và làm thế nào để sân khấu Việt “cất cánh” trong những năm tiếp theo là một “bài toán khó” mà những người yêu sân khấu đang nỗ lực tìm lời giải.

Nhiều khó khăn

Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2023 không có giải A ở cả hai hạng mục quan trọng nhất là kịch bản văn học và vở diễn. Điều này cho thấy so với năm 2022, sân khấu Việt năm 2023 có phần trầm lắng hơn. Lý giải tình trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, cho rằng năm 2022 là thời điểm bùng nổ để nghệ sỹ cả nước giới thiệu tới khán giả, khoe với bạn nghề tất cả những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật trong ba năm đại dịch.

“Nó gần giống như chiếc lò xo bị nén chặt lâu ngày được giải phóng để bật thật cao và khi hết lực đẩy ắt phải tự do rơi xuống”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương ví von.

Trước thực tế có phần ảm đạm của sân khấu năm qua, Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nhận thấy công việc cấp thiết là phải nhận diện rõ những trở ngại, khó khăn, những bế tắc mang tính sống còn mà nghệ thuật sân khấu đang đối mặt; từ đó tìm rõ nguyên nhân, để có giải pháp tháo gỡ thực chất, có như vậy, nghệ thuật sân khấu mới có thể “cất cánh”.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng khó khăn cho sân khấu Việt hiện nay là do việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật sân khấu vào Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh, sáp nhập các đơn vị sân khấu với ca múa nhạc; sáp nhập các đơn vị tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… vào thành một đơn vị. Sự tồn tại của nhiều loại hình nghệ thuật trong một đơn vị, tạo nên sự rối rắm, bế tắc bởi lãnh đạo đơn vị không xác định được phương hướng để định hướng nghệ thuật, nếu tập trung phát triển nghệ thuật này, khó tránh khỏi nghệ thuật khác phải tự teo đi vì không có đủ nguồn lực về mọi mặt để có thể phát triển mọi loại hình.

Một tác phẩm biểu diễn tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương năm 2023.
Một tác phẩm biểu diễn tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Hải Dương năm 2023.

Một thực trạng nữa là, việc sáp nhập cơ học các đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nhiều địa phương dẫn tới thực trạng nghệ sỹ thuộc lĩnh vực ca múa nhạc phải đi biểu diễn nghệ thuật sân khấu, diễn viên sân khấu phải đi diễn ca múa nhạc, diễn viên chèo diễn kịch nói, tuồng sang diễn chèo, chèo sang diễn cải lương… Thậm chí có tình trạng nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở, đồng thời có rất nhiều nghệ sỹ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp.

“Tình trạng này đã biến nghệ sỹ biểu diễn trở thành diễn viên đa năng, nhưng dần đánh mất khả năng chuyên sâu thuộc loại hình nghệ thuật được đào tạo. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, sẽ dẫn đến tình trạng đồng hóa, đánh mất hồn cốt và các đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật, nói nặng hơn là đang đang đánh mất đi các giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhận định.

Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, các đơn vị nghệ thuật sân khấu công lập hiện nay có khoảng từ 30-50% diễn viên không còn khả năng làm nghề, nhưng vẫn nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Vấn đề này đã tồn tại nhiều năm, dẫn đến tình trạng người không làm việc lại được hưởng lương.

Thế hệ nghệ sỹ trẻ đang sung sức trong lao động sáng tạo nghệ thuật nằm ngoài biên chế và hưởng lương hợp đồng từ nguồn thu của đơn vị. Nhiều nghệ sỹ trẻ không sống được bằng những đồng lương ít ỏi, nên dẫu đam mê đến mấy cũng vẫn phải ngậm ngùi bỏ nghề, tìm công việc khác để có thu nhập, để mưu sinh. Thực tế này đã gây nên sự lãng phí khá lớn về tài chính và nguồn nhân lực.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, điểm nghẽn lớn nhất, cũng là điều khó khăn nhất của đời sống sân khấu hiện nay là đang bị khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo. Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp. Để sáng tạo nên một tác phẩm sân khấu phải có sự đóng góp của tác giả, đạo diễn, họa sỹ, nhạc sỹ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, phê bình sân khấu…

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương dẫn chứng hiện nay Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam có 218 hội viên là tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Thế nhưng, lượng tác giả có kịch bản thường xuyên dàn dựng ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều năm gần đây, đội ngũ tác giả đang bị bế tắc về phương hướng sáng tạo, cách thức tiếp nhận và lý giải những mâu thuẫn xung đột của xã hội và con người hôm nay. Có lẽ vì bế tắc, phần lớn tác giả lựa chọn sáng tác về đề tài lịch sử, dân gian mà không dám dấn thân phản ánh mọi mặt của đời sống đương đại.

Thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại

Ông Nguyễn Đăng Chương thừa nhận sân khấu nhiều năm qua và cả năm 2023 thiếu vắng kịch bản về đề tài đương đại, về những vấn đề nóng bỏng đang tác động nhiều mặt, làm đổi thay con người và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Qua gần 40 năm đổi mới, đất nước thay da đổi thịt từng ngày và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng tác giả sân khấu dường như đang né tránh, đứng bên ngoài thực tiễn sinh động diễn ra sôi động hàng ngày, tác động mọi mặt đến con người, xã hội và làm mới hơn các hệ giá trị. Điều ấy khẳng định đội ngũ tác giả vẫn khoanh tay bó gối trước hiện thực đời sống có vô vàn chất liệu đang cuồn cuộn trôi đi từng ngày.

Một trích đoạn trong vở diễn "Giáng Hương" của Sân khấu Thiên Đăng.
Một trích đoạn trong vở diễn “Giáng Hương” của Sân khấu Thiên Đăng.

Bên cạnh việc thiếu vắng kịch bản đề tài đương đại, hoạt động phê bình sân khấu trong nhiều năm qua cũng có nhiều hạn chế. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 100 đơn vị nghệ thuật sân khấu trong và ngoài công lập. Thế nhưng, đội ngũ phê bình sân khấu cũng chỉ thấy có vài tên tuổi nổi lên như Phó Giáo sư Tất Thắng, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Duy Khuê, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Trần Trí Trắc, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thái… Nhưng tất cả những cây đa, cây đề ấy tuổi đời đều đã cao, không có đủ điều kiện về mọi mặt để thường xuyên cập nhật những tác phẩm sân khấu đã và đang dàn dựng trên phạm vi toàn quốc.

Có một thực trạng, mười mấy năm qua, hai cơ sở đào tạo nghệ thuật lớn nhất cả nước là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh không tuyển được sinh viên theo học chuyên ngành Biên kịch và Lý luận phê bình. Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương cho rằng lý do của tình trạng này là bởi lớp trẻ chưa nhìn thấy ánh sáng phía trước, nên không lựa chọn dấn thân vào cái nghiệp, cái nghề còn lắm gian nan.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương, trong mấy năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm tới sự phát triển của văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ, đồng thời cũng đưa ra những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối, tạo điều kiện để văn học nghệ thuật phát triển trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách để triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật vô cùng chậm, hoặc chưa được ban hành. Chính vì vậy, nhiều địa phương không có cơ sở pháp lý để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ; không có cơ chế chính sách để lấp đầy lỗ hổng về nguồn lực con người, nhất là đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật.

“Trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nhiều địa phương không bám sát thực tiễn, phân tích thấu đáo tính đặc thù của văn học nghệ thuật, dẫn đến tư duy bình quân, sắp xếp, tinh giản theo công thức cơ học, làm cho nghệ thuật sân khấu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn”, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương nhấn mạnh.

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”, Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, cho biết trong năm 2024, Hội chú trọng đến việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng kịch bản; mở lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tác giả, lý luận phê bình, đạo diễn, diễn viên, nhạc công; tổ chức các hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng kịch bản và dàn dựng những tác phẩm sân khấu; tổ chức các cuộc liên hoan sân khấu… nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn và đưa sân khấu Việt cất cánh, góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam xây dựng một số đề án như Đề án “Đặt hàng, dàn dựng, quảng bá tác phẩm về đề tài cách mạng;” Đề án “Liên hoan các vở diễn sân khấu tiêu biểu về đề tài cách mạng”; Đề án số hóa tác phẩm kinh điển các loại hình nghệ thuật sân khấu, số hóa các chân dung nghệ sỹ đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Nghệ sỹ Nhân dân…

Theo Vietnamplus

Nguồn

Cùng chủ đề

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Chia sẻ về những khó khăn trên hành trình đưa xẩm tiếp cận công chúng trẻ, anh Ngô Văn Hảo cho biết, thách thức lớn nhất là giới trẻ hiện nay đã quá quen thuộc với âm nhạc hiện đại sôi động, giàu tính giải trí, nên để họ thích và dần gắn bó với loại hình nghệ thuật truyền thống đã qua nhiều thăng trầm như xẩm là không dễ dàng. Chưa kể,...

Đệ trình UNESCO hai di sản văn hóa phi vật thể

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xin phép ký và gửi các...

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”

Cảnh trong vở "Đất liền và biển cả" của Nhà hát Cải lương Hải Phòng. Nhiều khó khăn Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2023 không có giải A ở cả hai hạng mục quan trọng nhất là kịch bản văn học và vở diễn. Điều này cho thấy, so với năm 2022, sân khấu Việt năm 2023 có phần trầm lắng hơn. Lý giải tình trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương,...

Chuyện tưởng như bịa nhưng có thật ở lĩnh vực sân khấu

Sáng 14/3, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng tác phẩm sân khấu năm 2023. Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã trao 3 giải B cho các tác phẩm: Lôi Vũ (Sân khấu Lệ Ngọc), Nửa cõi sơn hà (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh), Đại đội trưởng của tôi (Nhà hát Chèo Quân đội); 4 giải B cho tác giả kịch bản: Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Xuân...

Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới

NDO - Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới không chỉ nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá hiệu quả văn hóa và hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Trong đó, trách nhiệm của giới trẻ ngày càng được khẳng định bởi họ là thế hệ có tư duy sáng tạo hiện đại, lại được tiếp thu và có khả năng làm chủ những thành...

Cùng tác giả

35 tấn hàng Liên bang Nga viện trợ đã đến Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Liên bang Nga Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga Chuyên cơ đặc biệt mang số hiệu SUM 9127 của Bộ Phòng vệ dân sự, tình trạng khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai Liên Bang Nga (Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga) đã đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, mang theo 35...

Nhiều cơ sở y tế bị ảnh hưởng sau mưa lũ

Sau mưa lớn, một phần taluy phía sau Phòng khám Đa khoa khu vực Lùng Phình bị sạt, làm sập đổ khu vực bếp ăn, nhà xe, công trình vệ sinh ngoài trời và bể chứa nước. Đất tràn vào tầng 1 khu vực nhà điều trị làm vỡ, hỏng...

Số tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ sau 10 ngày phát động lên tới 1.628 tỷ đồng

Chiều ngày 20/9, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Đoàn của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và doanh nghiệp trong và ngoài nước đến trao ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra. Như vậy, tính đến 17h00 ngày 20/9/2024, tài khoản của Ban Vận...

Tổng cục Quản lý thị trường hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với Lào Cai sau thiên tai, Tổng cục Quản lý thị trường hỗ trợ 50 triệu đồng tiền mặt; một số thuốc chữa bệnh thông thường, lương khô trị giá 20 triệu đồng cùng 3 tấn gạo và 5 tấn rau củ quả...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO – Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền...

Cùng chuyên mục

Nậm Lúc: Các trường học chưa thể tái giảng sau lũ dữ

Nậm Lúc: Các trường học chưa thể tái giảng sau lũ dữ Nguồn

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu Nguồn

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm Nguồn

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi mua bán người xuyên quốc gia

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Xúc tiến, quảng bá hình ảnh Việt Nam tới kinh đô điện ảnh Hollywood

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà tiếp nhận hơn 2,1 tỷ đồng hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng mưa lũ

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai: 77 đơn vị trường chưa thể tổ chức dạy học được từ ngày 16/9

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà: Thông tuyến tạm thời đến xã Bản Liền và 10 thôn trên địa bàn huyện

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất