Powered by Techcity

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự báo sát tình hình để từ đó tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có trọng tâm, đủ độ sâu và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu trong ngắn hạn và trung hạn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, liên kết vùng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 15/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện 61 đề án trên tổng số 345 đề án giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ – là bộ có số lượng đề án được giao nhiều nhất (chiếm gần 18%). Đến nay, bộ đã cơ bản hoàn thành các đề án, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong chương trình công tác.

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 1
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật luôn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả phân bổ, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng năng suất lao động, phát triển các mô hình kinh tế mới…

Bộ đã tham mưu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; các nhiệm vụ, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tích cực phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và bổ sung kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, địa phương tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, 2023; hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh; nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 2
 

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại hội nghị. (Ảnh:TRẦN HẢI)

Về đầu tư FDI, tính đến hết tháng 11/2024, thu hút vốn đầu tư FDI tăng khá, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, có nhiều dự án tăng vốn quy mô lớn trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Việc dự án tăng vốn cũng như vốn thực hiện tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất tin tưởng vào môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam nên đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư, đẩy mạnh giải ngân cũng như mở rộng quy mô các dự án hiện hữu.

Trong bối cảnh nền kinh tế năm 2024 vẫn gặp nhiều khó khăn thì đây là tín hiệu tốt cho thấy khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốt hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tính đến hết tháng 11/2024, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đây cũng là con số giải ngân cao kỷ lục giai đoạn 2019-2024.

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 3
 

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Về quản lý nguồn vốn ODA, trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 4/5/2023 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP, Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định cơ quan chủ quản của doanh nghiệp vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Nghị định sửa đổi được ban hành nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc xác định cơ quan chủ quản các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi do công ty con của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư…

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 4
 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu ý kiến tại hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Về triển khai lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 6 vùng, các quy hoạch đều đã được tổ chức công bố theo quy định. Trên cơ sở đó, trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch của các vùng.

Về triển khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 62/63 tỉnh được phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, tất cả các quy hoạch tỉnh đều đã được công bố theo quy định.

Để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, các địa phương đang xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện quy hoạch, gửi lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Kế hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đối với 1/63 quy hoạch tỉnh còn lại (Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt…

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 5
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động tặng một số tập thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, Cờ Thi đua của Chính phủ tặng một số tập thể và cá nhân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong các giai đoạn của đất nước, từ kháng chiến, kiến quốc đến công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế, qua gần 80 năm hình thành và phát triển, ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, khẳng định vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Qua đó, đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công chức, viên chức, người lao động của Ngành qua các thời kỳ cũng không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà.

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước ảnh 6
 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Thủ tướng nêu rõ, hiện nay, chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế với tinh thần rà soát lại, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo; bảo đảm cơ cấu, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Được tin tưởng giao trọng trách chủ trì xây dựng các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội qua các thời kỳ (4 chiến lược 10 năm và 12 kế hoạch 5 năm) – đây là kim chỉ nam, định hướng lớn, cụ thể hóa đường lối của Đảng về phát triển đất nước. Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với tư duy đổi mới, đột phá trong xây dựng thể chế, pháp luật về kinh tế phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, góp phần khơi thông, huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tin tưởng giao nhiều Đề án quan trọng về nghiên cứu các mô hình, định hướng phát triển đất nước. Đóng vai trò quan trọng điều phối nguồn lực quốc gia.

Tiên phong, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ngành Thống kê đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dùng tin với “con số biết nói”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “thống kê là tai, là mắt của Đảng và Nhà nước”.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024 là năm bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Đặc biệt, chúng ta luôn phải bám sát thực tiễn, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Năm 2024, chúng ta giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thu ngân sách nhà nước; bảo đảm bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, nợ Chính phủ trong tầm kiểm soát ở mức cho phép; giữ được môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thu hút tốt vốn đầu tư; ổn định xã hội, góp phần tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng; tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, những kết quả chung đó có sự đóng góp rất quan trọng, hiệu quả của ngành kế hoạch và đầu tư, nổi bật là: Thực hiện tốt vai trò của cơ quan tổng hợp tham mưu cấp chiến lược, cơ quan đầu mối, điều phối điều hành kinh tế vĩ mô; thể chế, cơ chế chính sách về quản lý kinh tế tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung; công tác quy hoạch được tập trung triển khai, cơ bản đáp ứng tiến độ, chất lượng; giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn, tập trung hơn; đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài; khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có bước phát triển mạnh mẽ.

Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải xác định tăng cường kết nối giữa Khu công nghệ cao Hòa Lạc với trung tâm thành phố, trong đó khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta trong năm 2024 và gần 80 năm qua.

Thủ tướng lưu ý không được để bị động, bất ngờ về chiến lược; huy động nguồn lực mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển đất nước; huy động sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, xác định tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để đi theo xu hướng của thế giới; phối hợp chặt chẽ tốt hơn giữa các bộ, ngành, tăng cường phân cấp, phân quyền, cương quyết xoá bỏ cơ chế xin-cho; kiến tạo không gian phát triển cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.

Nguồn lực của Trung ương ưu tiên đầu tư hạ tầng chiến lược kết nối quốc gia, quốc tế, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển; nguồn lực địa phương lo cho địa phương, tránh tư duy dàn trải.

Thủ tướng nhấn mạnh, thành quả của ngành kế hoạch và đầu tư là rất đáng trân trọng, tự hào, là nguồn lực nội sinh cần được phát huy; bày tỏ hy vọng vào lớp trẻ đang kế thừa sự nghiệp của ngành.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy “tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được hợp nhất với Bộ Tài chính nhưng không bỏ chức năng nào mà tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đồng thời giảm đầu mối, giảm trung gian, giảm biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được hợp nhất với Bộ Tài chính nhưng không bỏ chức năng nào mà tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đồng thời giảm đầu mối, giảm trung gian, giảm biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Mọi cơ chế, chính sách, quản lý phải hướng đến người dân ở cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể. Trong lúc này cũng là cơ hội để lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trẻ cần được tăng cường đào tạo ở cơ sở.

Việc này cần có sự cống hiến, hy sinh. “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Quá trình sắp xếp phải bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Về công việc, nhiệm vụ của năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh 5 “tiên phong”: Tiên phong trong đổi mới tư duy vì nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, nghĩ sâu, làm lớn, nhìn xa, trông rộng, đã nói là làm, đã làm phải ra kết quả.

Tiên phong trong xây dựng thể chế, xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, tháo gỡ mọi vướng mắc trong thể chế, thể chế là nguồn lực, động lực cho sự phát triển.

Tiên phong trong dẫn dắt, thu hút mọi nguồn lực đầu tư của xã hội, của trong nước và ngoài nước để phát triển nhanh và bền vững.

Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, cơ cấu lại nền kinh tế.

Tiên phong trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hoạch định chính sách trên cơ sở dữ liệu mang tính khoa học, sát thực tế chứ không hoạch định chính sách trên cơ sở cảm tính.

Đề cập các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh: Tiếp tục làm tốt hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối nguồn lực để phát triển kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn mức đã đề ra; xây dựng các kịch bản cho quá trình tăng tốc, bứt phá; huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, trong đó, cần khắc phục từng bước dàn trải trong đầu tư công, cắt giảm bớt các dự án nhỏ lẻ không hiệu quả mà tập trung hoàn thiện các mục tiêu phát triển hệ thống đường cao tốc, trong đó năm 2025 phải hoàn thành tuyến cao tốc bắc-nam từ Cao Bằng đến Cà Mau; khởi động dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Trung Quốc; chuẩn bị cho đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao bắc-nam; các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư các bến cảng lớn vì chúng ta phải khai thác không gian vũ trụ, không gian ngầm, không gian biển.

Thủ tướng mong Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ trong công tác này, làm việc nào dứt việc đó; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, sửa Luật Đấu thầu theo hướng thông thoáng, hiệu quả hơn, hạn chế tiêu cực.

Tập trung thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác thống kê.

Làm tốt nhiệm vụ Thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên. Ngăn chặn nguy cơ tụt hậu về kinh tế, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/tien-phong-trong-doi-moi-tu-duy-xay-dung-the-che-huy-dong-moi-nguon-luc-cho-phat-trien-dat-nuoc-post853040.html

Cùng chủ đề

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng Giáo xứ Lào Cai

NDO – Trong chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc mừng Giáo xứ Lào Cai, tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh 2024. NDO – Trong chuyến thăm và làm việc tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc mừng Giáo xứ Lào Cai, tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp...

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập".Năm là, gắn kết Chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Với quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, ngày 7/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành cho nhau giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

  Thủ tướng Lý Cường đón và trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi chân thành và tình cảm hữu nghị tốt đẹp dành cho nhau giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp...

Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Sáng 6.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) Tại...

Cùng tác giả

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai vụ năm 2025 của ngành Dầu khí. Ảnh: Dương Giang-TTXVN  Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang;...

Phân bổ 333 tỷ đồng xóa điểm đen mất an toàn giao thông

Nhiều đoạn tuyến được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Hiện, Lào Cai đã hoàn thành 4 dự án xử lý điểm đen tai nạn giao thông; 3 dự án xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao...

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát | 28/12/2024 Lượt xem:13 Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện tinh thần nhân văn, sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân. Trong hành trình...

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó phù hợp; thành lập đoàn công tác đến từng thôn, bản...

Mường Khương kết thúc một vụ chè bội thu

4 ha chè Shan 6 năm tuổi của gia đình anh Lùng Văn Thưởng ở thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho lứa thu hoạch cuối vào tháng 12. Năm 2024, thời tiết thuận lợi, đồi chè được chăm sóc đúng kỹ thuật nên sai búp,...

Cùng chuyên mục

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai vụ năm 2025 của ngành Dầu khí. Ảnh: Dương Giang-TTXVN  Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang;...

Phân bổ 333 tỷ đồng xóa điểm đen mất an toàn giao thông

Nhiều đoạn tuyến được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Hiện, Lào Cai đã hoàn thành 4 dự án xử lý điểm đen tai nạn giao thông; 3 dự án xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao...

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát | 28/12/2024 Lượt xem:13 Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện tinh thần nhân văn, sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân. Trong hành trình...

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó phù hợp; thành lập đoàn công tác đến từng thôn, bản...

Ngành Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “5 tiên phong” để cùng cả nước về đích

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội), trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố...

Trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến được đầu tư theo khổ tiêu chuẩn 1.435 mm vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế tàu khách 160 km/h, tàu hàng 120 km/h. Ga Lào Cai – ga đầu tiên trên tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 575/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ...

Chuyển biến sau 4 năm triển khai đề án số 16

Với phương châm “Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; Giám sát mở rộng”, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp tập trung vào những vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm như: Công tác tài chính - ngân sách, quản lý đất đai, công tác cán...

Tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, ngành dân tộc đã tích cực triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả...

Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng

Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồngNếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì quy mô vốn điều lệ của Công ty mẹ – Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam – VEC trong giai đoạn 2024 – 2026 sẽ gấp tăng 34,4 lần quy mô vốn điều lệ hiện tại. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, vận hành khai...

Những mái nhà ấm áp nghĩa tình

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và giúp đỡ của bà con, họ hàng, căn nhà khang trang của bà Thơm sắp được hoàn thiện (ảnh dưới). Từ đây, gia đình bà không còn lo lắng mỗi khi mưa gió, yên tâm ổn định cuộc sống. Bà Vũ Thị Thơm, thôn 3, thị trấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất