Powered by Techcity

Tiềm năng khai thác và tháo gỡ điểm nghẽn dòng vốn đầu tư FDI

Khu vực đầu tư FDI hiện là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu Việt Nam – chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cùng nhiều vai trò quan trọng khác. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế từ thời điểm Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực (từ 1987)- là khung pháp lý đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đến cuối năm 2023, đã có 143 quốc gia, vùng lãnh thổ tới đầu tư tại Việt Nam với gần 40.000 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 462 tỷ USD.

Thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, trong 143 quốc gia, vùng lãnh thổ tới đầu tư tại Việt Nam, trong gần 40.000 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 462 tỷ USD, Hàn Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu cả về số vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Khu vực đầu tư FDI đang đóng góp nhiều cho tăng trưởng và là 1 trong những động lực chính của tăng trưởng kỳ vọng.
Khu vực đầu tư FDI đang đóng góp nhiều cho tăng trưởng và là 1 trong những động lực chính của tăng trưởng kỳ vọng.

Xu hướng các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam cũng đang ngày càng tích cực. Việt Nam hiện chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI của toàn khu vực ASEAN, xếp sau Singapore và Indonesia. Khu vực đầu tư FDI đang đóng góp nhiều cho tăng trưởng và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kỳ vọng.

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhìn nhận, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước, và cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI có thặng dư lớn.

“Khu vực đầu tư FDI đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và nâng cao năng lực sản xuất. Đặc biệt, sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, nâng cao trình độ công nghệ của người Việt Nam, đồng thời tăng năng suất lao động và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu…”, TS Nguyễn Quốc Việt nêu.

Đó là những lí do lí giải thu hút FDI là một trong những trọng tâm tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và thông tin xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp diện “đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu” luôn được quan tâm. Ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing Khu công nghiệp DEEP C khẳng định, Việt Nam có những yếu tố rất hấp dẫn đầu tư như có vị trí chiến lược, có lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện.

“Với nhiều hiệp định thương mại mới đã ký kết rất phù hợp và có lợi cho các DN FDI. Đặc biệt, Việt Nam là một thị trường mới nổi, hiện tại là trung tâm thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tôi tin rằng quá trình đầu tư của các DN FDI vào Việt Nam sẽ còn nhiều hơn trong thời gian tới”, ông Koen Soenens tin tưởng.

Theo nhiều nhà đầu tư quốc tế, muốn thu hút đầu tư ngày càng tích cực, Việt Nam phải có các điều kiện cần và điều kiện đủ. Điều kiện cần chính là những lợi thế – phản ánh vị thế hiện có của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư như quan điểm vừa rồi, còn điều kiện đủ là nhiều yếu tố khác như môi trường đầu tư, quan điểm chỉ đạo điều hành, giấy tờ, thủ tục pháp lý… để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển và đóng góp tăng trưởng.

Ông Nguyễn Hải Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) dẫn chứng, có những lĩnh vực DN châu Âu tự tin về công nghệ, tài chính để triển khai tại Việt Nam, mang lợi nhuận và sức bật cho Việt Nam như năng lượng, năng lượng tái tạo hay đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất vẫn là thủ tục hành chính – gánh nặng cấp phép. Việt Nam hiện nay đang làm tốt trong giải ngân đầu tư công và những công trình về cơ sở hạ tầng đang được triển khai rất quyết liệt nhưng việc tận dụng nguồn vốn tư nhân mà đặc biệt là nguồn vốn PPP còn nhiều hạn chế, nhà đầu tư nước ngoài rất khó để có thể tham gia.

“Với kỳ vọng được chuyển giao công nghệ, nhưng các DN FDI vẫn có những rào cản đối với chuyên gia nước ngoài khi sang làm việc tại Việt Nam. Cụ thể là về giấy phép lao động, đặc biệt là chuyên gia từ các quốc gia tiên tiến cần được dễ dàng hơn. Khi đó họ mới có thể sang làm việc tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ, tri thức một cách tự nhiên nhất”, ông Minh đề cập.

Mặc dù nêu bật những bất cập, thách thức cần quan tâm điều chỉnh nhưng số liệu đại diện Eurocham cung cấp cho thấy tín hiệu đầu tư từ cộng động doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam đang và sẽ tiếp tục xu hướng tích cực. Theo kết quả khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh được tổ chức này thực hiện gần đây nhất, các DN châu Âu không chỉ bình chọn Việt Nam thuộc top 10 điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới, mà gần 20% lãnh đạo các DN được khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí ưu tiên số 1.

Điều quan trọng để khơi thông dòng vốn từ nguồn lực này, theo TS Trần Toàn Thắng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các DN FDI đầu tư phụ thuộc vào triển vọng kinh tế cả bên ngoài và bên trong. Nhà nước phải gửi được tín hiệu nền kinh tế ngày càng tốt – tín hiệu các công trình hạ tầng, kết nối lớn giữa các tỉnh, các vùng kinh tế… rất tốt. Tuy nhiên còn những điểm nghẽn, đó là câu chuyện về vốn tín dụng, về thị trường trái phiếu rất cần phải quan tâm.

Ở góc độ cơ quan quản lý, tham mưu hoạch định chính sách, điều phối và thúc đẩy thực thi chính sách nhằm thu hút-hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp FDI đồng hành cùng kinh tế đất nước, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài khẳng định, khó khăn đối với DN FDI xuất phát từ nhiều khía cạnh, có phần liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ trong việc tạo cơ chế chính sách, tạo môi trường khuyến khích, phát triển. Bộ KH&ĐT đã chủ động tham mưu trình Chính phủ cũng như phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để dần hoàn thiện khung khổ pháp lý.

“Chúng ta đã có chiến lược tăng trưởng xanh, có kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu nhưng điều đó là chưa đủ. Chính phủ sẽ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, đảm bảo rằng khung khổ pháp lý thực sự thuận lợi, có tính khuyến khích. Trong đó, cần tìm ra cơ chế chính sách ưu đãi thiết thực, đúng và trúng để hỗ trợ DN”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Các DN FDI cần thêm cơ chế chính sách, tạo môi trường khuyến khích, phát triển.
Các DN FDI cần thêm cơ chế chính sách, tạo môi trường khuyến khích, phát triển.

Sau hơn 35 năm kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, mục tiêu của Việt Nam trong thu hút FDI là góp phần phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, cùng mô hình kinh doanh và kỹ năng quản trị DN tiên tiến đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tác động nhiều mặt kinh tế – xã hội, nhưng cũng đã được các chuyên gia khẳng định là “vẫn chưa đạt kỳ vọng mục tiêu thu hút FDI”.

Chính phủ cũng đã nhận diện được các vấn đề cần quan tâm trong nỗ lực đạt mục tiêu kỳ vọng này. Vấn đề không chỉ ở tầm vĩ mô thay đổi, điều chỉnh các chủ trương,chính sách, đó còn là sự chủ động phối hợp của toàn hệ thống thực thi chính sách, đặc biệt là trong xu hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Chỉ khi có sự hợp lực – từ hoạch định chính sách, thực thi chính sách,…những nỗ lực thu hút, khơi thông dòng vốn FDI mới có thể thay đổi theo chiều hướng ngày càng tích cực, như kỳ vọng.

Theo VOV

Nguồn

Cùng chủ đề

Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng 78%

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

Kinh tế Việt Nam cho thấy những tín hiệu tăng trưởng mới đầy thuyết phục, với mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2024 vượt xa kỳ vọng. Báo cáo “Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang” vừa được bộ phận nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng HSBC phát hành nhấn mạnh rất lâu nền kinh tế Việt Nam chưa có cú hích mạnh mẽ, tuy nhiên thời khắc...

Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn

Với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm, nước ta đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực. ...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. GDP tăng trưởng vừa phải Nhận định về kinh tế Việt Nam trong đợt tham vấn theo Điều IV năm 2024, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Paulo Medas, cho...

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% và cảnh báo một số nguy cơ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6% năm 2024, cao hơn số liệu trước đó, nhưng vẫn cảnh báo một số nguy cơ. Tại họp báo sáng nay (11/4), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB...

Cùng tác giả

Petrovietnam cam kết hoàn thành dự án tái thiết thôn Kho Vàng trước 31/12/2024

Petrovietnam cam kết hoàn thành dự án tái thiết thôn Kho Vàng trước 31/12/2024 Ngày 21/9, ngay sau khi khởi công tái thiết khu dân cư thôn kho vàng, đoàn công tác của Tỉnh ủy Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có cuộc họp, trao đổi cụ thể về tình hình và phương án triển khai tiếp theo của dự án thôn Kho Vàng. Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên...

Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà

CTTĐT - Sáng ngày 21/9/2024, tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà. Tham dự chương trình, về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn; lãnh...

Khởi công tái thiết Làng Nủ và thôn Kho Vàng sau trận lũ quét lịch sử

Sáng 21/9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với các đơn vị chức năng khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà). Chiều cùng ngày, chính quyền địa phương cũng khởi công khu tái định cư Làng Nủ của xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Phát biểu tại lễ khởi công tái thiết Khu dân cư Kho Vàng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh địa phương đang...

Các xưởng sửa chữa ô tô hoạt động hết công suất, không tăng giá

Ghi nhận của phóng viên, tại xưởng dịch vụ của một hãng xe ô tô trên địa bàn thành phố, liên tục có xe cứu hộ lưu động đưa ô tô bị chết máy do ngập nước về để sửa chữa. Đa số các hư hỏng liên...

Những người lặng thầm cống hiến vì cộng đồng

Những ngày này, anh Lý Văn Hải, Trưởng thôn Nậm Tông dành thời gian ổn định tâm lý cho bà con, giúp họ ổn định cuộc sống. Hô hào bà con sơ tán, chạy liên tục gần 2h đồng hồ xuống trụ sở xã báo tin bởi đường bị sạt,...

Cùng chuyên mục

Các xưởng sửa chữa ô tô hoạt động hết công suất, không tăng giá

Ghi nhận của phóng viên, tại xưởng dịch vụ của một hãng xe ô tô trên địa bàn thành phố, liên tục có xe cứu hộ lưu động đưa ô tô bị chết máy do ngập nước về để sửa chữa. Đa số các hư hỏng liên...

Khai mạc Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Báo Lào Cai phối hợp với Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong hỗ trợ người dân bị thiệt hại do...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khôi phục vùng sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai

Cánh đồng thôn Mường Bát, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai rộng hàng chục ha. Hơn một tuần trước, nơi đây là vùng rau màu xanh tốt, nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân. Vậy nhưng, những gì còn lại ở thời điểm này là bùn...

Vệ sinh môi trường đô thị thành phố sau mưa lũ

Tại khu vực bờ kè chợ Kim Tân trên suối Ngòi Đum, mưa lũ đi qua để lại khối lượng lớn bùn, đất và rác thải, nhưng giờ đã phong quang, sạch sẽ, nhờ sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng và người dân thành phố. Hoạt động...

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ

Nhân dân trong tổ 6 phường Kim Tân cùng với các công nhân Xí nghiệp Môi trường thành phố Lào Cai tiến hành dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường quanh khu vực chợ Kim Tân. Mỗi người 1 việc, người vét bùn, người dọn rác, người quét rửa... tất...

[Infographic] Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế Nguồn

Khắc phục hậu quả thiên tai: Đảm bảo các mục tiêu cả trước mắt và lâu dài

Trước mắt, cần đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, nơi ở tạm và nhu cầu thiết yếu cho những hộ dân mất nhà cửa, tài sản; kế tiếp là khẩn trương khảo sát, bố trí khu vực tái định cư an toàn; vận dụng tối đa các quy...

Nhiều hộ kinh doanh thiệt hại nặng nề sau lũ

Hàm Nghi là tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng buôn bán của thành phố Lào Cai. Bởi vậy khi xảy ra lũ, rất nhiều hàng hóa và vật dụng của người dân bị trôi theo dòng nước. Toàn bộ cửa hàng này đã bị ngập sâu trong nước khoảng 2...

Phường Pom Hán: Xuất hiện điểm sạt lở nhiều hộ dân gặp nguy hiểm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất