Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Sonexay Siphandone và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp. Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, nồng hậu và thắm tình đoàn kết anh em mà Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chính phủ Việt Nam đã dành cho Đoàn.

Phiên họp tập trung trao đổi, thống nhất các nội dung đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong năm 2023, nhất là các vấn đề hai bên đã giải quyết dứt điểm, các công việc còn tồn đọng, hướng xử lý cũng như các nhiệm vụ, định hướng mới trong năm 2024.

Hai Thủ tướng vui mừng và nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ quán triệt sâu sắc chỉ đạo của hai Bộ Chính trị, cùng nỗ lực, quyết tâm cao của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, hai nước đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu trong hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Quan hệ chính trị ngày càng tin cậy, gắn bó, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước. Ủy ban liên Chính phủ, do hai Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu chủ trì, tiếp tục phát huy hiệu quả, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác trên mọi lĩnh vực. Năm 2023, hai bên đã nỗ lực, hoàn thành 13 nhóm nhiệm vụ đề ra tại kỳ họp 45 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào.

Hợp tác quốc phòng, an ninh chặt chẽ, thực hiện tốt việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển toàn diện; phòng chống hiệu quả các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia.

Phiên họp tập trung trao đổi, thống nhất các nội dung đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong năm 2023, nhất là các vấn đề hai bên đã giải quyết dứt điểm, các công việc còn tồn đọng, hướng xử lý cũng như các nhiệm vụ, định hướng mới trong năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp tập trung trao đổi, thống nhất các nội dung đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong năm 2023, nhất là các vấn đề hai bên đã giải quyết dứt điểm, các công việc còn tồn đọng, hướng xử lý cũng như các nhiệm vụ, định hướng mới trong năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bộ, cơ quan hai bên tích cực, chủ động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy. Hiện có 245 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,5 tỷ USD.

Năm 2023, vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào là 116,6 triệu USD, tăng 65,3% so với năm 2022. Vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2,75 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã đóng góp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong 5 năm trở lại đây khoảng 200 triệu USD/năm; lũy kế từ 2015 đến nay khoảng 1,7 tỷ USD; đóng góp 150 triệu USD cho công tác an sinh xã hội.

Ở chiều ngược lại, Lào hiện có 18 dự án đầu tư đang triển khai ổn định tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 110 triệu USD. Doanh nghiệp Lào được các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư, kinh doanh.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng giá trị nhập khẩu từ Lào tăng 4,2%. Hợp tác mua bán điện tiếp tục được đẩy mạnh, việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025. EVN đã ký kết 19 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện đầu tư tại Lào với tổng công suất 2.689 MW.

Nhờ sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương hai nước, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhiều năm tại một số dự án trọng điểm được kịp thời tháo gỡ dứt điểm.

Hai bên đã khánh thành và bàn giao, đưa vào khai thác sân bay Nọng Khang từ tháng 5/2023; tìm ra hướng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với dự án muối mỏ kali của Vinachem; xử lý xong vấn đề chồng lấn diện tích tô nhượng tại dự án nông nghiệp của Tập đoàn Thaco và tại dự án khai thác bauxite và chế biến alumine của Tập đoàn Việt Phương; hoàn thành đàm phán và thỏa thuận về giá mua bán điện từ nhà máy thủy điện Xekaman 3…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại kỳ họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt ở các địa phương giáp biên tiếp tục có hiệu quả, đóng góp vào hợp tác chung giữa hai nước. Hai bên hỗ trợ, giúp đỡ nhau một cách hiệu quả trên các diễn đàn hợp tác đa phương quốc tế và khu vực; tích cực phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị tốt nhất cho việc Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024.

Về trọng tâm hợp tác năm 2024, hai bên thống nhất tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả thoả thuận giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam-Lào và kết quả cuộc gặp người đứng đầu ba đảng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen; tập trung thực hiện tốt các tuyên bố chung và thỏa thuận ký kết tại kỳ họp 46.

Hai bên tăng cường thúc đẩy, đưa quan hệ chính trị, ngoại giao đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao hơn nữa, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào; duy trì và nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác; tổ chức có hiệu quả các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao với nhiều hình thức linh hoạt; cải tiến và nâng cao tính thiết thực, hiệu quả hợp tác ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng, an ninh; xây dựng tuyến biên giới Việt-Lào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone vui mừng và nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song hai nước đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu trong hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone vui mừng và nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, song hai nước đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu trong hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên thống nhất tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư-thương mại Việt Nam-Lào. Tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng của Lào; tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác, đầu tư.

Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới. Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục thúc đẩy tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2024 từ 10-15% so với năm 2023. Tập trung giải quyết khó khăn, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu tư duy mới, cách làm mới trong việc triển khai kết nối giao thông hai nước, huy động nguồn lực, tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đường sắt Vũng Áng-Vientiane, đường bộ cao tốc Hà Nội-Vientiane. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Hai bên tiếp tục dành ưu tiên và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng trong hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Chính phủ Việt Nam tiếp tục dành 1.120 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; tiếp tục cử giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng đã thống nhất các vấn đề trọng tâm hợp tác năm 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng đã thống nhất các vấn đề trọng tâm hợp tác năm 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên thống nhất triển khai các giải pháp đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia “Một hành trình, Ba điểm đến. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất trên các lĩnh vực. Chú ý công tác tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào đến các tầng lớp nhân dân trong đó có thế hệ trẻ.

Hai Chính phủ, các bộ, cơ quan chức năng hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và khu vực. Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả để Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2024, AIPA 45 và các hội nghị cấp cao khác.

Kết luận tại Kỳ họp, hai Thủ tướng nhấn mạnh sẽ quyết liệt tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ triển khai có hiệu quả các thỏa thuận, cam kết, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hai bên tin tưởng rằng thành công của Kỳ họp sẽ tạo động lực mới giúp quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất, tin cậy, hiệu quả, góp phần không ngừng củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong thời gian tới.

Theo Báo điện tử Chính phủ



Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế Lào tăng trưởng 4,7% trong 6 tháng đầu năm 2024

Báo cáo về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội Lào khóa IX, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Sipandone cho biết, mặc dù tình hình khu vực và quốc tế có những diễn biến phức tạp, Lào tiếp tục gặp những khó khăn về kinh tế, tuy nhiên cũng có nhiều cơ hội và đạt được những thành tựu nổi bật trong phát...

Việt Nam tiếp tục là nguồn khách quốc tế lớn thứ 2 của Lào

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Lào đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, đây là con số rất ấn tượng so với chỉ tiêu mà nước này đặt ra cho năm 2024 là đón hơn 2,7 triệu lượt khách nước ngoài. Theo Cục Phát triển Du lịch Lào, lượng du khách đến Lào nhiều nhất là từ các nước ASEAN với hơn 600.000 lượt, tiếp đến là khu vực châu Á - Thái Bình...

Cùng tác giả

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Cùng chuyên mục

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Tăng cường loại trừ uốn ván sơ sinh

Quang cảnh hội thảo. Dù đã duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận ca mắc và tử vong. Từ năm 2016 đến tháng 9/2024 đã ghi nhận 35 trường hợp mắc và 5 trường...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ khuyến nông xã, năm 2024, gia đình anh Lò Láo Tả ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng hơn 100 gốc cây chanh leo.  Anh Tả cho biết, tuy là giống cây trồng mới với bà con vùng cao; tuy nhiên, cây chanh leo cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc. Nhờ...

Lào Cai: mưa lớn gây ngập úng, sạt lở tại nhiều vị trí

Suốt cả tuần qua, hàng nghìn lượt người dân và máy móc đã nỗ lực cải tạo lại các diện tích đất nông nghiệp để khôi phục lại sản xuất sau mưa lũ, thế nhưng giờ này, tất cả lại đang chìm trong biển nước. Xã Quang Kim...

Bàn giải pháp phục hồi kinh tế sau cơn bão số 3

Tại các tổ thảo luận, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá những thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả trên các lĩnh vực như: giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhất...

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất