Powered by Techcity

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Sau khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực, thực hiện quy định về trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch, nhiệm vụ trồng rừng thay thế cho 40 công trình với 1.925,84 ha, trong đó các chủ đầu tư đã trồng được 1.879,54 ha rừng.

z5256059618025_01d31c67e20af3c12e0ef526d694846f.jpg

Ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và văn bản gửi Trung ương đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương, chủ rừng rà soát diện tích đất đủ điều kiện trồng rừng thay thế, đăng ký về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện. Trong 2 năm (2022 và 2023), tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các chủ đầu tư là các ban quản lý rừng phòng hộ trồng 128,09 ha rừng thay thế, trong đó năm 2022 là 70 ha; năm 2023 là 58,09 ha.

“Mặc dù đã được UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng cơ bản chưa triển khai, thực hiện, đến thời điểm hiện tại vẫn tồn gần 50 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quang Vĩnh cho biết.

Nguyên nhân xuất phát từ quy định về trồng rừng thay thế do Trung ương ban hành thiếu tính ổn định, một số chưa phù hợp với thực tế, phải sửa đổi nhiều, gây khó khăn cho triển khai thực hiện (Thông tư số 13/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác ban hành tháng 10/2019 nhưng đến tháng 12/2023 đã điều chỉnh, sửa đổi 2 lần).

z5253889422936_b58b093e20f5da1b6eeb80af0dce1bd9.jpg

Đặc biệt, Thông tư số 25/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế nên không triển khai thực hiện được (quy trình thực hiện việc nộp tiền trồng rừng thay thế rắc rối, phức tạp; việc quản lý, giám sát chi chưa phù hợp với quy định về quản lý ngân sách; trồng rừng thay thế là công trình lâm sinh nhưng yêu cầu phải thực hiện theo quy trình của dự án đầu tư công; không hỗ trợ trồng rừng sản xuất…).

Điều này không chỉ Lào Cai mà tất cả các tỉnh có công trình trồng rừng thay thế đều phải dừng lại để chờ điều chỉnh, sửa đổi Thông tư số 25. Đây là lý do chính dẫn đến các công trình lâm sinh (trồng rừng) của tỉnh trong 2 năm 2022 và 2023 không triển khai thực hiện được.

z5253889430171_9db3dacd2b4dd3d409af2bff9f7d605c.jpg

Bên cạnh đó, hiện nay quỹ đất của tỉnh để trồng rừng thay thế rất khó bố trí, diện tích đất trống còn lại chủ yếu là những khu vực rất xa, giao thông khó khăn, nhỏ lẻ, manh mún, đất cằn, độ dốc lớn… nên việc tìm được quỹ đất đủ điều kiện để trồng rừng là rất khó khăn. Việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa hoàn thành nên hiện nay vẫn còn nhiều diện tích đất trống quy hoạch lâm nghiệp chưa được quy chủ; diện tích chồng lấn, tranh chấp còn nhiều.

Theo yêu cầu, trồng rừng thay thế phải bắt buộc thành rừng mới được nghiệm thu hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng (trừ trường hợp bất khả kháng mới được thanh lý), tuy nhiên hiện nay quy định về thanh lý rừng trồng chưa được ban hành (thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã bị bãi bỏ nhưng chưa có quy định thay thế), gây tâm lý e ngại cho chủ đầu tư được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế.

Sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt; vẫn có tư tưởng trồng rừng thay thế là nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành nông nghiệp, của lực lượng kiểm lâm, trong khi trồng rừng thay thế nhằm phục vụ việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Do đó, mặc dù UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương cấp huyện rà soát quỹ đất để trồng rừng thay thế, hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ nguồn trồng rừng thay thế nhưng đến nay các huyện đăng ký rất ít.

Trước những khó khăn, vướng mắc trên, tỉnh Lào Cai cùng với các tỉnh kiến nghị, đề xuất với Trung ương và được tiếp thu để chỉnh sửa tại Thông tư số 22 ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có hiệu lực từ ngày 15/2/2024), đồng thời tại thông tư sửa đổi đã bổ sung quy định hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ nguồn trồng rừng thay thế, do đó các khó khăn, vướng mắc về chính sách cơ bản được giải quyết. Cùng với đó, năm 2024, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện rà soát đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê, đất chồng chéo, tranh chấp… để thực hiện giao đất có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

z5253889439651_48b7c83a201e940fd34ddfd145a2cda4.jpg

Ngay sau khi Thông tư 25 được ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện trồng rừng thay thế, trong đó giao các ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức nhà nước được giao đất lâm nghiệp rà soát diện tích đất được giao để đăng ký nhu cầu đầu tư trồng rừng thay thế.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện rà soát thống kê các hộ, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu được hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng cây gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao để đăng ký trồng rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu đầu tư và hỗ trợ trồng rừng thay thế để trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đơn giá trồng rừng thay thế mới phù hợp với điều kiện, định mức hiện nay để áp dụng thực hiện. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư (lần 1) cho các đơn vị để thực hiện.



Nguồn

Cùng chủ đề

[Infographic] Đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Rà soát, xử lý vướng mắc trong văn bản quy phạm pháp luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sáng 8/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ban...

Để phát triển du lịch cần phải có cộng đồng trách nhiệm

Đó là kết luận của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc chiều 14/5 với Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch tỉnh. Đồng chủ trì buổi làm việc còn có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố. ...

Cùng tác giả

Lắp đặt trạm phát sóng di động tại địa điểm mới cho bà con Làng Nủ

Trạm thu, phát sóng di động sẽ được xây dựng tại mỏm đồi thuộc xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, cách khu vực tái định cư khoảng 800 m và cách 2 km so với khu vực cứu hộ. VNPT đặt quyết tâm cao để hoàn thành công trình trong thời...

Nhu cầu của người dân sau thiên tai

Gia đình bà Siệu là 1 trong 19 hộ dân ở thôn Ngải Trồ bị mất toàn bộ nhà cửa, tài sản và vật nuôi do đợt mưa lũ, sạt lở đất vừa qua. Những ngày vừa qua, gia đình đã được hỗ trợ nhu yếu phẩm cấp thiết. Nhưng để ổn định đời sống và sản...

Bảo Thắng khôi phục sản xuất nông nghiệp

Vùng sản xuất rau an toàn xã Gia Phú, đợt mưa lũ vừa qua, gần 8 ha rau bị ngập úng, thối nát. Ngay sau khi nước rút, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọ và các hộ khác đã khẩn trương dọn dẹp, xới đất và lên luống chuẩn bị cho vụ mới....

Hoàn thành khu nhà tạm cho người dân Làng Nủ

Khu tạm cư nằm cách nơi ở cũ của bà con gần 1 km, được triển khai từ ngày 15/9, tổng diện tích 2.500 m2, mỗi gian có diện tích 36 m2. Ngay sau khi khởi công, cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Yên và ngành liên quan đã vào cuộc...

Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tỉnh Lào Cai khắc phục thiên tai

Quân khu 7 hỗ trợ Nhân dân Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai Chiều nay 20/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn công tác Quân khu 7 do Thiếu tướng Trần Vinh Ngọc, Phó Chính ủy Quân khu làm Trưởng đoàn đã trao nhu yếu phẩm, trang bị,...

Cùng chuyên mục

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba là điểm đến văn hóa số một trên thế giới, hạng mục tính đến trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử và truyền thống địa phương. Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN Nhân sự kiện này, trên tài khoản mạng xã hội X, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết du khách đến thăm đảo quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất