Powered by Techcity

Tăng đầu tư hạ tầng logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa

Trong thời gian qua, hạ tầng logistics Việt Nam ngày càng được cải thiện, với sự quan tâm đầu tư phát triển của Chính phủ và các Bộ, ngành, doanh nghiệp. Đặc biệt, các tuyến đường cao tốc, các sân bay, bến cảng và trung tâm logistics được xây dựng mới, mở rộng đã góp phần nâng cao năng lực xử lý hàng hóa, thúc đẩy lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện.

Hạ tầng logistics Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Hạ tầng logistics Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2022 đến nay, hệ thống hạ tầng logistics nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng đã được đầu tư phát triển nhanh, phát huy hiệu quả cao; nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác.

Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hoà các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo thống kê, hiện cả nước có tổng chiều dài đường bộ khoảng 595.201 km, trong đó đường bộ quốc gia (quốc lộ, cao tốc) là 25.560 km (tăng 7,3% so với năm 2017). Song song với chất lượng hạ tầng được cải thiện, chất lượng vận tải đường bộ được nâng cao, giảm đáng kể thời gian đi lại.

Mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 23 đoạn tuyến, tương đương với 1.239 km; đang triển khai xây dựng khoảng 14 tuyến, đoạn tuyến, tương đương với 840 km.

Các tuyến đường cao tốc được đầu tư xây dựng trên các trục giao thông xương sống của khu vực, kết nối liên vùng có sức lan tỏa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng miền và cả nước tạo điều kiện cho kết nối nguồn hàng giữa các địa phương và vận tải đa phương thức phát triển.

Trong lĩnh vực đường sắt đã có nhiều nỗ lực, duy trì tình trạng kết cấu hạ tầng để nâng cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu. Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1.000 km2 (là mức trung bình của khối ASEAN và thế giới).

Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 7 tuyến chính gồm: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (1.726 km), Gia Lâm – Hải Phòng (102 km), Hà Nội – Đồng Đăng (167 km), Yên Viên – Lào Cai (296 km), Đông Anh – Quán Triều (55 km), Kép – Lưu Xá (56 km, không hoạt động), Kép – Hạ Long – Cái Lân (128 km) và một số tuyến nhánh, nhánh kết nối đến các đô thị, cơ sở sản xuất.

Mạng lưới đường sắt kết nối với nhau tại khu đầu mối Hà Nội, hiện đi qua địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, gồm 4/6 vùng kinh tế của cả nước. Hiện có 2 tuyến kết nối với Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến liên vận Hà Nội – Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội – Lào Cai).

Năng lực khai thác trên hầu hết các tuyến đường sắt chính hiện đạt khoảng 17-25 đôi tàu/ngày đêm, tốc độ khai thác tàu khách, tàu hàng trung bình 50-70 km/h. Sản lượng hành khách đường sắt tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2023 và doanh thu vận tải tăng 138,92% so cùng kỳ 2022.

Đới với đường thủy nội địa, năng lực kết cấu hạ tầng đã được nâng cao nhờ việc tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo một số tuyến tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời, với việc đưa vào sử dụng một số công trình chỉnh trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn, hiện đại và một số cảng đầu mối container kết hợp cảng cạn ở phía Nam và phía Bắc.

Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác 17.026 km. Trên mạng lưới đã quy hoạch 45 tuyến vận tải thủy chính: Miền Bắc có 17 tuyến, miền Trung có 10 tuyến, miền Nam có 18 tuyến. Ngoài ra, đã quy hoạch 21 tuyến vận tải sông biển (khu vực miền Bắc có 6 tuyến, miền Trung có 4 tuyến, miền Nam có 11 tuyến và một số tuyến đi chung luồng hàng hải). Toàn quốc có 292 cảng thủy nội địa: 217 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách, 2 cảng tổng hợp và 63 cảng chuyên dùng. Ngoài ra còn có khoảng 8.200 bến thủy nội địa và hơn 2.500 bến khách ngang sông.

Hiện, Việt Nam đang hoàn thiện Đề án “Nâng cao năng lực vận tải container trên tuyến đường thuỷ nội địa Bắc Ninh – Hải Phòng” với mục tiêu phát triển vận tải container bằng đường thuỷ nội địa theo hướng tăng thị phần vận tải thuỷ nội địa; xây dựng phương án tuyến vận tải container từ cảng biển khu vực Hải Phòng – Hà Nội, Lạch Huyện – Hà Nam, Hưng Yên.

Về hệ thống cảng biển Việt Nam, hiện có 286 bến cảng, phân bố theo 5 nhóm cảng biển, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2022 đạt trên 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021.

Đặc biệt, đã hình hành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến nội Á, khu vực phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).

Hầu hết các cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước, đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và tạo động lực phát triển toàn vùng.

Trong bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Lloyd’s List (Anh), Việt Nam có 3 cảng lọt trong top này gồm: Lạch Huyện (Hải Phòng), Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) và Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bên cạnh đó, hiện ngành giao thông vận tải đang triển khai Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam; quyết liệt thực hiện việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với 11 thủ tục hành chính lĩnh vực hàng hải tại 22 cảng vụ hàng hải.

Về đường hàng không, hiện cả nước có 22 cảng hàng không đang khai thác với tổng diện tích khoảng 11.859 ha; trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không quốc nội. Trong đó 7 cảng hàng không ở miền Bắc. 07 cảng hàng không ở miền Trung và 08 cảng hàng không ở miền Nam.

Hiện có 5 hãng hàng không Việt Nam: Vietnam Airlines (bao gồm VASCO), Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng. Trong khi đó, hiện có 29 hãng hàng không nước ngoài khai thác tàu bay chuyên chở hàng hóa từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam hiện đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động vận tải hàng không cơ bản đáp ứng nhu cầu của hành khách.

Về trung tâm logistics, hiện cả nước có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp. Các trung tâm logistics hạng I, hạng II, các trung tâm logistics chuyên dụng theo quy hoạch tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030 đang được các tỉnh, thành phố tập trung triển khai, kêu gọi đầu tư xây dựng.

Trong đó, có nhiều trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0. Cùng với làn sóng gia tăng của các doanh nghiệp thương mại điện tử với nhu cầu thuê mặt bằng phục vụ lưu giữ, phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng…, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với chất lượng cao.

Cơ sở hạ tầng logistics đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa và tác động đến các chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp,thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Vì vậy, đầu tư vào hạ tầng logistics sẽ giúp nâng cao năng lực hệ thống logistics, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ logistics và nâng cao giá trị gia tăng. Từ đó sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2022, sản lượng vận tải hàng hóa đạt khoảng 2.009 triệu tấn, tăng 23,7% so với cùng kỳ; luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 441,3 tỷ tấn/km, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung, 9 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 1.686,2 triệu tấn hàng hóa, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 359,8 tỷ tấn/km, tăng 12,5%.

congthuong.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Logistics có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam

Cảm ơn FIATA luôn là cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những đóng góp của FIATA trong phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam. Cho biết hiện nay, Chính...

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng xuất – nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc

Đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương và đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai chủ trì hội nghị. Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý kinh tế đa ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, công nghiệp, điều hành lưu thông hàng hóa và xuất - nhập...

Xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do biến động chi phí logistics

Kho bãi chứa container tại cảng Tân Vũ. Sản xuất và tiêu thụ nông sản luôn là hai khâu gắn kết chặt chẽ để nông sản Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay logistics đang chiếm chi phí lớn trong cấu thành giá thành sản phẩm nông sản. Điều này làm ăn mòn phần lợi nhuận nông sản mang lại cho người sản xuất và kinh doanh. Vì thế, bài toán giải...

Cần thiết phải làm rõ mục tiêu, lộ trình phát triển logistics Việt Nam

Tại buổi lấy ý kiến dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 26/1 tại TP.HCM, đông đảo DN và hiệp hội ngành hàng mong muốn, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh phát triển giao thông đường bộ, cũng như có lộ trình cụ thể về chiến lược đối với từng ngành hàng để phát...

Việt Nam lọt top đầu thị trường mới nổi về tốc độ phát triển logistics

Theo ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu và sản xuất, lưu thông phân phối trong nước. Mặc dù chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước phát triển trên thế giới, nhưng những năm qua ngành dịch vụ logistics đã có những đóng góp...

Cùng tác giả

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Dự báo thời tiết đêm 19 ngày 20/9/2024

Thời điểm này nắng mưa đan xen, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh, đặc biệt ở những khu vực mới bị ngập úng do mưa lũ. Vì vậy, người dân cần tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình bằng cách bổ...

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang. video"> Hai thôn này nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, vào tháng 9 ruộng bậc thang nơi đây phủ kín màu xanh của lúa và càng về cuối tháng sẽ chuyển dần sang màu vàng. Dự đoán tới đầu tháng 10 lúa...

Si Ma Cai đảm bảo cuộc sống cho người dân phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở

Sống trong khu vực nguy cơ sạt lở đất cao, ngay trong đêm 09/9, gia đình anh Sùng Seo Làn ở thôn Hạnh Phúc, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, cùng hàng chục hộ khác trong thôn được chính quyền di chuyển về nhà văn hóa để tránh trú. Đến sáng...

Aptech giảm học phí cho học viên Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Tiêu chí xét duyệt miễn giảm sẽ dựa trên mức độ chịu ảnh hưởng của địa phương nơi học viên sinh sống. Cụ thể, tại các tỉnh bị thiệt hại nặng như: Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ; học viên sẽ được hỗ trợ 60% học phí. Đối với các tỉnh bị thiệt hại khác gồm: Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc; học viên sẽ nhận mức...

Cùng chuyên mục

Khôi phục vùng sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai

Cánh đồng thôn Mường Bát, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai rộng hàng chục ha. Hơn một tuần trước, nơi đây là vùng rau màu xanh tốt, nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân. Vậy nhưng, những gì còn lại ở thời điểm này là bùn...

Vệ sinh môi trường đô thị thành phố sau mưa lũ

Tại khu vực bờ kè chợ Kim Tân trên suối Ngòi Đum, mưa lũ đi qua để lại khối lượng lớn bùn, đất và rác thải, nhưng giờ đã phong quang, sạch sẽ, nhờ sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng và người dân thành phố. Hoạt động...

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ

Nhân dân trong tổ 6 phường Kim Tân cùng với các công nhân Xí nghiệp Môi trường thành phố Lào Cai tiến hành dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường quanh khu vực chợ Kim Tân. Mỗi người 1 việc, người vét bùn, người dọn rác, người quét rửa... tất...

[Infographic] Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế Nguồn

Khắc phục hậu quả thiên tai: Đảm bảo các mục tiêu cả trước mắt và lâu dài

Trước mắt, cần đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, nơi ở tạm và nhu cầu thiết yếu cho những hộ dân mất nhà cửa, tài sản; kế tiếp là khẩn trương khảo sát, bố trí khu vực tái định cư an toàn; vận dụng tối đa các quy...

Nhiều hộ kinh doanh thiệt hại nặng nề sau lũ

Hàm Nghi là tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng buôn bán của thành phố Lào Cai. Bởi vậy khi xảy ra lũ, rất nhiều hàng hóa và vật dụng của người dân bị trôi theo dòng nước. Toàn bộ cửa hàng này đã bị ngập sâu trong nước khoảng 2...

Phường Pom Hán: Xuất hiện điểm sạt lở nhiều hộ dân gặp nguy hiểm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

[Ảnh] Cận cảnh khắc phục điểm sạt lở lớn nhất trên quốc lộ 279

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nguồn cung lương thực, thực phẩm được đảm bảo

Hiện, lượng hàng hóa tại các chợ dân sinh khá đầy đủ. Sáng 11/9, tại các chợ dân sinh lớn trên địa bàn thành phố Lào Cai như: Nguyễn Du, Kim Tân, Pom Hán, các cửa hàng đã dọn dẹp và bán hàng trở lại. Hiện, lượng hàng...

Nỗ lực thông các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ

Tuyến Quốc lộ 279 hiện có hàng chục điểm sạt lở, nghiêm trọng nhất là tại Km80+600, thuộc thôn Bông 1 - 2 xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Ngành giao thông tỉnh đã chỉ đạo đơn vị quản lý làm đường tránh tạm để đảm bảo giao thông do...

Tin nổi bật

Tin mới nhất