Powered by Techcity

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Nhiều tiềm năng xúc tiến xuất khẩu hàng hoá vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích đồi rừng rộng lớn, đa dạng khí hậu, thổ nhưỡng, đa dạng sắc tộc… Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn có thuận lợi lớn về đường biên giới rất dài với Trung Quốc – thị trường khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Các mặt hàng nông sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,... rất được ưa chuộng tại thị trường khu vực châu Á - châu Phi.
Các mặt hàng nông sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,… rất được ưa chuộng tại thị trường khu vực châu Á – châu Phi.

Theo ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương, nhiều loại cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sang các thị trường như Australia, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc như nhãn, vải, xoài, chanh leo, chuối, mận, bơ,…

Các mặt hàng này thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả xuất khẩu tốt, được sự ưa chuộng của người tiêu dùng nước ngoài và hiện đang giữ thị phần lớn tại các thị trường khu vực châu Á – châu Phi. Dư địa mở rộng thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của vùng sang khu vực này còn rất lớn.” – Ông Đỗ Quốc Hưng chia sẻ.

Tại thị trường châu Âu – châu Mỹ, ông Nguyễn Hồng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, xuất khẩu các mặt hàng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc sang khu vực này trong 2 tháng đầu năm đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Cụ thể, gỗ đã tăng trưởng đột biến trở lại, đạt 1,36 tỷ USD, tăng 49,4% so với cùng kỳ năm ngoái; hàng rau quả đạt hơn 93 triệu USD, tăng hơn 18%; thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 18 triệu USD, tăng hơn 238%; xuất khẩu gạo đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 238%; và xuất khẩu chè gần 3,9 tỷ USD, tăng hơn 17%.

Về dài hạn, xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam nói chung, vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng sang thị trường châu Âu – châu Mỹ vẫn còn nhiều tiềm năng vì Việt Nam là nước có lợi thế xuất khẩu đặc biệt khi sở hữu tới 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định với các nước, khu vực thị trường châu Âu – châu Mỹ.

Đồng bộ giải pháp xúc tiến thương mại vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Mặc dù vậy, theo đánh giá của , các địa phương trong vùng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng, chưa biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động xúc tiến thương mại chung cả vùng.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động xúc tiến thương mại chung cả vùng.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương trong vùng hiện nay vẫn còn manh mún, chưa có sự liên kết để tạo nên các hoạt động xúc tiến chung cho cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại cũng chưa được lãnh đạo các địa phương quan tâm một cách sâu sát, dành nhiều nguồn lực như kinh phí, nhân lực để thực hiện.

Hàng hoá vùng Trung du và miền núi phía Bắc dù đa dạng, đặc biệt là nông lâm sản, nhưng sản lượng hàng hoá lại không đủ lớn để đáp ứng đơn hàng nhập khẩu quốc tế, đặc biệt các nhà nhập khẩu Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc.

Vì vậy, ông Vũ Bá Phú đề nghị, lãnh đạo UBND các địa phương quan tâm, dành nhiều thời gian, nguồn lực hơn nữa cho công tác xúc tiến thương mại, trong đó ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng, địa phương và các tỉnh.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hằng năm cho hoạt động chung cả vùng, đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm dành nguồn lực cho các hoạt động xúc tién thương mại chung của cả vùng.” – Ông Vũ Bá Phú nói đồng thời bày tỏ mong muốn các địa phương quan tâm, có cơ chế để hình thành nên công ty, tập đoàn chuyên doanh hoặc chuyên xuất nhập khẩu để thực hiện hoạt động ngoại thương một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Cần tập trung phát triển mạng lưới giao thông cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Cần tập trung phát triển mạng lưới giao thông cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, các địa phương cần tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển mạng lưới giao thông cho . Cùng với các giải pháp đồng bộ khác, các địa phương trong vùng cũng cần tăng cường xúc tiến thương mại trên nền tảng số giúp các doanh nghiệp, địa phương khai thác tốt các thông tin về cửa khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phát triển các loại hình dịch vụ gắn với phát triển kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ logistics, đại lý hải quan, tư vấn pháp luật, kiểm nghiệm, kiểm dịch theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

Bên cạnh đó, triển khai hoạt động kết nối doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp (đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản) tới các đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc cần tăng cường công tác theo dõi tình hình tại các cửa khẩu, kịp thời thông báo, khuyến cáo tới các địa phương có hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, đặc biệt là hoa quả, nông sản để chủ động, nâng cao hiệu quả của công tác điều tiết hàng hóa và phương tiện.” – Đại diện Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.

Tăng cường liên kết vùng để tạo lợi ích lớn hơn

Đồng tình và đánh giá cao những đề xuất, khuyến nghị của đại diện các đơn vị nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có rất nhiều cố gắng để vượt qua khó khăn và phục hồi kinh tế của vùng cũng như của cả nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 12/4/2024 vừa qua.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 12/4/2024 vừa qua.

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị, cả vùng cần liên kết, tập trung khai thác, phát triển sản phẩm chung là thế mạnh của vùng để tạo ra giá trị lớn hơn, lợi ích lớn hơn khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm thế mạnh của địa phương trên thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường kết nối với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để cập nhật thông tin, xu hướng của thị trường nước ngoài.

Các Sở Công Thương, các địa phương cũng như doanh nghiệp cần phối hợp với các sàn thương mại điện tử để nắm bắt những nội dung, xu hướng tiêu dùng mới để tự nâng cao năng lực kinh doanh trên môi trường số.

Bộ Công Thương sẽ đồng hành, hỗ trợ các địa phương để xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại Việt Nam hiện nay…” – Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

tapchicongthuong.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp và nông sản đã và đang trở thành một trong những mặt hàng quan trọng, đóng góp vào thương mại nội địa cũng như xuất nhập khẩu....

Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản

Ông Nguyễn Quang Vĩnh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai – đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Được biết, Lào Cai có ban hành Nghị quyết số 10-NQ/BTV-TU về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xin ông cho biết các ngành hàng chủ lực của tỉnh là những ngành gì? Định...

Kích cầu tiêu thụ đặc sản vùng miền, kết nối phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa

“Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền – Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn” và “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản...

Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía...

Sáng 30/7, tại tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng do đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, thành viên Thường trực Tiểu ban chủ trì khảo sát, làm việc với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương nỗ lực hơn, quan tâm hơn nữa đến công tác...

Cùng tác giả

Mùa đông đã đến trên đỉnh Fansipan

Một lớp sương muối mỏng bao phủ trên đỉnh Fansipan sáng 23-11 – Ảnh: SUNWORLD FANSIPAN Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan lúc sáng sớm khoảng 2 độ C. Mức nhiệt này đủ thấp để hình thành lớp sương muối mỏng, bao phủ khắp các lối đi, điểm tham quan và cây cối. Đây là đợt sương muối đầu tiên xuất hiện trên đỉnh Fansipan trong mùa đông năm 2024. Sương muối...

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bảo Yên ban hành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn

Cụ thể, huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục 287 nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn không thể ở được do hoàn lưu bão số 3; còn với 434 nhà bị hư hỏng, sửa chữa sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025. Cùng với...

Tự lực thoát nghèo

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, năm 2018, anh Cáo xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn đen bản địa, chủ động phòng dịch, đàn lợn của gia đình luôn duy trì khoảng 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh Cáo mở dịch vụ kinh doanh,...

Nhà máy gang thép Lào Cai khởi động trở lại

Tại các phân xưởng, không khí lao động đang bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhà máy đang khẩn trương tổ chức chạy thử thiết bị máy móc, hiệu chỉnh tự động hóa và đã thực hiện sấy lò gió nóng. Phóng viên Trung Kiên cho biết: “Tại...

Cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nhộn nhịp sàn giao dịch chợ trâu Bắc Hà cuối năm

Phiên chợ trâu Bắc Hà thứ Sáu (ảnh trên), mới 9h, nhưng một số lượng lớn trâu, bò, ngựa đã được người bán và thương lái giao dịch thành công. Đem 5 con trâu từ Lai Châu sang chợ trâu Bắc Hà từ sáng sớm và đã...

Khai mạc hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ XI

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh (ảnh trên) nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả quan...

Sức hút từ những dự án nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai là dự án lớn nhất tỉnh với quy mô 2.189 căn hộ; trong đó, giai đoạn 1 có 638 căn, dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2026. Dù mới khởi công nhưng dự án đang tạo sức...

Nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng cuối năm

Trên kệ hàng tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố hiện đang được xếp đầy ắp các sản phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tại siêu thị Go! áp dụng mã giảm giá đối với hơn 2.000...

Tín hiệu vui cho sản xuất dâu tằm Bảo Yên sau mưa lũ

Tạm dừng trồng dâu nuôi tằm kể từ sau dịch Covid-19, đầu năm 2024, được chính quyền vận động, bà Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Lỵ 2 - 3, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên đã quyết tâm sửa sang lại nhà tằm, trồng lại cây dâu để tái sản...

Quyết tâm hoàn thành thu ngân sách 12.800 tỷ đồng

Tính đến ngày 20/11, ngành thuế Lào Cai đã thực hiện số thu nội địa đạt 7.892 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Trong đó, các nguồn thu chính từ tiền sử dụng đất, thuế, phí đều tăng cao. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất công...

Cầu Phú Thịnh – Điểm nhấn không gian đô thị dọc sông Hồng

Cầu Phú Thịnh nhìn từ trên cao. Cầu Phú Thịnh có tổng chiều dài 250 m, gồm 5 nhịp, bề rộng mặt cầu 15,5 m ở nhịp đúc tại chỗ và mở rộng lên 30,5 m tại vị trí sàn ngắm cảnh quan. Đến nay, tiến độ công trình...

Đẩy mạnh sản xuất vùng rau chuyên canh Gia Phú sau mưa lũ

Toàn bộ giàn để trồng dưa chuột, su su, mướp đắng… đã bị hư hỏng sau mưa lũ, để khôi phục lại sản xuất, gia đình ông Bùi Văn Dũng ở thôn Phú Xuân, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã khẩn trương cải tạo lại đất, gieo trồng rau ngắn...

Nghị quyết 10 thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Huyện Mường Khương là địa phương bước đầu thành công với các vùng sản xuất hàng hóa tâp trung quy mô lớn, với vùng chè gần 5.000 ha; cùng với đó là các vùng dứa, chuối trên 3.000 ha…Thực hiện Nghị quyết 10, từ chủ trương đúng và trúng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất