Powered by Techcity

Tăng cường liên kết giữa các ứng dụng, nền tảng số

7.jpg
Kỹ sư Công ty TNHH Phần mềm FPT tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Tuy nhiên phần lớn các ứng dụng, nền tảng số đó có sự liên kết chưa cao. Do vậy, đã đến lúc cần tăng tính liên thông, kết nối để các ứng dụng phát huy hết giá trị, tính năng phục vụ người dân được hiệu quả nhất.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, nước ta hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Công nghiệp công nghệ số ngày càng phát triển, đưa công nghệ “Make in Vietnam” vào mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với đó là sự đầu tư và quan tâm của chính quyền các địa phương trên cả nước đã đạt được những bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.

Bước tiến về cải cách hành chính

Trên ứng dụng VneID của chị Đào Thị Thu Hiền (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) thông báo giấy phép lái xe ô-tô sắp hết hạn cần phải đi đổi lại. Chị vào Cổng dịch vụ công tìm hiểu và đi khám sức khỏe, sau đó tải ảnh bằng lái xe cũ, giấy tờ tùy thân, giấy khám sức khỏe lên hệ thống dịch vụ công. Sau 2 tuần, chị đã nhận được giấy phép lái xe mới được chuyển tới tận nhà. Hệ thống VneID cũng đã cập nhật giấy phép lái xe mới của chị Hiền. Như vậy, hệ thống đã được liên thông, chia sẻ…

Đây là một trong những bước tiến về cải cách hành chính của chính quyền khi áp dụng những ứng dụng, chia sẻ dữ liệu, kết nối… Ngày càng có nhiều phần mềm, nền tảng số được ứng dụng là tiền đề để Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn cho biết, thành phố đang triển khai “Mạng lưới sáng kiến Thủ đô” và phát huy vai trò “Thành phố sáng tạo” nhằm liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, đội ngũ trí thức và doanh nhân để phục vụ, giải quyết các vấn đề đặc thù trong quá trình phát triển.

Không chỉ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa phương trên toàn quốc xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đáp ứng lộ trình xây dựng Đề án đô thị thông minh và Chương trình chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2025, có 100% sở, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện áp dụng và duy trì liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu.

Tại tỉnh Bình Dương, ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, đến nay, tỉnh đã phát triển hạ tầng số tới khu phố, ấp; 100% xã, phường, thị trấn có mạng truyền số liệu chuyên dùng; 3.666 trạm BTS phát sóng 4G phủ 100% toàn tỉnh phục vụ 4 triệu thuê bao. Đến nay, tất cả 100% hồ sơ xử lý trên môi trường mạng; 1,2 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh mức độ 2; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%…

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, nhất là từ các nguồn cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu; nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dùng theo hướng “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”. Người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin nhiều lần cho cơ quan nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt “Cẩm nang Làng số” trên các nền tảng số nhằm hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng Làng số – mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất, từ đó, đã xuất hiện nhiều xã, thôn, làng số hóa. Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa thí điểm triển khai các mô hình số tại hai xã Định Hưng và Định Long, đem lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Xã Giao Phong, huyện Giao Thủy được đầu tư 11 tỷ đồng để thực hiện mô hình “Xã nông thôn mới thông minh” đầu tiên của tỉnh Nam Định. Dự kiến đến năm 2025, Giao Phong sẽ xây dựng thành công xã nông thôn mới thông minh bảo đảm 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tại tỉnh miền núi Lào Cai, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện hành chính công với hơn 95% hồ sơ công việc tại xã được quản lý, xử lý và luân chuyển trên môi trường mạng, hơn 30% số người dân hoàn thành đăng ký chứng thực điện tử, số hóa dữ liệu, tài liệu cá nhân.

Công ty Cổ phần IGB, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, có nhiều ứng dụng chia sẻ, kết nối bà con miền núi giao thương cùng miền xuôi, trong đó có ứng dụng “Du lịch thông minh” là nền tảng giúp cơ quan chức năng quản lý và đơn vị kinh doanh, khai thác du lịch trên địa bàn rất hiệu quả. Điều đáng nói, toàn bộ tiện ích đó đều là mã nguồn mở tích hợp từ các dịch vụ đã và đang khai thác trên địa bàn và cả các dịch vụ khác ngoài địa bàn liên quan đến du lịch.

Doanh nghiệp công nghệ số đang dần trở thành nhân tố chính để đất nước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, Việt Nam có hơn 64.000 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực công nghệ số, trong đó 1.500 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường nước ngoài và đã đạt hơn 7,5 tỷ USD. FPT là hình mẫu tiên phong với chiến lược phát triển trí tuệ thông minh (AI), chip bán dẫn và automative (công nghệ ô-tô). Năm 2023, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đã đạt 1 tỷ USD, chiếm hơn 77% doanh thu khối công nghệ.

Đầu tư thỏa đáng kết hợp với chuyển đổi về thể chế và tổ chức

Thực tế cho thấy việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử cũng gặp những khó khăn nhất định. Nguồn lực công nghệ cần cho Chính phủ số như mã định danh số, thanh toán số và các nền tảng vận hành liên thông dữ liệu ở Việt Nam chưa phù hợp, do thiếu sự thống nhất về chính sách và thể chế.

Nền tảng điện toán đám mây của Chính phủ chưa được xây dựng, các cơ sở dữ liệu số và hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu số an toàn, bảo mật mới chỉ triển khai được một phần, vẫn còn khoảng cách lớn để số hóa toàn diện về dữ liệu và luồng công việc. Đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ còn có hạn chế về nhận thức và trình độ khoa học, trình độ quản lý.

Vũ Xuân Nguyên, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần IGB chia sẻ: “Chúng tôi rất muốn phối kết hợp với các trang báo, tạp chí uy tín để đẩy thông tin trong và ngoài nước thông qua ghép nối API, giống như nhiều dịch vụ khác tương tác thông tin. Tuy nhiên, nhiều tờ báo, tạp chí lớn vẫn chưa thật sự quan tâm kết nối nền tảng phục vụ thông tin, mặc dù việc ghép nối này làm tăng lượng tương tác bạn đọc, tăng traffic tới các trang báo, thông tin được phủ sóng nhanh tới người dân, doanh nghiệp”.

Các chuyên gia lĩnh vực công nghệ thông tin cho rằng, để xây dựng Chính phủ số, hiện đại hóa cách thức vận hành của Chính phủ, với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ số, khai thác dữ liệu số, cần có sự đầu tư thỏa đáng, kết hợp với chuyển đổi về thể chế và tổ chức, cải thiện nguồn nhân lực, cũng như cách thức và mức độ huy động nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền về ích lợi của Chính phủ số cần gắn với nâng cao dân trí, có biện pháp hỗ trợ để người dân chấp nhận và tham gia vào quá trình xây dựng Chính phủ số.

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã đưa ra Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam. Việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương trên quy mô quốc gia phải thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, đưa NDXP vào sử dụng.

Hiện tại, NDXP đã kết nối với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hằng ngày có khoảng 500.000 giao dịch thông qua NDXP. Với mỗi giao dịch, người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; công chức, viên chức, người lao động không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau; lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tăng cường tính liên kết giữa các ứng dụng, nền tảng số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành và tổ chức thực hiện “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam”, giúp xác định các thành phần dùng chung ở Trung ương và địa phương, xác định mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cũng phê duyệt “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”. Những động thái này của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu hình thành Chính phủ số vào năm 2025, đưa hạ tầng viễn thông, hạ tầng số từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế, kỹ thuật quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quy trình nộp hồ sơ đăng ký, cấp biển số xe lần đầu thực hiện toàn trình trên cổng dịch vụ công Bộ Công...

Việc đưa vào vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã làm thay đổi nhận thức và cung cấp tiện ích lớn đối với mỗi CBCCVC, tạo một sổ tay điện tử thông tin cá nhân có thể dễ dàng truy cập tra cứu, trích xuất, lưu trữ các thông tin về: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương,...

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Thông qua tính năng này, người dân có thể gửi lời chia buồn, tri ân, chia sẻ ký ức về Tổng...

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 153 nền tảng số quốc gia hỗ trợ địa phương chuyển đổi số

Theo đó, Danh sách nền tảng số quốc gia bao gồm các nền tảng số, hệ thống thông tin, ứng dụng do Bộ, ngành đầu tư, triển khai sử dụng toàn quốc từ Trung ương đến các địa phương, như: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp... Các nền tảng số quốc gia này là nền tảng phục...

Phát triển kinh tế số để tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Báo VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Chúng ta đã đi qua 6 tháng đầu của năm 2024, năm phát...

Từ tháng 8, người dân có thể bấm biển số xe trên VNeID

Sắp tới người dân có thể đăng ký xe trên ứng dụng VNeID. Thông tư 28/2024/TT-BCA đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. Đáng chú ý, thông tư trên đã bổ sung việc kê khai đăng ký xe được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an (gọi...

Cùng tác giả

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Quang cảnh cuộc họp báo. Tại cuộc họp, sau khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2024 cùng với nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10, đại diện các cơ quan báo chí nêu câu hỏi về...

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh: C. TUỆ Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo “Carbon rừng – Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng” do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10. Nhiều tỉnh muốn tự...

Tác phẩm THEO BỐ RA ĐỒNG

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH BẠN – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH MẸ – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất