Powered by Techcity

Sức sống nghề phở | Báo Lào Cai điện tử

Nghệ nhân làng phở Vân Cù trình diễn nghệ thuật nấu phở tại làng trong khuôn khổ “Festival Phở” năm 2024 tổ chức tại tỉnh Nam Định.
Nghệ nhân làng phở Vân Cù trình diễn nghệ thuật nấu phở tại làng trong khuôn khổ “Festival Phở” năm 2024 tổ chức tại tỉnh Nam Định.

Chỉ “thăng”, không “trầm”

Nằm ở trung tâm vùng nam Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Nam Định có nhiều làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề trong số này cho đến nay vẫn đang trường tồn, phát triển nhưng cũng có nhiều làng nghề gặp khó khăn, thăng trầm. Trong đó, có một làng nghề mà sự phát triển của nghề từ khi xuất hiện đến nay chỉ thấy “thăng”, chưa thấy “trầm”, đó chính làng nghề phở Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), và giờ đây là ở nhiều làng xã khác trong huyện.

Theo các bậc cao niên làng Vân Cù, từ những năm đầu thế kỷ 20 ở làng đã có những người đầu tiên lên TP Nam Định (cách khoảng 15km) nấu, bán phở cho những ông chủ người Pháp và thợ làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định. Họ sau đó còn vượt đường, lên Hà Nội, ra Hải Phòng để hành nghề chỉ bằng một đôi quang gánh. Ngay từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước người Hà Nội đã biết và được thưởng thức món phở mang thương hiệu “Phở Cồ” của những người mang họ Cồ đến từ Nam Định.

Cho đến nay, người làng Vân Cù vẫn nhớ tên, vinh danh những người làng đầu tiên hành nghề Phở gánh, từ những năm 1900, đó là các cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Tiếp nối cụ Huyến, cụ Tắc, cụ Thử là thế hệ các ông Cồ Bá Khâm, Cồ Như Thấn, Cồ Hữu Tặng, Cồ Hữu Vặng, Cụ Cồ Như Hỷ… Từ năm 1920 trở đi, ở Hà Nội có 2 người họ Cồ làng Vân Cù nổi danh với nghề Phở khắp chốn kinh kỳ, đó là đó các ông Cồ Như Thấn, Cồ Hữu Vặng.

Trong đó, vào những năm 1930, ông Cồ Hữu Vặng đã mở các lò làm bánh phở ở Hà Nội, tạo công ăn, việc làm cho nhiều anh em, họ hàng, xóm giềng từ Vân Cù (Nam Định) lên theo. Tại đây, ông Cồ Hữu Vặng sinh được 5 người con, đều đặt tên con theo tên những con phố ông từng gắn bó, mưu sinh với nghề Phở, là Cồ Thị Nội, Cồ Thị Khánh, Cồ Thị Hành, Cồ Thị Nón, Cồ Thị Hin.

Tuy nhiên, cho đến những thập kỷ sau đó, nghề phở vẫn chỉ là một nghề phụ của người Vân Cù, với một số ít người tham gia và phải “ly hương” để mưu sinh; chưa đủ sức “dẫn dắt” đời sống kinh tế – xã hội của làng, cả ở mặt tạo việc làm lẫn thu nhập. Ở những thập niên này, số đông người làng vẫn sống dựa chủ yếu vào nghề nông.

Điều này rất dễ hiểu, vì suốt những thập niên này, đất nước khi có chiến tranh, vận hành theo cơ chế bao cấp, đời sống của số đông người dân còn khó khăn, khó có thể ngày ngày đàng hoàng vào hàng phở “gọi một tô”. Nghề phở ở Vân Cù do vậy chưa có điều kiện để phát triển.

Khi kinh tế – xã hội phát triển thì đời sống của phở cũng thay đổi. Theo ông Vũ Ngọc Vượng, thế hệ thứ 4 của người làng Vân Cù đang hành nghề phở ở Hà Nội, hơn 30 năm trước, ở thời điểm kinh tế đất nước bắt đầu khởi sắc, nhiều người trẻ ở Vân Cù đã lựa chọn theo tiền nhân hành nghề phở. Họ lên TP Nam Định, tới nhiều đô thị lớn khác, cả các thị trấn ở khắp mọi miền để thuê địa điểm, mở cửa hàng phở hoặc sản xuất bánh phở. Không chỉ có thu nhập tốt từ công việc này, họ còn tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người khác. Có thu nhập, có tích lũy, nhiều người sau đó đã mua được nhà ở thành phố, có khi mua lại được chính căn nhà họ đã thuê trước đó. Đến những năm 2000, từ làng Vân Cù nghề phở dần “lan ra” các làng khác trong xã Đồng Sơn, rồi lan ra các xã lân cận.

Khâu tráng bánh phở.
Khâu tráng bánh phở.

Tuân thủ “phép nghề”

Đến nay, học theo người Vân Cù, người dân các làng Tây Lạc, Bẩy Trại, Sa Lung, Rương Độ (cùng xã Đồng Sơn) và nhiều người ở các thôn làng của xã Nam Thái, Nam Tiến, Bình Minh… ở cùng huyện cũng lấy nghề này làm kế mưu sinh.

Theo Câu lạc bộ Phở Vân Cù, đến nay ở làng có đến 70% số lao động đang làm nghề phở. Họ đang vận hành hơn 100 quán phở, hơn 20 cơ sở sản xuất bánh phở, hàng ngày sản xuất, bán ra thị trường khoảng 30 tấn bánh phở. 80% lượng bánh phở tiêu thụ ở thị trường Hà Nội do người Vân Cù sản xuất.

Việc người dân ở nhiều làng xã khác gần làng Vân Cù học và theo nghề phở, có thu nhập tốt từ nghề này là minh chứng sinh động nhất về sức sống, sự phát triển của nghề này ở Nam Định. Hơn thế, họ đã góp phần đưa món phở từ một món ăn xa xỉ trở thành một món ăn bình dân, phổ quát, ẩn chứa trong đó những câu chuyện về lịch sử, văn hóa.

Không chỉ ở trong nước, Phở Việt, trong đó có Phở Nam Định giờ đây còn được biết đến rộng rãi trên thế giới, được nhiều người đến từ các quốc gia khác, nền văn hóa khác, thói quen ăn uống khác yêu thích.

Có dịp về các thôn, làng ở xã Đồng Sơn và các xã lân cận sẽ thấy diện mạo làng quê ở đây đã thay đổi hoàn toàn, nhà cửa toàn cao tầng, biệt thự, rất nhiều chủ nhân của những ngôi nhà này là chủ những hàng “Phở Vân Cù”, “Phở Nam Định” trên khắp mọi miền đất nước.

Vậy, việc làm ra một bát phở Vân Cù nói riêng, phở Nam Định nói chung có gì khác biệt để giờ đây được xem là tri thức dân gian, là di sản văn hóa cần được bảo vệ, phát huy?

Theo các ông Cồ Việt Hùng, Cồ Như Chêm, Cồ Như Cải (những nghệ nhân nấu phở cao niên ở Vân Cù) thì từ thuở khởi nghiệp các tiền nhân của làng đã có “phép nghề”, được các thế hệ kế tiếp giữ gìn, tuân thủ. Đó là cẩn trọng trong từng công đoạn, không được cẩu thả, bớt xén.

Theo đó, phải lựa được gạo ngon để xay, nước dùng phải sạch, quá trình tráng bánh, ngâm rửa, hầm xương phải đúng, đủ thời gian; việc sử dụng, kết hợp các loại gia vị (hoa hồi, thảo quả, hành khô, vỏ quế, gừng già, nước mắm, muối thô…) phải được tính toán tỉ mỉ, hợp lý; không được dùng nguyên liệu thừa, lưu cữu. Có như vậy mới đảm bảo các yếu tố của một bát phở ngon: bánh phở mềm, dai; nước dùng ngọt, trong, thanh.

“Tuân thủ phép nghề này, chúng tôi không tra mỳ chính nước phở vẫn ngọt” – ông Chêm tự hào trong khi ông Cải quả quyết: “Muốn cải tiến gì thì cải, để có bát phở ngon, chuẩn vị Vân Cù vẫn phải giữ phép nghề, tuân thủ các công đoạn truyền thống”.

Ngay sau khi “Tri thức dân gian Phở Nam Định” được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Trong đó, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu về di sản; thực hiện việc nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu qua di sản; tổ chức các hoạt động trao truyền di sản tại cộng đồng chủ thể; tổ chức các hoạt động giáo dục di sản ngoài cộng đồng chủ thể; nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa thưởng thức phở tại Nam Định…



Nguồn

Cùng chủ đề

Hiểu để yêu và cùng đưa phở trở thành di sản

Ông Quốc khẳng định, các nguyên liệu này kết hợp lại trở thành một món ăn quốc hồn quốc túy, quan trọng là chúng ta dõi tìm nguồn gốc của phở trong quá khứ để đi tìm con đường phát triển phở trong tương lai. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Long thì nguồn gốc của phở xuất hiện đầu tiên lúc nào và ở đâu vẫn là những câu hỏi chưa...

Cảnh báo bị lừa đảo liên quan đến “Đào, Phở và piano”

Một cảnh trong phim "Đào, phở và piano". (PLVN) - Trong “cơn sốt” Đào, Phở và piano những ngày vừa qua, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng độ “hot” của phim nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Những ngày vừa qua, trên nhiều fanpage lan truyền thông tin "Đào, phở và piano" được chiếu rộng rãi tại các hệ thống cụm rạp của CGV Cinemas, Lotte Cinema với giá 45.000 đồng. Tuy nhiên,...

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle1!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1,"adsWeb_AdsArticleMiddle1")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle1").style.display="none"}}); Thêm động lực cho những nhà làm phim Sau khi xem cả “Mai” và “Đào, phở và piano”, chị Nguyễn Nhật Linh (phường Bồ Đề, quận Long Biên) chia sẻ: “Mỗi phim một sắc vẻ nhưng đều đem đến cảm xúc và sự thú vị cho người xem. Không chỉ phim “Mai” mà “Đào, phở và piano” cũng có lượng khán giả trẻ rất đông”. Là đạo diễn...

Thấy gì từ “cơn sốt” vé “Đào, phở và piano”?

Dù đã được xếp các suất chiếu thương mại vào dịp Tết Nguyên đán tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, nhưng “Đào, phở và piano” (Đạo diễn Phi Tiến Sơn) chỉ thực sự “nóng” lên khi vài ngày sau khi mạng xã hội có nhiều chia sẻ, bình luận, “rủ rê” nhau đi xem phim này. Và “nóng” nhất là thông tin trang web của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia bị sập, do có quá nhiều...

Tái hiện Thủ đô năm 1947 trong phim “Đào, phở và piano” đang gây sốt

“Đào, phở và piano” về 60 ngày đêm huyết lệ của Thủ đô bất ngờ được khán giả đón nhận. Nhu cầu tăng vọt, phim nhà nước đặt hàng được một số doanh nghiệp điện ảnh nhận phát hành phi lợi nhuận. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu về bối cảnh, dàn diễn viên được tuyển lựa kỹ lưỡng và hợp lý. Cuộc chiến đấu trong 60...

Cùng tác giả

Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Phát thanh cơ sở lần thứ V, năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Hội thi phát thanh cơ sở năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai". Ban...

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Phát huy vai trò đảng viên

Ông Chiến thành công với mô hình trồng rau sạch. Ông Trần Hữu Chiến ở tổ 7, thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát năm nay 65 tuổi, đã có 37 năm tuổi Đảng. Dù nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục phát huy vai trò tuổi cao,...

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cụm các tỉnh Tây Bắc

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua số 3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 8 tỉnh Tây Bắc được triển khai hiệu quả; các phong trào thi đua như: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cả nước...

Bát Xát phát động Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Năm 1999, huyện Bát Xát phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, hiện tại đã lan ra 19/21 xã. Tính đến đầu tháng 11/2024, có 309 ca nhiễm HIV, 299 ca chuyển sang giai đoạn AIDS, 158 trường hợp đã tử vong. Điều này cho thấy căn bệnh HIV/AIDS ở...

Cùng chuyên mục

Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Phát thanh cơ sở lần thứ V, năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Hội thi phát thanh cơ sở năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai". Ban...

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Phát huy vai trò đảng viên

Ông Chiến thành công với mô hình trồng rau sạch. Ông Trần Hữu Chiến ở tổ 7, thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát năm nay 65 tuổi, đã có 37 năm tuổi Đảng. Dù nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục phát huy vai trò tuổi cao,...

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cụm các tỉnh Tây Bắc

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua số 3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 8 tỉnh Tây Bắc được triển khai hiệu quả; các phong trào thi đua như: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cả nước...

Bát Xát phát động Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Năm 1999, huyện Bát Xát phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, hiện tại đã lan ra 19/21 xã. Tính đến đầu tháng 11/2024, có 309 ca nhiễm HIV, 299 ca chuyển sang giai đoạn AIDS, 158 trường hợp đã tử vong. Điều này cho thấy căn bệnh HIV/AIDS ở...

CBCNV Tập đoàn Hòa Phát trao trực tiếp 1.194 suất quà tới đồng bào tỉnh Cao Bằng

Nối tiếp chuyến thiện nguyện tại Lào Cai, trong hai ngày 21 và 22/11/2024, những bước chân thiện nguyện của CBCNV Hòa Phát đã có mặt tại tỉnh Cao Bằng tới các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng và TP. Cao Bằng trao 1.194 suất quà tới tận tay đồng bào có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi). Mỗi suất quà trị giá 1...

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống trong trường học

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai có 16 nhóm, ngành dân tộc đang học tập, sinh hoạt tại trường. Nhà trường quy định học sinh mặc trang phục truyền thống vào thứ 2 hằng tuần và những sự kiện quan trọng; cùng với đó, nhà...

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan. Ghi nhận vào thời điểm 6h sáng nay, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan ở mức 2 độ C, sương muối phủ một lớp mỏng trên đường đi, bậc đá lên xuống, sàn gỗ sân tham quan đỉnh Fansipan. Sương muối tạo...

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, xuất hiện rét đậm dưới 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (23/11), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven...

Bảo Yên chuẩn bị công tác nhân sự Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới

Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng huyện Bảo Yên quan tâm lắng nghe ý kiến Nhân dân. Sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến Nhân dân, nắm bắt dư luận quần chúng Nhân dân, đặc biệt là dựa trên kết quả lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất