Powered by Techcity

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột an sinh xã hội quan trọng; là cơ sở nhằm từng bước hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe; thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già. Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7) năm nay, Bộ Y tế lựa chọn chủ đề: “Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”.

3.jpg
Cán bộ y tế xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La khám bệnh cho người dân trong xã.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW (ngày 7/9/2009) của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”, các chính sách BHYT đã thật sự đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước…

Đến hết năm 2023, số người tham gia BHYT đã tăng gấp hơn 8 lần so với năm 2008, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93,35%, vượt 0,15% so với Nghị quyết số 01/NQ-CP (ngày 5/1/2024) của Chính phủ. Số lượt người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh tăng nhanh qua từng năm, năm 2023 là 174,8 triệu lượt và trong giai đoạn từ năm 2009-2023 bình quân mỗi năm là trên 141 triệu lượt/ năm, với tổng chi phí khám, chữa bệnh bình quân 66,2 nghìn tỷ đồng/năm. Đặc biệt, trong giai đoạn cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội ngày càng được phát huy, góp phần chăm sóc sức khỏe, ổn định đời sống nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ, việc đẩy mạnh BHYT đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người dân; tạo lòng tin, sự tin tưởng, an tâm khi người tham gia BHYT đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế.

Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng, việc tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT ngày càng thuận lợi. Danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật vừa để bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế. Mạng lưới y tế cơ sở phủ rộng khắp cả nước, từng bước được củng cố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực. Chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở đã được cải thiện.

Đáng chú ý, hiện nay danh mục thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đều tăng; danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật. Các danh mục được cập nhật, điều chỉnh bổ sung đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh. Chính sách đồng chi trả (0-20%) theo từng nhóm đối tượng đã hỗ trợ được cho những người dân còn khó khăn, yếu thế. Ngoài ra, quyền lợi và mức thụ hưởng cho người có BHYT hiện nay cũng được mở rộng bằng các chính sách như thông tuyến tỉnh, mở rộng tham gia BHYT tự nguyện…

Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách BHYT vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: việc chấp hành pháp luật về BHYT của một số nhóm đối tượng như người sử dụng lao động, người tham gia theo hộ gia đình chưa nghiêm túc; chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ. Bên cạnh đó, một số Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT các cấp ở một số tỉnh, thành phố chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ triển khai chính sách pháp luật liên quan; chưa bố trí được nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho một số đối tượng tham gia như người thuộc hộ gia đình cận nghèo, thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương (Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế – Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập nêu trên. Tuy nhiên mức đóng BHYT của Việt Nam thấp so với phạm vi quyền lợi và cũng thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Đó cũng là nguyên nhân làm cho mức chi tiền túi của người dân khi đi khám, chữa bệnh vẫn ở mức cao (hơn 40%). Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương cho rằng, để Quỹ BHYT bền vững cần áp dụng đồng chi trả đối với mọi người dân tham gia BHYT (mức 20%); yêu cầu tham gia bắt buộc, tham gia cả hộ gia đình mà tránh những lựa chọn bất lợi cho quỹ (khi ốm mới tham gia BHYT).

Mặt khác cần có “người gác cổng” tỉnh táo để kiểm soát chuyển tuyến, kiểm soát gian lận, lạm dụng quỹ BHYT… Về lâu dài cần quản lý tốt bệnh mãn tính tránh biến chứng phải nhập viện dẫn đến chi phí khám, chữa bệnh cao… Hiện nay giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT vẫn chưa bao gồm đầy đủ các cấu phần (chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản…) gây khó khăn cho công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Ngày 1/7 năm nay đánh dấu năm thứ 15 thực hiện Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 16/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là “Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam”. Bộ Y tế lựa chọn chủ đề truyền thông là: „Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở” nhằm tiếp tục tăng cường vận động, huy động các cấp ủy đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHYT gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHYT. Đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tính nhân văn của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ mục tiêu phát triển BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người giam gia và thụ hưởng chính sách BHYT, từ đó động viên, khuyến khích nhân dân tích cực, chủ động tham gia; mở rộng chính sách hỗ trợ đối với nhóm thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp, học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Dịp này, Bộ Y tế kiến nghị Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ xem xét tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản mới về đẩy mạnh công tác BHYT để phù hợp trong tình hình mới hiện nay; xem xét chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật BHYT; tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT…

BHYT là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo và rất cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội. Triển khai các giải pháp để đạt bao phủ BHYT toàn dân chính là góp phần bảo đảm an sinh xã hội công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, mang lại cho người dân chất lượng cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

[Infographic] 3 thay đổi về mức đóng bảo hiểm y tế mà người dân cần biết

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai (8/9), do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 di chuyển về phía Tây nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa vừa, mưa to và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Đông Nam cấp 2 - 3. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao...

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng tăng 4,12%, cẩn trọng với lạm phát

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

”Quả ngọt” từ chuyển đổi số của người dân vùng cao

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội đã góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí công sức, thời gian của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch, giải quyết chế độ, chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Thuận tiện cho người dân Với những tiện tích vượt trội từ ứng dụng VssID, Bảo hiểm...

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời thắc mắc về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cấp 80% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt dự toán đến Bảo hiểm xã hội các địa phương, để thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. Số còn lại, Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung... Thông tin được Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu trong văn bản trả lời kiến nghị...

https://baolaocai.vn/infographic-quy-dinh-moi-nhat-ve-muc-huong-che-do-om-dau-ma-nguoi-lao-dong-can-biet-post386972.html

https://baolaocai.vn/infographic-quy-dinh-moi-nhat-ve-muc-huong-che-do-om-dau-ma-nguoi-lao-dong-can-biet-post386972.html Nguồn

Cùng tác giả

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Quang cảnh cuộc họp báo. Tại cuộc họp, sau khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2024 cùng với nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10, đại diện các cơ quan báo chí nêu câu hỏi về...

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh: C. TUỆ Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo “Carbon rừng – Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng” do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10. Nhiều tỉnh muốn tự...

Tác phẩm THEO BỐ RA ĐỒNG

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH BẠN – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH MẸ – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Quang cảnh cuộc họp báo. Tại cuộc họp, sau khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2024 cùng với nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10, đại diện các cơ quan báo chí nêu câu hỏi về...

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh: C. TUỆ Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo “Carbon rừng – Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng” do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10. Nhiều tỉnh muốn tự...

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Một buổi tuyên truyền giao thông của Đội Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai. Buổi tuyên truyền giao thông tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai. Các em được chỉ rõ những lỗi vi phạm chủ yếu học sinh hay...

Phân bổ 220 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Theo đó, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã chuyển số tiền 220 tỷ đồng trong tài khoản số: 3761.0.9086988.91099 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban vận động cứu trợ 9 huyện, thị xã, thành phố...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai ki ốt y tế thông minh

Cụ thể, cùng với 2 ki ốt được đặt tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 1 ki ốt cũng đã được lắp đặt tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và phòng khám cán bộ. Người dân có thể sử dụng căn cước gắn chíp...

UBND tỉnh Lào Cai họp thường kỳ tháng 10 năm 2024

CTTĐT - Sáng ngày 02/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2024 đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 10 năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Hoàng...

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Những năm gần đây, hồng táo (táo tàu) tràn sang chợ Việt với số lượng lớn. Đáng chú ý, dù được ví như “táo thuốc” hay quả “thần dược”, nhưng hồng táo lại có giá bán ngày càng rẻ. Thời điểm này, hồng táo tươi hay hàng khô được bày bán la liệt khắp các chợ, cửa hàng và siêu thị. Theo đó, giá hàng tươi phổ biến ở mức 30.000-70.000 đồng/kg – rẻ chưa từng có. Bán hồng táo tươi...

Đặc biệt ưu tiên ổn định đời sống người dân sau thiên tai

Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 9 tháng, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 9, do ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn tỉnh đã xảy...

Hội nghị giao ban báo chí tháng 9

Quang cảnh hội nghị. Trong tháng 9/2024, các cơ quan báo chí đã phản ánh sinh động về kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và nhiều hoạt động khác. Chủ động cử phóng viên trực tiếp phụ trách hiện trường...

Cách nào để phòng tránh lũ bùn đá sau thảm họa tại Làng Nủ?

Từ những rung động bất thường Ngày 10/9, sau khi cơn bão số 3 Yagi tràn vào một số tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta, cơn lũ đất đá đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, để lại những đau thương mất mát không kể xiết cho người dân nơi đây. Trước thực tế thiên tai ngày càng khắc nghiệt, dị thường đó, ngày 2/10, Bộ môn Địa kỹ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất