Powered by Techcity

Si Ma Cai (Lào Cai): Giữ rừng để làm giàu bằng du lịch cộng đồng

Là huyện vùng cao, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi đá, địa hình phức tạp, nên việc trồng rừng không được thuận lợi như một số địa phương khác, có tỷ lệ rừng thấp nhất tỉnh Lào Cai. Nhưng nhờ sự nỗ lực, đổi mới tư duy của người dân và sát sao của các cơ quan chức năng, đến nay huyện Si Ma Cai đã nâng độ che phủ lên gần 40% diện tích, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo sinh kế ổn định cho người dân trên địa bàn. Điều khác biệt là người dân trồng rừng, bảo vệ rừng và tạo ra các sản phẩm du lịch từ rừng đem văn hóa cộng đồng làm du lịch, mang lợi ích cho người dân.

lcai-simacai.jpg
Người dân trồng cây quế vừa phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Vừa làm kinh tế bằng chính rừng

Trồng rừng, phát triển hàng năm

Trao đổi với phóng viên, Ông Lê Xuân Hữu, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai cho biết: Diện tích trồng rừng hàng năm trên địa bàn huyện Si Ma Cai tăng lên hàng năm. Trong công tác trồng và bảo vệ rừng, đơn vị cũng đã phân công kiểm lâm địa bàn xuống từng xã hướng dẫn các hộ chọn cây giống, hạt giống gieo ươm, kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với từng loại cây giống để sớm đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên.

lcai-tuan-rung.jpg
Giữ được những cánh rừng nguyên sinh quý giá là nhờ nhận thức của người dân và sự tuần tra không mệt mỏi của lực lượng kiểm lâm và các cấp cấp chính quyền

Theo báo cáo nông nghiệp của huyện Si Ma Cai, năm 2023, toàn huyện đã trồng mới thêm được hơn 100 ha rừng sản xuất, 122.000 cây phân tán. Công tác trồng rừng được thực hiện ở các xã nằm ven sông Chảy như Lùng Thẩn, Bản Mế, Nàn Sín, Sán Chải, Thào Chư Phìn có thổ nhưỡng phù hợp với cây quế, mỡ nên vận động bà con trồng loại cây này. Còn các xã Cán Cấu, Nàn Sán, Quan Hồ Thẩn, Sán Chải, Thào Chư Phìn, Sín Chéng có đất hợp với các loại cây trẩu, xoan nên chuyển sang trồng trẩu, thông mã vĩ, xoan.

Chia sẻ về kinh nghiệm công tác bảo vệ rừng, một cán bộ kiểm lâm huyện Si Ma Cai cho biết: để bảo vệ được rừng, công tác phối kết hợp giữa người dân và cán bộ phải có sự gắn kết. Ví dụ như cánh rừng thôn Lùng Sán, xã Lùng Thẩn. Ở đây vẫn còn nguyên cả cánh rừng nguyên sinh. Còn nhiều loại cây gỗ quý như nghiến, sến, trai, sồi… nên công tác bảo vệ càng phải quán triệt. Bên cạnh đó, phải biết vận dụng phong tục, tập quán giữ rừng của người đồng bào vào việc bảo vệ môi trường, có thế người dân sẽ không đi vào rừng chặt phá nữa.

lcai-le-hoi-cung.jpg
Phong tục cúng rừng đã giúp người dân ý thức hơn về rừng. Nhờ những lễ cúng này, nhiều khách du lịch sẽ đến thăm và đi trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên, bản làng, cộng đồng. Giúp người dân có nguồn kinh tế nhờ các dịch vụ khác, phục vụ du khách.

Được biết, Huyện Si Ma Cai hiện có hơn 10.863 ha rừng, trong đó có hơn 6.173 ha rừng tự nhiên, 4.690 ha rừng trồng. Để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiếp tục mở rộng diện tích rừng trồng, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình lâm nghiệp bền vững cấp huyện, cấp xã; duy trì tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở 59 thôn của 10 xã, thị trấn nên công tác bảo vệ và trồng rừng được coi là khá “vững chắc”.

lcai-le-cung-rung.jpg
Mâm cơm dâng “thần rừng” theo tập tục của đồng bào

Du lịch cộng đồng, bảo tồn bản sắc

Theo kế hoạch của chính quyền địa phương đến năm 2025, huyện Si Ma Cai phấn đấu xây dựng 3 sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và nông nghiệp trải nghiệm. Các mô hình du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn, ông Hảng Seo Toán cho biết: Để làm giàu từ rừng qua con đường du lịch, chính quyền địa phương đã xác định phải dựa vào cộng đồng. Từ đó, các thôn tự bàn và thống nhất ban hành các quy định, quy ước của từng thôn, trong đó có mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến công tác giữ rừng ở cộng đồng. Bởi vậy, xã Lùng Thẩn có hơn 1.400 ha rừng, trong đó hơn 1.000 ha rừng tự nhiên, gần 396 ha rừng trồng. Trong 5 năm trở lại đây, Lùng Thẩn không xảy ra cháy rừng và luôn duy trì được diện tích rừng ổn định, phát triển. Hàng năm, cứ đến mùa “cúng thần rừng” là du khách khắp nơi đổ về chơi, thăm quan nên bà con người dân lại mang tất cả những sản vật làm ra được bán cho du khách cũng có nguồn thu đáng kể hoặc cho bà con lưu trú tại các nhà dân để trải nghiệm cuộc sống. Sau những lần vậy, bà con cũng có nguồn thu.

lcai-simacai-san-vat-tu-rung-3-.jpg
Những cây cảnh được người dân ươm trồng và mang ra chợ bán

Ông Tô Văn Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Si Ma Cai cho biết: Du lịch đã giúp người dân địa phương tiêu thụ nông sản và có thêm thu nhập. Nhiều hộ đang hướng tới làm giàu từ mô hình du lịch nông nghiệp.

z5570575699638_8ebaf51e170e71026797de05f50538b5.jpg
Những căn nhà trình tường cũng thu hút du lịch cộng đồng.

Tuy nhiên, du lịch cộng đồng huyện Si Ma Cai mới dừng lại ở mức tiềm năng, bởi nguồn nhân lực làm công tác quản trị, khai thác du lịch, dịch vụ, lữ hành chưa có. Bên cạnh đó, tại Si Ma Cai hiện nay, nhất là tại các thôn, bản chưa có cơ sở lưu trú để “níu” chân du khách khi đến mảnh đất này. Để đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng, huyện Si Ma Cai đã xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng 2 làng du lịch văn hóa cộng đồng, 1 làng du lịch gắn với di tích lịch sử và 3 làng du lịch gắn với trải nghiệm nông nghiệp.

Thời gian qua, huyện tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu và tích cực vệ sinh môi trường nông thôn. Như tại thôn Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng), hiện nay cơ bản các hộ cam kết bảo tồn nhà truyền thống và giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo không gian “xanh – sạch – đẹp” để thu hút khách. Thôn Mào Sao Phìn được ví như ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi, vẫn còn giữ nguyên bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông từ tập quán sinh hoạt đến văn hóa dân ca, dân vũ, đặc biệt là kiến trúc nhà ở truyền thống.

lcai-simacai-san-vat-tu-rung-1-.jpg
Những sản vật dưới tán rừng là các loại sâm, cây dược liệu được người dân khai thác và mang bán cho du khách.

Điển hình nhất là căn nhà của ông Giàng A Ly với 2 tầng, gồm 4 dãy nhà nối tiếp, vuông góc nhau. Khung nhà được làm bằng gỗ, xung quanh được bao bọc bởi lớp tường trình đất dày, mái lợp ngói âm dương trong đó 1 dãy là không gian chính để ở, 3 dãy còn lại dùng để chứa nông cụ và lương thực. Phải mất rất nhiều năm gia đình ông mới hoàn thành căn nhà này. Không đơn giản là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình ông Ly, căn nhà còn là nơi tổ chức công việc chung trong thôn và các hoạt động dịp lễ, tết, ngày hội đại đoàn kết.

lcai-simacai-san-vat-tu-rung-2-.jpg
Những chợ phiên hàng tuần, giúp người dân bán được các sản vật từ dưới tán rừng.
z5570565912306_d095529113fba07bd8e6d57d5cf57f2f.jpg
Chợ trâu bò Cán Cấu

Hay chợ phiên Cán Cấu được tổ chức vào ngày thứ Bảy hằng tuần. Không gian chợ được chia thành nhiều khu như bán thổ cẩm, nông sản, nông cụ, vật nuôi… Đặc biệt, chợ Cán Cấu còn được coi là “sàn giao dịch” trâu lớn nhất khu vực miền Bắc, mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) và các thương lái từ nhiều tỉnh trong nước mang đến giao thương. Điều này mang lại sự đậm đà bản sắc dân tộc địa phương và từng bước thoát nghèo của người dân địa phương.

Đà Giang – Nhật Lam

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/si-ma-cai-lao-cai-giu-rung-de-lam-giau-bang-du-lich-cong-dong-376044.html

Cùng chủ đề

Tạo chuyển biến từ nhận thức của người dân

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về BHYT. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ BHYT nhằm nâng cao nhận thức của người dân về...

Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần nửa tỷ USD

Sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Mặt hàng này xuất khẩu qua cửa khẩu ở Lào Cai trong 6 tháng đạt gần nửa tỷ USD. Mặt hàng sầu riêng được thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Ảnh: H.D. Sầu riêng thành mặt hàng trọng điểm Sầu riêng hiện là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu ở Lào Cai. Tại Cửa khẩu Quốc tế đường...

Làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác Lào Cai – Vân Nam

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị với chính quyền nhân dân châu Văn Sơn và thỏa thuận hợp tác với chính quyền nhân dân châu Hồng Hà. Đây là sự kiện rất quan trọng, góp phần nâng quan hệ giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam lên tầm cao mới. Để thấy rõ hơn nội dung hợp tác, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Quốc...

Hương sắc vùng cao Lào Cai hấp dẫn du khách

Từ ngày 28 - 30/6, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ II năm 2024. Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30/6/2024). Trong khuôn khổ Chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội mận Tả van lần thứ II tại thôn Seng Sui,...

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn...

Cùng tác giả

Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần nửa tỷ USD

Sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Mặt hàng này xuất khẩu qua cửa khẩu ở Lào Cai trong 6 tháng đạt gần nửa tỷ USD. Mặt hàng sầu riêng được thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Ảnh: H.D. Sầu riêng thành mặt hàng trọng điểm Sầu riêng hiện là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu ở Lào Cai. Tại Cửa khẩu Quốc tế đường...

Làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác Lào Cai – Vân Nam

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị với chính quyền nhân dân châu Văn Sơn và thỏa thuận hợp tác với chính quyền nhân dân châu Hồng Hà. Đây là sự kiện rất quan trọng, góp phần nâng quan hệ giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam lên tầm cao mới. Để thấy rõ hơn nội dung hợp tác, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Quốc...

Hương sắc vùng cao Lào Cai hấp dẫn du khách

Từ ngày 28 - 30/6, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ II năm 2024. Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30/6/2024). Trong khuôn khổ Chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội mận Tả van lần thứ II tại thôn Seng Sui,...

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn...

Hoa đỗ quyên nở rộ trên đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan đang vào mùa hoa đỗ quyên nở rộ nhất, là điểm check in cho du khách đến Sa Pa dịp lễ 30/4. Đỗ quyên, loài hoa được mệnh danh "nữ hoàng của núi rừng Tây Bắc" đang bung nở khắp Lào Cai. Một trong những nơi ngắm hoa nhiều, đẹp và ở cự ly gần nhất là đường đi dạo ngắm hoa đỗ quyên (ảnh) nằm tại Kim Sơn Bảo Thắng Tự thuộc quần thể kiến trúc văn...

Cùng chuyên mục

Phụ nữ vùng cao Lào Cai mạnh dạn khởi nghiệp

Tại Cuộc thi Thách thức sáng kiến kinh doanh, phụ nữ Lào Cai đã tự tin giới thiệu những sáng kiến khởi nghiệp và được Ban Giám khảo đánh giá cao về sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng tác động đến cộng đồng. Những phụ nữ vùng cao Lào Cai đã mạnh dạn khởi nghiệp kinh doanh, thực hiện ước mơ của mình, đã và đang góp phần thay đổi định kiến về giới,...

Nhận án tù vì tội phá rừng làm nương

Trong chương trình số đầu tiên này, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe câu chuyện nhận án tù vì tội phá rừng làm nương của một phụ nữ vùng cao, chỉ vì thiếu hiểu biết mà có hành vi vi phạm pháp luật. Nguồn

Những điều cần biết chung quanh quy định điểm của giấy phép lái xe

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định điểm của giấy phép lái xe là 12 điểm, số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua là quy định điểm, trừ điểm...

Trải nghiệm mùa Hè tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc; Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ... Du khách cũng có cơ hội tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc như xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá...

Gần 3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mới qua bưu điện

Ngay trong những ngày đầu tiên Nghị định số 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng chính thức có hiệu lực, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 7/2024 theo mức lương mới cho gần 3 triệu người hưởng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả...

Đầu bếp Việt Nam đạt nhiều giải thưởng ẩm thực tại Malaysia

Ngày 2/7, theo thông tin từ Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn vừa đại diện đội Việt Nam đi thi đấu trong Cuộc thi ẩm thực Penang, Malaysia năm 2024 (giải thưởng danh giá dành cho các đầu bếp châu Á) đã xuất sắc đạt 2 cúp vô địch khối châu lục và đạt kỷ lục về số lượng giải thưởng trong các cuộc thi ẩm thực quốc...

Công điện của Chính phủ về việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Theo dự báo của Trung tâm...

Lên Kin Chu Phìn ngắm “hoa hậu lê”

Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời mưa nhưng vẫn có cả nghìn người dân và du khách vượt đường dốc đá gập ghềnh về thung lũng Kin Chu Phìn (xã Nậm Pung, huyện Bát Xát) trong niềm vui của ngày hội Trải nghiệm thu hái lê VH6 - bà con quen gọi là lê Tai nung. Năm nay lê Tai nung chín sớm hơn mọi năm, nên lễ hội lê cũng được tổ chức sớm hơn...

Trường THPT Chuyên Lào Cai công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2024

Trường THPT Chuyên Lào Cai vừa công bố điểm thi cũng như điểm chuẩn vào trường của từng môn chuyên năm học 2024 - 2025. Cụ thể, chuyên Toán là 35,35 điểm; chuyên Tin 31,01 điểm; chuyên Vật lý 37,15 điểm; chuyên Hóa học 33,16 điểm; chuyên Sinh học 37,21 điểm; chuyên Tiếng Anh 38 điểm; chuyên Ngữ văn 34,85 điểm; chuyên Tiếng Trung 32,5 điểm; chuyên Lịch sử 29,3 điểm; chuyên Địa lý 30,15 điểm....

Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Trong đó, tất cả đều xác định “phát triển nguồn nhân lực” là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục vụ cho các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và các ngành, nghề, các lĩnh vực. Chính vì thế, Bộ GD&ĐT đã chủ trương xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất