Powered by Techcity

Rằm tháng Tám đến Hà Giang dự Lễ hội Cầu Trăng độc đáo của người Tày

Lễ hội Cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang diễn ra vào Rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an và nhiều may mắn cho dân bản.

0809cautrang1.jpg
Đoàn rước trong lễ hội Cầu Trăng ở Hà Giang.

Với khoảng trên 170.000 người, chiếm 25% dân số trong tỉnh Hà Giang, người Tày sinh sống rải rác ở các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng tập trung đông nhất là ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê.

Ngoài các truyện kể dân gian truyền miệng, các làn điệu lượn, đối đáp, giao duyên, dân tộc Tày còn có nhiều lễ hội độc đáo, trong đó phải kể đến Lễ hội Cầu Trăng.

Đến với Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định (huyện Bắc Mê).

Bà con dân tộc Tày quan niệm trên cung Trăng có mẹ Trăng và 12 nàng tiên (con gái của mẹ). Mẹ Trăng cùng 12 nàng tiên là những người luôn chăm lo, bảo vệ mùa màng cho muôn dân.

Từ bao đời nay, với lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tâm linh này, đồng bào Tày ở thôn Bản Loan thường duy trì tổ chức với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu. Mẹ Trăng ban phước lành cho dân bản, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống trong bản luôn bình an và gặp nhiều may mắn.

Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.

Ngày lễ này là ngày vui nhất của bà con dân tộc Tày nơi đây. Bà con dân bản từ già, trẻ, gái, trai đều đến tham gia đông đủ, họ dâng các sản vật, khấn mời mẹ Trăng xuống hạ giới nghe những tâm tư, tình cảm của người dân sau một năm siêng năng làm lụng.

0809hagiang2.jpg
Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc.

Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.

Đặc biệt trong bài ca cúng tế Thần Mặt Trăng có bài “Mổ Lùng Hai” hay còn gọi là (Nàng Hai) với nội dung là mời Thần Mặt Trăng xuống trần gian để bà con được trình bày về những việc đã làm trong năm, những diễn biến của thiên nhiên đối với đời sống lao động sản xuất của họ, đồng thời bày tỏ tâm tư nguyện vọng với “Nàng Hai” cầu xin cho mưa thuận, gió hòa; xua đuổi thú giữ phá phách, nhốt chặt những con sâu, con bọ có hại, xin tiếp những hạt giống tốt để mùa màng trong năm tới tiếp tục được bội thu; người người xin tránh được những tai ương bệnh tật.

Sau khi đã làm lễ cầu mẹ Trăng và các nàng tiên ban cho các cây, con giống tốt, gặp nhiều điều kiện thuận lợi trong gieo trồng, sản xuất chăn nuôi, tất cả bà con trong bản quây quần uống rượu, múa hát xung quanh bàn lễ.

Trai gái đều mặc những trang phục đẹp nhất, nhất là các cô gái trở nên xinh đẹp nổi bật với những trang sức bằng vòng tay, vòng cổ và xà tích bằng bạc. Họ say sưa hát những làn điệu dân ca, tiếng hát cọi, hát yếu… chan chứa tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi hạnh phúc lứa đôi.

Khi đến với lễ hội cầu Trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.

0809hagiang3.jpg
Biểu diễn các làn điệu dân ca của người Tày tại lễ hội cầu Trăng ở Hà Giang.

Lễ hội cầu Trăng là ngày hội vui nhất của người Tày, trong những ngày này những người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi. Với thanh niên, đây là ngày hội để các chàng trai, cô gái gặp gỡ trao duyên. Các trẻ em được rước đèn ông sao, vui chơi, phá cỗ dưới ánh Trăng Rằm.

Đêm hội cầu Trăng kết thúc khi mẹ Trăng lên giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến làm lễ tiễn mẹ Trăng về trời, sau đó họ lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi đầy sức lôi cuốn lòng người.

Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con trong bản một vụ mùa gieo trồng thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm..

Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu Trăng, bà con dân tộc Tày còn truyền dạy cho con cháu của mình lòng tự hào, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ cửa sổ nhà sàn

Từ cửa sổ nhà sàn Nguồn

Ngát xanh Mường Báng | Báo Lào Cai điện tử

Nhưng khi xe băng qua những chặng đèo dốc lớn, tới địa phận Mường Báng, tất cả dường như dịu lại, sự oi bức phút chốc vơi đi. Chẳng thế mà đồng bào người Thái, H’Mông nơi đây luôn tự hào quê hương mình có diện tích rừng rậm phong phú, nhiều vùng đá tự nhiên có tầng dày hàng trăm mét và văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc… Điểm nhấn của...

Bản du lịch cộng đồng “nói không” với tệ nạn

“Ở địa bàn đồn quản lý có một bản người dân tộc Mông không uống rượu, không sử dụng ma túy, không có trộm cắp... Dân bản chú tâm làm du lịch, mùa Hè khách dưới Hà Nội và các nơi lên tham quan nườm nượp” - Trung tá Trần Văn San, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu “nhá hàng” với tôi lúc gặp ở thành phố. ...

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Gặp mặt người có uy tín tiêu biểu

Sáng 28/11, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng- an ninh năm 2023. Tham dự buổi gặp mặt có thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Ngoại vụ; 50 già làng, trưởng bản, người có uy...

Đồng bào Tày Việt Tiến (Bảo Yên) tổ chức lễ hội cốm cầu mùa màng bội thu

Sáng 22/10, đông đảo nhân dân và du khách đã đến tham dự lễ hội cốm Việt Tiến năm 2023. Tham dự lễ hội có Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Nguồn

Cùng tác giả

Trao tặng thiết bị trường học cho Trường THCS số 2 Phố Ràng, huyện Bảo Yên

Tại chương trình, Ban liên lạc Cựu sinh viên khóa 40, Đại học Xây dựng Hà Nội đã trao tặng 15 bộ máy tính, 01 máy in cho Trường THCS Số 2, thị trấn Phố Ràng, tổng trị giá quà tặng trên 300 triệu đồng (ảnh dưới). Ban liên lạc...

Hỗ trợ nông dân Mường Khương nâng cao chất lượng cây quýt

Mật độ trồng quýt quá dày, việc cắt tỉa chưa đạt, vì thế dẫn đến một số vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.  Đồi quýt 15 năm tuổi của gia đình chị Lò Dìn Sủi, được chuyển đổi từ những thửa ruộng bậc...

Xử phạt cơ sở gây ngộ độc thực phẩm cho 80 người tại Trường Cao đẳng Lào Cai

Xử phạt cơ sở gây ngộ độc thực phẩm cho 80 người tại Trường Cao đẳng Lào Cai. Trước đó, ngày 09/10/2024, tại căng tin Trường Cao đẳng Lào Cai xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 80 người mắc, 54 người nhập viện, nguyên nhân là...

Doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa dịp cuối năm

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, thời điểm này, hoạt động kinh doanh nhôm, sắt, thép trở nên sôi động hơn. Do giá cả từ các nhà máy sản xuất vẫn chưa ổn định, từ đầu quý 3 có sự tăng, giảm liên tục, bởi vậy, Công...

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên...

Cùng chuyên mục

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất