Powered by Techcity

Phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 – 2024

Dự báo mùa Đông Xuân năm 2023 – 2024, vùng thấp của tỉnh Lào Cai có khoảng 1 – 2 đợt rét đậm, rét hại từ 2 ngày trở lên; vùng cao khả năng đến cuối tháng 11 mới xuất hiện rét đậm, rét hại. Các đợt rét tập trung vào tháng 12/2023 và tháng 1/2024, đến tháng 2 chỉ còn xuất hiện rét đậm, rét hại ít ngày. Trên cơ sở dự báo về thời tiết, khí hậu, UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 – 2024.

Vụ Đông năm 2023, toàn tỉnh dự kiến sản xuất trên 4.300 ha bao gồm các loại cây trồng: Rau, đậu các loại, ngô hạt, ngô ngọt, khoai lang, khoai tây, cây hoa. Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 2.501,8 ha, đạt 58,2% kế hoạch và 100,1% so cùng kỳ. Các địa phương đang tích cực đôn đốc, vận động Nhân dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, tranh thủ thời tiết thuận lợi sản xuất vụ Đông kịp thời vụ, đảm bảo kế hoạch giao.

Vụ Xuân năm 2024, tổng diện tích sản xuất dự kiến là 20.200 ha; trong đó cây lúa toàn tỉnh gieo cấy trên 9.800 ha; thời vụ gieo cấy xung quanh tiết lập xuân 04/02 và kết thúc cấy xong trong tháng 3/2024. Cây ngô dự kiến gieo trồng trên 10.400 ha; thời vụ gieo trồng từ trung tuần tháng 02 đến hết tháng 3/2024.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, tổng số hộ chăn nuôi gia súc lớn là 41.944 hộ với 125.494 con; trong đó 97.015 con trâu, 22.366 con bò, 6.113 con ngựa; số đầu gia súc bình quân 2,99 con/hộ. 33.755 hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo phòng chống rét, chiếm 80,5%; 6.652 hộ có chuồng tạm chưa bảo đảm phòng, chống rét, chiếm 15,9%; 1.537 hộ không có chuồng trại, chiếm 3,6%.

Tổng diện tích cỏ trồng toàn tỉnh 2.734 ha, sản lượng ước đạt khoảng 700 nghìn tấn, đáp ứng được trên 50% nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc lớn. Trong vụ Thu Đông, các huyện, thị xã, thành phố đã vận động người dân gieo trồng 464 ha ngô dày và tận dụng hàng nghìn tấn thân lá của diện tích ngô Thu Đông để chế biến làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong vụ Đông Xuân. Toàn tỉnh có 24.675 hộ dự trữ đủ nhu cầu thức ăn thô xanh từ 200 kg thức ăn/con trở lên, tương đương khoảng 4.880 tấn, chiếm 58,8%; có 14.458 hộ dự trữ dưới 200 kg thức ăn/con, tương đương khoảng 2.943 tấn, chiếm 34,4%; có 2.811 hộ chưa dự trữ thức ăn, chiếm 6,8% số hộ chăn nuôi gia súc lớn.

Phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024 ảnh 1

Người dân chủ động che chắn chuồng trại và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc.

Qua thống kê, rà soát tình hình chuẩn bị phòng chống rét cho đàn gia súc tại các huyện, thị xã, thành phố sẽ có trên 1.000 con gia súc không có thức ăn và trên 1.500 con gia súc không có chuồng trại, có nguy cơ bị chết đói, rét khi xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. Cần phải có khoảng 300 tấn thức ăn và khoảng 7.600 vải bạt, bao dứa, tấm nylon, vật tư các loại để đảm bảo phòng chống rét cho đàn gia súc.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do rét đậm, rét hại, mưa tuyết, sương muối gây ra; UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương: Bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của Trương ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo về phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 – 2024; huy động toàn hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền để lan tỏa tinh thần phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư sản xuất, thức ăn, chuồng trại, cây giống, con giống thích ứng với thời tiết, thiên tai có khả năng chịu rét; đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất đầy đủ, kịp thời (giống, phân bón, vật tư nông nghiệp) vụ Đông Xuân đối với tất cả các cây trồng, vật nuôi trước khi triển khai sản xuất. Xử lý kịp thời để ứng phó khi rét đậm, rét hại xảy ra; chủ động khắc phục thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, ổn định sản xuất; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt phương án phòng ngừa, ứng phó với rét đậm, rét hại, mưa tuyết gây ra cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 – 2024.

Đối với cây trồng vụ Đông

Khi xảy ra rét đậm, rét hại đối với diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch, khẩn trương thu hoạch ngay đảm bảo sản lượng. Đối với diện tích chưa đến kỳ thu hoạch, khi xuất hiện sương muối, giá buốt cần dùng các biện pháp tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá, táp lá, sương mai. Bón bổ sung phân kali, phân lân, phân hữu cơ hoai mục (giảm bón đạm); phun hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như Trichoderma, KH, PenacP… giúp cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống rét.

Những diện tích thiệt hại nhẹ có thể khắc phục được cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, tưới nước, bón phân hữu cơ hoai mục, phân NPK để cây trồng ra thêm rễ mới, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với điều kiện thời tiết. Những diện tích thiệt hại hoàn toàn khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, xử lí đất, bố trí gieo trồng các cây trồng thay thế trong khung thời vụ hợp lí.

Đối với cây trồng vụ Xuân

Đối với cây lúa tuyệt đối không gieo mạ và cấy lúa trong những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C. Khuyến khích làm vòm che phủ mạ bằng nilon trắng; rắc tro bếp phủ trên mặt luống để giữ ấm; đưa nước vào ngập 1/3 – 1/2 chân mạ đối với mạ dược và tưới ẩm đối với mạ sân… Với những diện tích lúa mới cấy, đưa nước vào ruộng ngập sâu 3 -5 cm giữ ấm chân cây lúa, tuyệt đối không bón thúc đạm trong những ngày dưới 180C; những ngày thời tiết nắng ấm, nhiệt độ trên 20 độ C tranh thủ bón thúc phân đạm và kali kết hợp với làm cỏ, sục bùn. Chuẩn bị đủ lượng giống dự phòng cần thiết, giống ngắn ngày, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thời gian sinh trưởng ngắn để gieo cấy bổ sung cho những diện tích mạ, lúa mới cấy chết rét.

Đối với rau màu không gieo trồng khi nhiệt độ thấp dưới 15 độ C; đảm bảo đủ ẩm, che phủ nilon và sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp, để đảm bảo tối đa cho tỷ lệ mọc, kịp thời chăm sóc cho cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Khuyến khích sử dụng nilon phủ luống, rơm rạ ủ gốc; làm vòm che, nhà màng, nhà lưới cho sản xuất rau. Tăng cường các biện pháp chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối để cây phát triển khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống rét cho cây trồng. Tiến hành phun hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như Trichoderma, KH, PenacP… để cây khỏe mạnh tăng khả năng chống rét.

Biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại cho vật nuôi

Chế biến, dự trữ thức ăn: Tuyên truyền, vận động người dân tranh thủ những ngày trời nắng thu gom triệt để rơm rạ, các loại cỏ thân mềm phơi khô, bảo quản, dự trữ ở nơi khô ráo; gieo ngô dày làm thức ăn bổ sung cho đàn gia súc; tận dụng thân cây ngô, lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ trồng và cỏ tự nhiên,… để chế biến, dự trữ bằng hình thức ủ chua, ủ men vi sinh. Thức ăn được dự trữ phải đảm bảo chất lượng, không bị thối mốc; số lượng rơm, cỏ khô dự trữ cho mỗi con trâu, bò tối thiểu từ 200kg/con trở lên. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến để cải thiện dinh dưỡng của rơm, rạ và các phụ phẩm nhiều chất xơ,…

Sửa chữa, làm mới, che chắn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi: Vận động các hộ chăn nuôi có chuồng nuôi nhưng chưa đảm bảo yêu cầu phòng chống rét, các hộ chưa có chuồng nuôi khẩn trương sửa chữa, làm mới chuồng nuôi đảm bảo giữ ấm cho gia súc trong mùa Đông. Dự phòng các loại vật liệu để che chắn chuồng trại đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng nuôi trong những ngày mưa rét. Những hộ chăn thả gia súc trong rừng, trong tháng 11/2023 phải thực hiện xong việc di chuyển đàn gia súc về chăn thả và nuôi nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió có đủ các điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét. Dọn vệ sinh chuồng nuôi gia súc hàng ngày, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi 01 lần/tuần; làm hố chứa phân, nước tiểu gia súc riêng; xử lý phân gia súc bằng phương pháp ủ nhiệt hoặc ủ men vi sinh. Không tích trữ phân gia súc trong chuồng đang nuôi nhốt gia súc.

Chăm sóc, nuôi dưỡng: Vỗ béo gia súc gầy yếu, xuất bán gia súc đến tuổi giết thịt, không nên nuôi lưu đàn quá lâu nhằm giảm bớt khó khăn cho việc phòng chống đói, rét và hạn chế thiệt hại trong mùa Đông. Tăng cường chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho gia súc để chống rét và dịch bệnh. Những gia súc già yếu, con non cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tăng cường sức đề kháng với dịch bệnh, giá rét.

Quản lý đàn gia súc di chuyển đi tránh rét: Các xã có đàn gia súc di chuyển đi tránh rét thực hiện thống kê số hộ, số lượng đàn gia súc dự kiến di chuyển đi và nơi di chuyển đến. Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân trước khi di chuyển đàn gia súc đến các địa phương khác tránh rét phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc; xin giấy chứng nhận đã tiêm phòng của UBND xã, thực hiện khai báo với UBND xã nơi di chuyển đến để quản lý dịch bệnh; làm lán trại để giữ ấm cho gia súc (có mái che, kín gió và cao ráo); định kỳ tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi nhốt gia súc; thường xuyên thu gom phân, rác đảm bảo vệ sinh môi trường. Các xã có gia súc từ địa bàn khác di chuyển đến, phải nắm rõ được số hộ, số lượng gia súc, nơi xuất phát của gia súc di chuyển đến; tạo điều kiện về địa điểm nuôi nhốt gia súc. Giao cho thú y viên xã hoặc khuyến nông viên xã thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình dịch bệnh… Riêng thị xã Sa Pa cần triển khai, thực hiện tốt việc quản lý đàn gia súc di chuyển đi tránh rét theo quy định.

Phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi: Chấp hành việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc theo quy định; thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh cho gia súc thường mắc trong mùa Đông (cước chân, bệnh đường hô hấp…); tẩy ký sinh trùng, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc trước mùa Đông. Tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra phải báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn chẩn đoán chính xác bệnh, tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch đúng quy trình có hiệu quả, không để dịch lây lan trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi. Tổ chức thực hiện tiêu độc khử trùng ở những nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh như: Ổ dịch cũ, điểm giết mổ, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả, chợ buôn bán gia súc, gia cầm,… Tăng cường kiểm dịch động vật, kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn.

Khi xảy ra rét đậm, rét hại nhiệt độ từ 13 – 15 độ C tập trung lực lượng xuống các thôn bản tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân không chăn thả và bắt gia súc gia súc làm việc trước 09 giờ sáng và sau 04 giờ chiều. Nhiệt độ dưới 13 độ C, những ngày mưa, nuôi nhốt cho ăn tại chuồng, không chăn thả gia súc hoặc bắt gia súc làm việc; cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho mỗi con gia súc trưởng thành tối thiểu 5kg rơm khô/ngày hoặc 20 kg thức ăn xanh/ngày; cho gia súc uống nước muối ấm; bổ sung thức ăn tinh, các loại Vitamin để tăng sức đề kháng cho gia súc; dùng bạt, chăn cũ để làm áo ấm cho gia súc.

laocai.gov.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Người dân vùng cao quấn chăn, đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò

Huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu) những ngày qua sương mù dày đặc vào đêm và sáng sớm khiến nhiệt độ giảm sâu, nhất là ở các xã biên giới phía Bắc của huyện. Ngay khi nắm bắt thông tin thời tiết rét đậm, rét hại, người dân đã chủ động lùa đàn trâu, bò đang chăn thả trên đồi về nhà. Tương tự, huyện vùng cao biên giới Sìn Hồ...

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh. Công văn nêu rõ, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, từ ngày 20 -23/1/2024, khu...

Rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày tới

Đêm qua và sáng sớm nay (21/1), bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến thời tiết các khu vực trong tỉnh gây mưa, mưa nhỏ rải rác. Trời chuyển rét, vùng cao trời rét đậm, rét hại. Nhiệt độ các khu vực giảm nhanh. Cụ thể, nhiệt độ không khí lúc 13 giờ đo được ở một số nơi trong tỉnh giảm từ 4 - 90C so với lúc 13 giờ ngày hôm qua như sau:...

Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra thiệt hại về người, cây trồng,...

Ngày 26/12, UBND có Công văn khẩn số 6715/UBND-NLN gửi các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố số về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng quy định,...

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp. Công điện gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ,...

Cùng tác giả

Hội nghị giao ban báo chí tháng 9

Quang cảnh hội nghị. Trong tháng 9/2024, các cơ quan báo chí đã phản ánh sinh động về kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và nhiều hoạt động khác. Chủ động cử phóng viên trực tiếp phụ trách hiện trường...

VEC viết tiếp sứ mệnh mở đường lớn

Hai thập kỷ trôi qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vẫn đang tìm cho mình hướng đi mới, cơ hội mới để phát huy vai trò dẫn dắt đầu tư, phát triển đường cao tốc quốc gia. Ông Trương Việt Đông, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc VEC. Trước tình trạng tắc nghẽn giao thông liên tục ở một số quốc lộ, trầm trọng nhất là tại các cửa ngõ vào TP....

Xã hội hóa việc xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở

Tiếp quản từ 1 điểm trường đã xây dựng cách đây hơn 20 năm, Nhà văn hóa thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng (ảnh trên) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo đạt chuẩn theo quy định trong xây dựng nông thôn mới. Việc tu...

Lào Cai miễn giảm, gia hạn nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ

Lào Cai miễn giảm, gia hạn nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão lũ. Các trường hợp được gia hạn thuế, được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp bị thiệt hại vật chất,...

Nâng giá trị cho nông sản để chiếm lĩnh thị trường

Phân lân Văn Điển: Nâng giá trị cho nông sản Tây Nguyên Đắk Nông: Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao Ứng dụng khoa học – công nghệ được coi là xương sống và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần tạo...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động tham gia thị trường phân bón hữu cơ ngoại tỉnh

Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Phân bón hữu cơ Lào Cai (tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Tư vấn kỹ thuật Lào Cai) đã xác định đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm, mở...

Xã Ngũ Chỉ Sơn trồng thành công giống ớt mới

Cách đây 1 năm, cây ớt "Trung đoàn" được Công ty TNHH Trung Thành Food liên kết với nông dân trồng thử nghiệm với diện tích 3.000 m2 tại thôn Cửa Cải. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy giống ớt này khá phù hợp với đất khô, địa...

Văn Bàn khôi phục sản xuất sau thiên tai

Tranh thủ những ngày nắng ráo, Nhân dân thôn bản Pàu, xã Dương Quỳ tập trung ra đồng cùng nhau buộc, dựng những diện tích lúa bị gãy, đổ, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín nhằm vớt lại phần nào công sức đã bỏ ra (ảnh...

Những nông dân mạnh dạn tìm hướng đi mới

Chuyển từ chăn thả rông sang nuôi nhốt đại gia súc vỗ béo, ông Vinh đã vay vốn trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại kiên cố. Từ 2 con giống ban đầu, đến nay, đàn đại gia súc của gia đình luôn duy trì gần chục con. Với hướng...

Phàn Mùi Pham năng động trong phát triển kinh tế

Măng bói đang vào mùa thu hoạch. Đồi măng bói gần 200 gốc của gia đình chị Phàn Mùi Pham đang bước vào cuối vụ thu hoạch, với giá bán trung bình từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, vụ măng năm nay gia đình chị có thêm khoản thu...

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Phú Nhuận thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Mô hình chăn nuôi thủy sản, gia cầm, kết hợp với trồng chè cho gia đình ông Ký thu nhập ổn định, tạo việc làm cho bà con trong thôn. Trồng trọt kết hợp chăn nuôi là hướng đi được gia đình ông Phan Trọng Ký lựa chọn để...

Nậm Tha phấn đấu hoàn thành tiêu chí thu nhập

Năm 2023, gia đình bà Triệu Thị Sinh, ở thôn Khe Cáo, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn thoát nghèo, hiện đã có "của ăn, của để". Sự đổi thay này có được bởi ngay khi xã có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế rừng, gia đình bà...

Người góp phần mở rộng vùng chè ở Nấm Lư

Chưa hết thời gian thu hoạch, nhưng gia đình anh Lù Văn Thòn đã thu được hơn 30 triệu đồng từ bán chè. Đây là điều mà gần chục năm về trước anh và một số người dân trong thôn không nghĩ tới, bởi khu đất này chỉ trồng...

Phụ nữ liên kết phát triển kinh tế

Chuyển đổi sang trồng hoa hồng và các loại rau ngắn ngày theo mùa cho gia đình bà Dung (thứ 2 phải ảnh) thu nhập tốt hơn. Trước đây, toàn bộ diện tích đất được gia đình bà Trần Thị Dung trồng rau su su, mất nhiều công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất