Powered by Techcity

Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới

NDO – Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới không chỉ nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần quảng bá hiệu quả văn hóa và hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Trong đó, trách nhiệm của giới trẻ ngày càng được khẳng định bởi họ là thế hệ có tư duy sáng tạo hiện đại, lại được tiếp thu và có khả năng làm chủ những thành tựu công nghệ mới.

Những nỗ lực và thành công bước đầu

Ở Việt Nam, thanh niên đóng vai trò như một nhân tố quyết định trong thực hiện nhiệm vụ phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới. Bởi họ là thế hệ đang ở độ tuổi sung sức nhất về thể chất, trí tuệ cũng như năng lực sáng tạo, những người có tư duy táo bạo, dám nghĩ dám làm, mang khát vọng đổi mới, mong muốn khẳng định bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

Người trẻ là những người lĩnh hội công nghệ mới tốt hơn, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Ngoài ra người trẻ còn có thế mạnh về ngoại ngữ dễ dàng cập nhật những xu hướng mới trong văn hóa. Họ cũng chính là thế hệ tiếp nối, thực hành và duy trì văn hóa trong tương lai.

Thực tế, những sản phẩm được tạo ra bởi giới trẻ, phát trên các nền tảng nhiều người trẻ sử dụng thiết nghĩ sẽ dễ có được sự tiếp nhận và đồng cảm từ những người cùng thế hệ. Từ đó, ít nhiều sẽ tạo được một cộng đồng có thị hiếu văn hóa tích cực hơn.

Thực tế, những sản phẩm được tạo ra bởi giới trẻ, phát trên các nền tảng nhiều người trẻ sử dụng thiết nghĩ sẽ dễ có được sự tiếp nhận và đồng cảm từ những người cùng thế hệ. Từ đó, ít nhiều sẽ tạo được một cộng đồng có thị hiếu văn hóa tích cực hơn.

Những năm gần đây, giới trẻ đã có sự quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới một cách có chọn lọc. Tận dụng những công cụ có sẵn trên các nền tảng: Facebook, Youtube, Tiktok… và các tiện ích đăng tải video, hình ảnh hay livestream, nhiều nhóm nghiên cứu văn hóa đã truyền bá các sản phẩm có nội dung về các loại hình văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc như: chèo, cải lương, tuồng, hát xẩm…

Có thể kể đến dự án tiêu biểu “Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương”, dự án “Trường ca kịch viện”…

Theo đó, dự án Chèo 48h dưới sự bảo trợ của “Tôi 20” (tổ chức phi lợi nhuận của các sinh viên) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn, Phát huy âm nhạc dân tộc và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững đã kết nối những bạn trẻ, đặc biệt ở độ tuổi học sinh, sinh viên, với những giá trị đặc sắc, nét đẹp truyền thống của chèo dân gian Việt Nam và các loại hình truyền thống khác. Với sự hỗ trợ của trang fanpage (nền tảng Facebook) và các nền tảng xã hội khác như: Youtube, dự án cũng thường xuyên cập nhật tin tức và các hình ảnh liên quan, từ đó, góp phần lan tỏa, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới nhiều người hơn.

Tương tự, dự án “Trường ca kịch viện” là một “bảo tàng” trực tuyến về nghệ thuật sân khấu truyền thống và diễn xướng dân gian Việt Nam. Thông qua các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội Facebook và website, “Trường ca kịch viện” mang đến những thông tin cơ bản về nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam, như: Rối nước, chèo, tuồng, cải lương, hát xẩm, quan họ, chầu văn… Sau hai năm triển khai, dự án đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ.

Phát triển các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới ảnh 1

Các dự án về Chèo thu hút nhiều bạn trẻ. (Ảnh: Fanpage Chèo 48h)

Mới đây, dự án Artbook song ngữ Việt – Anh “Gánh hát lưu diễn muôn phương” do một nhóm bạn trẻ ở TP Hồ Chí Minh sáng lập và thực hiện cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực, là một cách mở cánh cửa di sản với góc nhìn mới lạ của tuổi trẻ. Sách giới thiệu 30 nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu như: Quan họ, hát Xoan, Ca trù, Rối nước, Chèo, Chầu văn, Xẩm… và lễ hội dân gian gồm: Tết Nào Pê Chầu, lễ Cấp sắc, hội Gióng, lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui…

Ngoài ra, có thể đến các kênh Youtube của Nguyễn Khánh Vương Anh giới thiệu về ẩm thực Việt với những góc tiếp cận gần gũi, dung dị, Sunny Vietnam giới thiệu nhiều clip về văn hóa-du lịch đặc sắc; cuốn sách song ngữ Anh-Việt “Dệt nên triều đại” xuất bản tại Australia, khái quát về cổ phục Việt thời Lê sơ do nhóm Trung tâm Việt Nam (Vietnam Centre) thực hiện; fanpage Dong Ho folk paintings (Tranh dân gian Đông Hồ) của Nguyễn Diệu Vân – một cô gái sinh năm 2002, thường xuyên đăng tải các bức tranh nổi tiếng cùng lời giới thiệu ngắn gọn, súc tích, giúp người xem hiểu được nét đặc sắc của từng tác phẩm.

Ngoài kênh fanpage, Diệu Vân và nhóm bạn còn sử dụng nền tảng Youtube và Instagram… nhằm quảng bá về làng nghề tranh Đông Hồ, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, còn rất nhiều dự án phi lợi nhuận hướng đến số hóa các di sản, tác phẩm nghệ thuật cổ của một số kỹ sư, nhà khoa học trẻ tuổi.

Cần những sản phẩm văn hóa có giá trị

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới của Việt Nam hiện nay chưa nhiều, phần lớn là các dự án đơn lẻ của một nhóm hoặc một cá nhân nào đó; ít có sự đầu tư, hỗ trợ để xây dựng thành các sản phẩm hàng loạt, có tính đại chúng, giúp định vị thương hiệu văn hóa Việt Nam trên thế giới. Mặt khác, các sản phẩm hiện nay chưa phong phú về mặt thể loại, chủ yếu là các lĩnh vực âm nhạc truyền thống, ẩm thực. Trong khi đó, các lĩnh vực còn rất đa dạng về tiềm năng sáng tạo, từ điện ảnh, thời trang, giải trí đến thủ công mỹ nghệ…

Bên cạnh đó, có một số “sản phẩm văn hóa” được phát triển bởi giới trẻ tồn tại trên các nền tảng mạng xã hội chưa thực sự mang lại những thông điệp tích cực cho cộng đồng. Thậm chí, còn có những sản phẩm độc hại đã và đang len lỏi rất nhanh, ăn sâu, bén rễ vào đời sống tinh thần của xã hội. Đây là những sản phẩm văn hóa nhảm nhí, tồn tại một cách vô bổ, ảnh hưởng đến tư duy của lớp trẻ, khiến họ có những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện. Những sản phẩm đó hạ thấp thị hiếu của xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là các sản phẩm văn hóa xuyên biên giới của Việt Nam hiện nay chưa nhiều, phần lớn là các dự án đơn lẻ của một nhóm hoặc một cá nhân nào đó; ít có sự đầu tư, hỗ trợ để xây dựng thành các sản phẩm hàng loạt, có tính đại chúng, giúp định vị thương hiệu văn hóa Việt Nam trên thế giới.

Vì thiếu kinh nghiệm, thiếu sự tìm tòi, tự tin thái quá vào hiểu biết của bản thân, một số người trẻ còn để xảy ra những sai sót trong thiết kế, phục dựng, tái hiện các sản phẩm văn hóa do mình sáng tạo. Cá biệt, có hiện tượng đề cao sự phá cách trong quá trình thể nghiệm, kết hợp bất hợp lý giữa văn hóa truyền thống với hiện đại dẫn đến hành vi phản cảm, phản văn hóa.

Những biểu hiện tiêu cực này cần được chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu cấp bách phải xây dựng và phát triển những sản phẩm văn hóa đúng nghĩa, mang lại giá trị đích thực cho cộng đồng và được xã hội công nhận. Bởi một sản phẩm âm nhạc, một tác phẩm điện ảnh giá trị hoàn toàn có khả năng làm nên thương hiệu quốc gia, giúp lan tỏa hình ảnh và cuộc sống Việt Nam.

Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Hướng đi mới cho hát Xẩm giữa đời sống âm nhạc đương đại

Hát Xẩm là loại hình âm nhạc dân gian thuần Việt, đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua nhiều thăng trầm, vài năm qua một hiện tượng thú vị là nhiều người trẻ ở Hà Nội mê hát Xẩm. Họ đang làm sống lại Xẩm theo những cách thức riêng. Chiếu Xẩm đã đi vào những MV ca nhạc, lên những sân khấu lớn lung linh. Đặc biệt hơn, các chương trình biểu diễn trải nghiệm...

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Chia sẻ về những khó khăn trên hành trình đưa xẩm tiếp cận công chúng trẻ, anh Ngô Văn Hảo cho biết, thách thức lớn nhất là giới trẻ hiện nay đã quá quen thuộc với âm nhạc hiện đại sôi động, giàu tính giải trí, nên để họ thích và dần gắn bó với loại hình nghệ thuật truyền thống đã qua nhiều thăng trầm như xẩm là không dễ dàng. Chưa kể,...

Đệ trình UNESCO hai di sản văn hóa phi vật thể

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xin phép ký và gửi các...

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”: Một bài toán khó

Bên cạnh việc thiếu vắng kịch bản đề tài đương đại, hoạt động phê bình sân khấu trong nhiều năm qua cũng có nhiều hạn chế. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 100 đơn vị nghệ thuật sân khấu trong và ngoài công lập. Thế nhưng, đội ngũ phê bình sân khấu cũng chỉ thấy có vài tên tuổi nổi lên như Phó Giáo sư Tất Thắng, Phó Giáo sư - Tiến...

Tìm giải pháp để sân khấu Việt “cất cánh”

Cảnh trong vở "Đất liền và biển cả" của Nhà hát Cải lương Hải Phòng. Nhiều khó khăn Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2023 không có giải A ở cả hai hạng mục quan trọng nhất là kịch bản văn học và vở diễn. Điều này cho thấy, so với năm 2022, sân khấu Việt năm 2023 có phần trầm lắng hơn. Lý giải tình trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương,...

Cùng tác giả

Hoàn thành khu nhà tạm cho người dân Làng Nủ

Khu tạm cư nằm cách nơi ở cũ của bà con gần 1 km, được triển khai từ ngày 15/9, tổng diện tích 2.500 m2, mỗi gian có diện tích 36 m2. Ngay sau khi khởi công, cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Yên và ngành liên quan đã vào cuộc...

Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tỉnh Lào Cai khắc phục thiên tai

Quân khu 7 hỗ trợ Nhân dân Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai Chiều nay 20/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn công tác Quân khu 7 do Thiếu tướng Trần Vinh Ngọc, Phó Chính ủy Quân khu làm Trưởng đoàn đã trao nhu yếu phẩm, trang bị,...

HĐND huyện Bắc Hà bầu chức danh Chủ tịch UBND huyện

Kỳ họp đã thực hiện các nội dung gồm: Bầu chức danh Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND huyện khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026; phê chuẩn điều chỉnh chủ trương đầu tư một số...

35 tấn hàng Liên bang Nga viện trợ đã đến Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Liên bang Nga Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga Chuyên cơ đặc biệt mang số hiệu SUM 9127 của Bộ Phòng vệ dân sự, tình trạng khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai Liên Bang Nga (Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga) đã đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, mang theo 35...

Nhiều cơ sở y tế bị ảnh hưởng sau mưa lũ

Sau mưa lớn, một phần taluy phía sau Phòng khám Đa khoa khu vực Lùng Phình bị sạt, làm sập đổ khu vực bếp ăn, nhà xe, công trình vệ sinh ngoài trời và bể chứa nước. Đất tràn vào tầng 1 khu vực nhà điều trị làm vỡ, hỏng...

Cùng chuyên mục

Nậm Lúc: Các trường học chưa thể tái giảng sau lũ dữ

Nậm Lúc: Các trường học chưa thể tái giảng sau lũ dữ Nguồn

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu Nguồn

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm Nguồn

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi mua bán người xuyên quốc gia

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Xúc tiến, quảng bá hình ảnh Việt Nam tới kinh đô điện ảnh Hollywood

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà tiếp nhận hơn 2,1 tỷ đồng hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng mưa lũ

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai: 77 đơn vị trường chưa thể tổ chức dạy học được từ ngày 16/9

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà: Thông tuyến tạm thời đến xã Bản Liền và 10 thôn trên địa bàn huyện

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất