Powered by Techcity

Nông sản không thể dựa vào “giải cứu” và lòng trắc ẩn!

Được mùa mất giá, thiếu quy hoạch, thiếu dự báo thị trường hay tình trạng “nay ồ ạt trồng cây này, mai lại thi nhau chặt hạ để trồng cây khác”… vẫn là câu chuyện chưa bớt “nóng” và tiếp tục là các bất cập của nông sản Việt. Hết thanh long, khoai lang, cây cam sành rớt giá thê thảm, đến việc ồ ạt chặt hạ cây điều để trồng sầu riêng vượt quy hoạch xôn xao suốt thời gian qua.

Nông sản không thể dựa vào "giải cứu" và lòng trắc ẩn! ảnh 1

Vùng trồng thanh long (Ảnh minh họa).

Còn nhớ trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây, đại biểu Nguyễn Thanh Phong – đoàn Vĩnh Long nêu thực trạng, hiện nay diện tích trồng sầu riêng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên do giá cả tăng cao, vì vậy phong trào phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng thiếu kiểm soát, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường khi cung vượt cầu.

Cũng trong phiên chất vấn đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan thừa nhận, làm sao để hóa giải được lời nguyền “được mùa mất giá” và vấn đề liên quan tới hiệu ứng của cây sầu riêng không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở cả Đông Nam Bộ và nhất là Tây Nguyên.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, chúng ta không nên dùng từ “giải cứu” nông sản nữa, vì nói hàng giải cứu thì nông sản càng rớt giá. Bộ trưởng đề nghị cần tư duy lại chỗ này. “Chúng ta không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì chúng ta không bao giờ thành công. Đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại” – ông Hoan dẫn chứng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường, điệp khúc “được mùa mất giá” vẫn cứ diễn ra.

Với người nông dân, khi vụ mùa bội thu lẽ ra phải là niềm vui lớn. Vậy mà thay vì hân hoan, khuôn mặt khắc khổ ấy lại hằn nỗi buồn chất chứa vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Rõ ràng, đầu ra sản phẩm nông nghiệp là một bài toán lớn mà chưa có một lời giải căn cơ. Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể dựa vào “giải cứu” và lòng trắc ẩn của người tiêu dùng.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, người nông dân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt “luật chơi” của thị trường thế giới mới mong mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Việc Ủy ban châu Âu (EC) phạt “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này do tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định chính là lời cảnh báo nghiêm khắc cho ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung.

Trong xu hướng hiện nay, nông nghiệp muốn phát triển thì việc “liên kết 4 nhà”: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp là tất yếu. Sự liên kết này phải chặt chẽ, đồng bộ đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên thì mới đưa được sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Đau đáu trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành.

Khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo chuỗi liên kết, tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung, gắn sản xuất với những tín hiệu của thị trường, liên kết nông dân bằng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một chuỗi giá trị với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kể cả những thị trường truyền thống và thị trường mới còn nhiều tiềm năng; xây dựng nội dung đàm phán về mở cửa thị trường, kiểm dịch động thực vật và các yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và các tiêu chuẩn hàng Việt Nam xuất đi các thị trường khác…

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng tình trạng “giải cứu” nông sản những năm qua có trách nhiệm của chính người nông dân. Do đó, đối với nhà nông – chủ thể chính của nền nông nghiệp cần phải thay đổi một cách căn bản tư duy sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật, bám sát thông tin thị trường… Tất cả những cố gắng sẽ như “công dã tràng” nếu không có sự đổi mới từ chính họ.

Báo Công Thương

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông sản Việt Nam tăng cơ hội “chinh phục” nhiều thị trường khó tính

Xu hướng tất yếu nâng cao giá trị nông sản Cách đây 10 năm, việc xây dựng mô hình sản phẩm hữu cơ còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) đã quyết tâm bắt tay thực hiện. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, chuyển đổi số vào quy trình sản xuất ngay từ vùng trồng nguyên liệu, truy...

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

“Hoàn thiện đầy đủ cơ sở dữ liệu để kết nối với hạ tầng số tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số” là yêu cầu của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” diễn ra chiều 14/5 tại Hà Nội. Đánh giá về thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương cũng như các bộ, ngành thảo luận, đề xuất những giải pháp để tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước nói chung, đặc biệt giữa các địa phương có chung đường biên giới với nhau. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle1!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1,"adsWeb_AdsArticleMiddle1")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle1").style.display="none"}}); Tại Hội nghị, đại diện 7 địa phương biên giới phía Bắc với Trung Quốc như Cao Bằng,...

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa

Các lãnh đạo, chuyên gia nông nghiệp tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” . Sáng 22/9, tại TP Hồ Chí Minh, báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức...

Cùng tác giả

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Cử tri Văn Bàn kiến nghị hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị, cử tri cụm 3 xã Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha có 10 ý kiến tập trung vào mong muốn được đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đối với hệ thống...

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Qua rà soát sơ bộ, hiện có gần 700 nội dung được giao trong...

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Năm 2024, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đổi mới; các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các trang, cổng...

Tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, ngành nông nghiệp có 16/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; đặc biệt 2 mục tiêu lớn là đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông,...

Cùng chuyên mục

Tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, ngành nông nghiệp có 16/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; đặc biệt 2 mục tiêu lớn là đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông,...

Gặp mặt phóng viên và các lực lượng đi thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Xây dựng mã số vùng trồng góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định được cấp mã số vùng trồng là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị kinh tế của cây bưởi Múc, hơn 50 thành viên của Hợp tác xã bưởi Múc tại xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng đã thống nhất xây dựng vùng trồng...

Lào Cai chủ động sản xuất chuối giống kháng bệnh vàng lá Panama

Nếu hoạt động hết công suất, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh có khả năng sản xuất tối đa lên đến hàng triệu cây giống mỗi năm. Từ giữa năm nay, gen kháng bệnh vàng lá Panama đã được chuyển giao thành...

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất