Powered by Techcity

Ngày thơ Việt Nam tôn vinh di sản thi ca và khối đại đoàn kết dân tộc

Hoàng thành Thăng Long. Ảnh minh họa

Tôn vinh di sản thi ca dân tộc

Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) ngày 23 – 24/2 (tức 14 – 15 tháng Giêng âm lịch).

Từ ngày 14 âm lịch (23/2) công chúng có thể bắt đầu tham quan Nhà ký ức và tìm hiểu về các nhà thơ dân tộc do Ban tổ chức lựa chọn, giới thiệu. Người yêu thơ sẽ được đi trên con đường thơ để đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay về dân tộc, tham gia trò chơi đố thơ, giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ, nhà thơ đã thành danh, tham gia hoạt động của một số câu lạc bộ thơ trong các quán thơ do Ban tổ chức sắp xếp.

Ngày Rằm tháng Giêng (24/2) sẽ diễn ra sự kiện chính của Ngày Thơ. Buổi sáng sẽ diễn ra tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ”, do nhà thơ Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của nhiều nhà thơ, học giả, nhà lý luận phê bình văn học để lý giải về mối quan hệ đồng nhất nhưng cũng riêng biệt giữa bản lĩnh và bản sắc của công việc sáng tạo thi ca.

Buổi tối là đêm thơ “Bản hòa âm đất nước” được mở đầu với màn biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Đêm thơ gồm 4 phần. Phần 1 là trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực phía Bắc; tiếp đó là sự tham gia của nhà thơ quốc tế giao lưu và đọc thơ; phần ba là trình diễn, đọc thơ của các tác giả khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam; phần cuối mang tên “Những dư âm còn mãi”.

Các tác phẩm được trình diễn trong đêm thơ gồm các truyện thơ, sử thi như “Bách điểu bách hoa” của dân tộc Tày; “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường và “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái. Đây là những kiệt tác trong kho tàng văn học dân gian của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Thơ của 16 tác giả trong nước và quốc tế sẽ do tác giả trực tiếp đọc hoặc được các nhà thơ, nghệ sỹ ngâm thơ trình bày. Có thể kể tên một số nhà thơ có tác phẩm tại đêm thơ như: Nông Quốc Chấn, Dương Khâu Luông (dân tộc Tày); Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy); Pờ Sảo Mìn (dân tộc Pa Dí), Lý Hữu Lương (dân tộc Dao), Kiều Mai Ly (dân tộc Chăm), Thạch Đờ Ni (dân tộc Khmer), Thái Hồng (dân tộc Hoa); Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường); Đỗ Thị Tấc, Nguyễn Phúc Lộc Thành (dân tộc Kinh)…

Nhà thơ Hữu Việt, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, người phụ trách kịch bản đêm thơ, cho biết chương trình đêm thơ năm nay là sự kết hợp hài hòa, cân đối các yếu tố sân khấu hóa trong trình diễn thơ, sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, âm thanh, ánh sáng, trang phục… Chương trình cũng duy trì lối đọc thơ truyền thống của các nhà thơ, nghệ sỹ với mong muốn khán giả được thưởng thức trọn vẹn những tác phẩm thơ xuất sắc nhất.

Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa chia sẻ, Ngày Thơ năm nay tôn vinh các nhà thơ dân tộc Việt Nam, với sự tham gia của những nhà thơ ở cả miền núi và miền xuôi. Tiêu chí của Ban tổ chức là chọn những bài thơ viết về con người, cảnh sắc miền núi, viết về văn hóa tập tục của người miền núi…

Đề cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 góp phần giới thiệu đến với công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam và tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc, viết về các thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc. Không gian Ngày Thơ năm nay được lấy cảm hứng từ chính chủ đề “Bản hòa âm đất nước” với tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng đạo diễn Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, năm 2024, đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ, Ngày Thơ năm nay sẽ diễn ra tại toàn bộ khuôn viên bãi cỏ trước cửa Đoan Môn ở Hoàng thành Thăng Long. Các sự kiện chính sẽ diễn ra trên trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long, từ cửa Đoan Môn đến Cột cờ Hà Nội. Các hoạt động của ngày thơ bố trí cấu trúc trên toàn bộ trục thần đạo, khán giả và người tham dự sẽ đi từ cổng thơ, đến đường thơ, qua Nhà Ký ức, đến cây thơ và cuối cùng là sân khấu chính diễn ra đêm thơ.

Trên chính giữa trục thần đạo, năm nay Ban Tổ chức tiếp tục xây dựng không gian Nhà ký ức theo hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên. Nơi đây sẽ trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ – Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 11 nhà thơ người dân tộc đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Đêm thơ Nguyên tiêu tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng, nên vầng trăng được chọn làm ngôn ngữ thiết kế không gian mỹ thuật. Cổng thơ là những vầng trăng non uốn lượn trên hành trình tròn đầy. Bước qua cổng thơ là đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu với họa tiết, hoa văn trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trên mỗi mầm lá viết 1 câu thơ hay do Ban tổ chức tuyển chọn. Tổng cộng sẽ có 54 câu thơ, tương ứng với 54 dân tộc anh em.

Cây thơ được thiết kế với một nửa vầng trăng trên đỉnh, bên dưới là các câu đố thơ treo trên cành cây. Khán giả có thể tham gia trò đố vui: Đọc câu thơ, gọi đúng tên tác giả và nhận phần thưởng. Điểm đến cuối cùng là sân khấu chính – một vầng trăng trọn vẹn, tròn đầy của ngày rằm cùng mô hình lưỡng long chầu nguyệt, họa tiết hoa văn đặc trưng của đồng bào các dân tộc sẽ kết thúc hành trình của vầng trăng non từ cổng thơ đến nơi diễn ra đêm thơ.

Theo đạo diễn Lê Quý Dương, toàn bộ không gian Ngày Thơ sẽ là hoa văn thổ cẩm trên mái nhà, thân cây, lá cây… kết hợp với 22 đài đuốc, tượng trưng cho Ngày Thơ lần thứ 22 của Hội Nhà văn Việt Nam, tạo hiệu ứng ánh sáng, mang lại không gian ấm cúng cho cộng đồng yêu thơ đến tham dự. Ban Tổ chức đã chọn 22 ca khúc do các nhạc sỹ sáng tác hoặc phổ thơ về miền núi, dân tộc như “Bóng cây kơ nia”, “Cây đàn Chapi”… để tạo nên không gian đậm chất thi ca ở Hoàng thành, một “Bản hòa âm đất nước” thực sự thú vị, đa màu, đa sắc…

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều thông tin: Năm nay là năm bản lề, chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất, Hội Nhà văn Việt Nam muốn tổ chức một cuộc hội ngộ giữa đại diện thi ca các dân tộc Việt Nam. Hội đã mời các tác giả đại diện nhiều dân tộc như Mường, Thái, Tày, Khmer, Êđê, Chăm, Hoa… từ khắp mọi miền đất nước về Hoàng thành Thăng Long để cùng cất lên những “bài ca” về con người, dân tộc và những điều tốt đẹp. Các đại biểu cũng tham gia hội thảo, tọa đàm để bàn về bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tạo thi ca, giải pháp giữ gìn và đưa văn hóa dân tộc vươn ra thế giới…

“Đoàn kết dân tộc vô cùng quan trọng và Ngày Thơ Việt Nam cũng được tổ chức theo tinh thần đó. Chúng tôi đã tuyển chọn các nhà thơ tiêu biểu phản ánh cảm xúc thi ca đặc sắc, độc đáo của nhiều dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết dân tộc, từ núi rừng phía Bắc tới miền Trung, lên Tây Nguyên, xuống Nam Trung Bộ rồi về cực Nam…, để Ngày Thơ năm nay thực sự là một bản hòa âm đất nước”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều bày tỏ.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế ban đêm

Nhiều địa phương chưa xây dựng được khung chính sách thúc đẩy kinh tế ban đêm; các mô hình còn đơn điệu, thiếu đột phá, thiếu điểm nhấn. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục bổ sung những giải pháp đột phá, có tính khả thi cao để tạo ra những "gói" sản phẩm hấp dẫn giúp thúc đẩy loại hình kinh tế ban đêm phát triển. Vài năm trở lại đây, hoạt...

Cơ hội để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ" sẽ diễn ra từ ngày 25 - 28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Diễn ra trong khuôn khổ lễ hội, Hội nghị "Hà Nội - Điểm đến du lịch văn hóa - lịch sử" sẽ được tổ...

Tour đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” – Hành trình trải nghiệm đặc sắc

Tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” ra đời là hướng tìm tòi sáng tạo để xây dựng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn, dựa trên những di tích, di vật tưởng chừng như quen thuộc với du khách. Kết thúc tour là trò chơi Giải mã Hoàng Thành Thăng Long dành cho tất cả những người tham gia tham quan. Theo đó, một số hiện vật tiêu biểu...

Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu là ngày lễ lớn của người Việt

Người dân cầu bình an, may mắn tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Ảnh tư liệu Tết Nguyên tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ, còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Nguyên tiêu nghĩa là đêm trăng đầy nhất của tháng đầu tiên trong năm, tức rằm tháng Giêng. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa xuân....

Lắng đọng cảm xúc trong đêm thơ Việt Nam năm 2024

Tiết mục thơ “Thơ tình người lính biển” và ca khúc “Chút thơ tình người lính biển” dưới phần trình bày của Nghệ sỹ ưu tú Thanh Sử, Nghệ sỹ ngâm thơ Hoàng Đức Tâm và Nghệ sỹ guitar Ngô Duy Thanh. Với chủ đề "Vần xưa vang bóng - Điệu mới giao hòa", đêm thơ mang đến cho khán giả nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được thể hiện dưới các hình thức...

Cùng tác giả

Chợ ven đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Theo phản ánh của người dân xã Thống Nhất, trên Quốc lộ 4E, đoạn qua thôn Phú Hùng và thôn Hòa Lạc (ảnh trên), 2 chợ tạm hoạt động ven đường đã tồn tại trong thời gian dài, gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho...

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV bắt đầu đợt họp thứ 2

Quang cảnh kỳ họp. Trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: dự án Luật Nhà giáo; chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư...

Tập trung sản xuất để vụ đông mang lại thu nhập tốt

Tập trung sản xuất để vụ đông mang lại thu nhập tốt. Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ sản xuất 4.480 ha cây vụ đông. Ngoài ra, từ các nguồn hỗ trợ, bà con sẽ tăng thêm khoảng 600 ha ngô và 600 ha rau màu. Hiện việc...

Tập huấn "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai"

Quang cảnh lớp tập huấn. Tại lớp tập huấn, 50 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên được chuyên gia Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên...

Gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, các Phó Chủ tịch Quốc hội và hơn 100 đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Thành quả của giáo dục từ sự nỗ lực lớn của đội ngũ nhà giáo Thay mặt toàn ngành Giáo dục, các nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Chủ...

Cùng chuyên mục

Báo Lào Cai Thường kỳ số 4207 ra ngày 18/11/2024

Báo Lào Cai Thường kỳ số 4207 ra ngày 18/11/2024 Nguồn

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Quảng bá, tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào Khmer

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà Nguồn

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khảo sát xây dựng điểm dân cư tại huyện Bát Xát

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Sân chơi mang nhiều ý nghĩa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Pep Guardiola thua 4 trận liên tiếp lần đầu tiên

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11)

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

3 sản phẩm trà của Lào Cai được trao giải tại cuộc thi “Trà thế giới”

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất