Powered by Techcity

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10 Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe và thảo luận Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thảo luận một số dự án Luật.

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ảnh 1

Chiều 25/10, Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trước đó, trong phiên họp buổi sáng ngày 25/20, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước. Trong quá trình thảo luận, đã có 17 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, 5 lượt đại biểu phát biểu tranh luận, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nội dung dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; tên gọi của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước; trách nhiệm của Cơ quan quản lý căn cước; trung tâm dữ liệu quốc gia; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, các đại biểu tập trung thảo luận về: thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Liên quan đến thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, các đại biểu tập trung thảo luận về: Tên gọi của thẻ căn cước; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; người được cấp thẻ căn cước; các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; thu hồi, giữ thẻ căn cước; khóa, mở khóa căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.…

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều 25/10, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe: Trưởng Ban Kiểm phiếu Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả kiểm phiếu; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: Có 472 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.55 % tổng số ĐBQH), trong đó có 470 đại biểu tán thành (bằng 95,14 % tổng số ĐBQH); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tổng số ĐBQH).

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 11 đại biểu phát biểu. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung sau: Chính sách của Nhà nước về viễn thông; trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông; bảo đảm bí mật thông tin; quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông; từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông; hình thức cấp giấy phép viễn thông; đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông; quỹ dịch vụ viễn thông công ích; việc phân bổ, cấp, đăng ký, sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet; dịch vụ chuyển mạng giữ số; cấp giấy phép viễn thông; thu hồi, tháo dỡ các công trình viễn thông khi không còn sử dụng; gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép viễn thông; cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet; cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây; thông tin khẩn cấp phục vụ quốc phòng, an ninh; việc thiết lập và hoạt động của mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm bí mật thông tin; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông; điều kiện về viễn thông khi tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; điều kiện cấp giấy phép nghiệp vụ viễn thông; thẩm quyền cấp giấy giấy phép viễn thông; đất sử dụng cho công trình viễn thông; thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông; bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông; quy định chuyển tiếp.

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội chính thức thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các báo cáo về công tác của những người được lấy phiếu đã gửi tới các đại biểu Quốc hội. Đối với các báo cáo về kê khai tài sản của những người được lấy phiếu sẽ được chuyển tới các Đoàn xem xét, nghiên cứu. Cũng theo ông Vương Đình Huệ, đến thời điểm này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nhận được báo cáo tổng hợp...

Ngày 24/10, Quốc hội bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội nghe trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội. Trong phiên...

Đã giải ngân hơn 96,4 nghìn tỷ đồng hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Cụ thể, về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, kết quả giảm 2% thuế giá trị gia tăng đạt 44.458 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch. Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đến cuối tháng 8/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 781 tỷ đồng, tương đương 1,95% nguồn lực được Quốc hội...

Cùng tác giả

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc để giảm nghèo bền vững

Để đạt được kết quả trên, trong năm 2024, nhiều chính sách giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực và thực hiện lồng ghép kết hợp với các chính sách đầu tư của Chính...

Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng trao hỗ trợ tại huyện Si Ma Cai

Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng trao hỗ trợ tại huyện Si Ma Cai. Tại chương trình, các thành viên trong đoàn đã sẻ chia với những thiệt hại về người và tài sản của người dân huyện Si Ma Cai trong hoàn lưu cơn bão số 3....

Chàng trai 21 tuổi chinh phục 15 đỉnh núi cao của Việt Nam

Khát khao chinh phục những đỉnh cao Trương Quốc Khánh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, vẫn còn nhớ như in ngày 1.11.2020, anh chàng bước vào thế giới của trekking và Fansipan – Nóc nhà Đông Dương, là thử thách đầu tiên. Ngày đó, do chưa có kinh nghiệm và sự chuẩn bị, Khánh leo từ 8 giờ đến tận 4 giờ chiều mới lên đến đỉnh. Tưởng rằng đó là lần đầu cũng là lần cuối, nhưng không, với khát khao chinh phục...

Lễ cúng rừng của đồng bào người Mông xã Hoàng Liên

Hôm nay, bà con người Mông thôn Cát Cát tập trung đông đủ tại khu rừng cấm của thôn để làm lễ cúng rừng thiêng, với mong muốn rừng sẽ che chở cho dân bản được mạnh khỏe, bình yên, mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi. Lễ vật cúng thần rừng...

Quyết tâm hoàn thành thu ngân sách 12.800 tỷ đồng

Tính đến ngày 20/11, ngành thuế Lào Cai đã thực hiện số thu nội địa đạt 7.892 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Trong đó, các nguồn thu chính từ tiền sử dụng đất, thuế, phí đều tăng cao. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất công...

Cùng chuyên mục

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc để giảm nghèo bền vững

Để đạt được kết quả trên, trong năm 2024, nhiều chính sách giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực và thực hiện lồng ghép kết hợp với các chính sách đầu tư của Chính...

Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng trao hỗ trợ tại huyện Si Ma Cai

Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng trao hỗ trợ tại huyện Si Ma Cai. Tại chương trình, các thành viên trong đoàn đã sẻ chia với những thiệt hại về người và tài sản của người dân huyện Si Ma Cai trong hoàn lưu cơn bão số 3....

Chàng trai 21 tuổi chinh phục 15 đỉnh núi cao của Việt Nam

Khát khao chinh phục những đỉnh cao Trương Quốc Khánh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, vẫn còn nhớ như in ngày 1.11.2020, anh chàng bước vào thế giới của trekking và Fansipan – Nóc nhà Đông Dương, là thử thách đầu tiên. Ngày đó, do chưa có kinh nghiệm và sự chuẩn bị, Khánh leo từ 8 giờ đến tận 4 giờ chiều mới lên đến đỉnh. Tưởng rằng đó là lần đầu cũng là lần cuối, nhưng không, với khát khao chinh phục...

Lễ cúng rừng của đồng bào người Mông xã Hoàng Liên

Hôm nay, bà con người Mông thôn Cát Cát tập trung đông đủ tại khu rừng cấm của thôn để làm lễ cúng rừng thiêng, với mong muốn rừng sẽ che chở cho dân bản được mạnh khỏe, bình yên, mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi. Lễ vật cúng thần rừng...

Nhiều công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập thành phố Lào Cai

Nhiều công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập thành phố Lào Cai. Cụ thể, đã khởi công 3 công trình, gồm: trường Mầm non Bắc Lệnh; xây dựng phòng học chức năng, cải tạo, sửa chữa Trường THCS Ngô Văn Sở; cải tạo, sửa...

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai: 33 năm hành trình nhân ái

“Mỗi tổ chức, các nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” là cuộc vận động điển hình của Hội Chữ thập đỏ Lào Cai. Từ năm 2022 đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã lập danh sách hơn 5.800 địa chỉ khó khăn để kêu...

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông – lâm nghiệp

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ, hai nhà máy chế biến tinh dầu quế của Công ty Chế biến nông sản xuất khẩu Sơn Hải đặt tại xã Vĩnh Yên và xã Tân Dương đã trở lại hoạt động. Năm nay, thị trường tiêu thụ quế gặp nhiều khó khăn, các đối tác của Sơn Hải đặt hàng hạn chế dẫn đến lượng hàng xuất khẩu thấp hơn cùng kỳ, sản phẩm tinh dầu quế tồn kho...

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Trận mưa lũ lịch sử cách đây hơn 2 tháng đã gây thiệt lớn về người, tài sản ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Sau thiên tai, Làng Nủ đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, các địa phương và người dân trong cả nước. Với tinh thần quyết tâm “Biến đau thương thành hành động”, tất cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và...

Độc đáo nhà cổ trình tường miền biên viễn

24/11/2024 | 05:59 Lào Cai: TPO – Hà Nhì là dân tộc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Cư trú chủ yếu trên vùng núi cao, người Hà Nhì rất giỏi canh tác trên đất dốc, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và phong tục, tập...

Một ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng tại trường của học sinh vùng cao

Lý Thị Dùa (lớp 7) là một trong số các học trò của Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ có gia đình bị thiệt hại nặng nề sau cơn lũ xảy ra gần 2 tháng trước. Bố của Dùa vốn là trưởng thôn Trung Hồ (xã Trung Lèng Hồ), mất khi đang đi hỗ trợ người dân di dời tài sản khỏi nơi sạt lở. Sau thời gian về chịu tang bố, Dùa vực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất