Tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng trăm người dân địa phương và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tham gia lễ hội phá trằm bắt cá.
Lễ hội này tồn tại từ hơn 300 năm nay, được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hằng năm.
Các vị chức sắc của làng làm lễ cúng trước khi phá trằm.
Sau phần lễ và ba hồi trống thì người dân, du khách được dùng các ngư cụ truyền thống như: nơm, rớ, rập… (tuyệt đối không dùng kích điện, vật sắc nhọn) để xuống trằm bắt cá.
Đây là lễ hội văn hóa dân gian độc đáo, nổi tiếng hấp dẫn, mỗi năm chỉ diễn ra đúng một lần.
Gọi là “Phá Trằm” nhưng thực chất chỉ là việc xả nước bắt cá làm thực phẩm sau những ngày mùa vất vả.
Lễ hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Để tổ chức “Phá Trằm”, trước đó, ban tổ chức sẽ tiến hành tiêu nước của hồ Trà Lộc (có diện tích mặt nước hơn 10 ha).
Không khí vui tươi thu hút nhiều trẻ em cũng tham gia, qua đó góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống cho thế hệ sau này.
Sự tham gia háo hức của nhiều người tạo nên một lễ hội độc lạ và đẹp mắt trong lòng du khách.
Rớ là dụng cụ để bắt cá không thể thiếu khi tham gia lễ hồi này.
Nhiều nhiếp ảnh gia đã đến lễ hội để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
Cá bắt được trong lễ hội Phá trằm sẽ thuộc về người dân và họ xem đây là “lộc trời”.