Powered by Techcity

Nâng tầm hợp tác văn hóa – du lịch, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước tại Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước tại Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan liên quan tổ chức.

Đây là lần đầu tiên một Diễn đàn hợp tác văn hóa và xúc tiến du lịch Việt – Hàn được tổ chức quy mô, với sự hiện diện đông đảo của đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hai nước, thể hiện rõ sự quan tâm và mong muốn thúc đẩy hợp tác du lịch và văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc – điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước thời gian qua.

Tại Diễn đàn, ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, hậu duệ đời thứ 31 của Vua Lý Thái Tổ đã trình bày về cơ hội, thách thức trong triển khai hợp tác du lịch cấp cao, du lịch y tế giữa hai nước và dự án nghiên cứu, kết nối thông tin, hợp tác hạ tầng thúc đẩy chính sách hoàn thuế cho khách du lịch nước ngoài; lãnh đạo huyện Bonghwa, tỉnh Bắc Kyungsang giới thiệu về dự án “Làng Việt Nam” tại đây trở thành điểm nhấn giao lưu văn hóa quan trọng giữa hai nước; đại diện Công ty Dal LaLa Network trình bày về dự án tìm kiếm và đào tạo ngôi sao âm nhạc Việt toàn cầu; Tập đoàn CJ trình bày về các hoạt động hỗ trợ điện ảnh Việt Nam…

Một tiết mục biểu diễn tại Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Một tiết mục biểu diễn tại Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Diễn đàn, Thủ tướng và các đại biểu cũng chứng kiến Hãng hàng không Vietjet kỷ niệm 10 năm mở đường bay tới “xứ sở Kim chi” và công bố đường bay mới Daegu – Nha Trang; đồng thời chứng kiến 8 văn kiện hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và Hàn Quốc.

Các văn kiện này gồm bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến du lịch Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2025-2026 giữa Cục Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc; 4 bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với 4 đối tác Hàn Quốc (Hana Tour, Interpark Triple, Mode Tour, Yellow Balloon Tour); bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy dịch vụ du lịch cao cấp và du lịch y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc; bản ghi nhớ hợp tác dự án nghiên cứu, kết nối thông tin và hợp tác hạ tầng thúc đẩy chính sách hoàn thuế cho khách du lịch nước ngoài…

Thủ tướng mong rằng, hai bên sẽ cùng nhau đưa ra những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực, đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng mong rằng, hai bên sẽ cùng nhau đưa ra những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực, đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc tổ chức diễn đàn có nhiều ý nghĩa này với các ý kiến phát biểu tâm huyết, đề xuất các dự án tâm huyết, khả thi.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, phát triển bền vững, bao trùm và tăng trưởng xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia. Trong đó, văn hóa nổi lên như một động lực của sự phát triển bền vững, nhờ đó giúp du lịch toàn cầu tăng trưởng trở lại với tốc độ nhanh hơn dự báo.

Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2023 du lịch đóng góp 15.500 tỷ USD, bằng 11,6% GDP toàn cầu với 430 triệu người làm việc. Thủ tướng nhấn mạnh, chìa khóa cho tương lai của du lịch sẽ là du lịch tái tạo, phát triển du lịch bền vững hơn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, truyền thống và môi trường.

Theo Thủ tướng, cùng là hai quốc gia châu Á với nhiều điểm tương đồng trong văn hóa và lịch sử, trong hơn 30 năm qua, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc có những bước phát triển vượt bậc, trở thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 và đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp và thuận lợi nhất từ trước đến nay.

Hàn Quốc hiện là đối tác đứng thứ nhất của Việt Nam về đầu tư FDI (đạt 87 tỷ USD), thứ hai về hợp tác phát triển và thứ ba về thương mại (năm 2023 đạt 76 tỷ USD).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Diễn đàn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, hợp tác về du lịch và văn hóa là một điểm sáng. Hàn Quốc đã vươn lên trở thành thị trường số 1 gửi khách đến Việt Nam. Năm 2023, số lượng du khách giữa hai nước đạt hơn 4 triệu lượt; 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019 trước đại dịch, cho thấy sự phục hồi hoàn toàn và gia tăng giao lưu du lịch hai nước.

Thủ tướng cũng dành thời gian phân tích về tiềm năng, triển vọng phát triển du lịch và hợp tác văn hoá Việt Nam-Hàn Quốc. Theo đó, tin cậy về chính trị, nền tảng hợp tác tốt đẹp về văn hóa với những giá trị đặc sắc, tiêu biểu từ hai phía tạo đà phát triển mạnh mẽ cho du lịch, hợp tác văn hoá, giao lưu nhân dân. Hiện có 280.000 người Việt Nam tại Hàn Quốc, khoảng 200.000 người Hàn Quốc tại Việt Nam, 80.000 gia đình đa văn hóa Việt-Hàn.

Việt Nam và Hàn Quốc là những đất nước tươi đẹp, khí hậu bốn mùa, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hùng vĩ, con người hiền hòa, mến khách, sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc bổ sung, hỗ trợ nhau và đều là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc phát biểu tại Diễn đàn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho biết Việt Nam có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó: 5 di sản văn hoá (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ), 2 di sản thiên nhiên (Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long – Cát Bà) và 1 di sản thế giới hỗn hợp (Quần thể danh thắng Tràng An). Những bãi biển đẹp, những cảnh quan kỳ vĩ, huyền bí, hấp dẫn như Đồng bằng sông Cửu Long làm lên “Vẻ đẹp bất tận” Việt Nam cuốn hút du khách quốc tế khám phá, trải nghiệm.

Trong khi đó, Hàn Quốc sở hữu 16 di sản thế giới, trong đó có 14 di sản văn hóa và 2 di sản thiên nhiên (Đảo núi lửa Jeju và Bãi lộ thủy triều Getbol), nhiều khu du lịch với phong cảnh đẹp và văn hóa giao thoa giữa truyền thống và hiện đại (Seoul, đảo Nami, đảo Jeju…).

Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư tạo dư địa và thúc đẩy du lịch, hợp tác văn hoá giữa hai nước. Trong đó, hai bên tiếp tục mở thêm đường bay mới, đưa ra các sản phẩm mới, hấp dẫn và độc đáo; tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, chương trình nghệ thuật cùng các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch…

Về định hướng phát triển du lịch của Việt Nam, Thủ tướng cho biết với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, Việt Nam đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; quyết tâm phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Về lĩnh vực văn hóa, Thủ tướng nhìn nhận quan hệ hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc không ngừng được vun đắp, phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về lĩnh vực văn hóa, Thủ tướng nhìn nhận quan hệ hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc không ngừng được vun đắp, phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam tập trung phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ – Phối hợp nhịp nhàng – Hợp tác sâu rộng – Bao trùm toàn diện – Hiệu quả bền vững”; với cách tiếp cận toàn diện, toàn dân, toàn cầu; phát triển hệ sinh thái du lịch bền vững, hình thành chuỗi giá trị, liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu.

Từ ngày 15/8/2023, Việt Nam đã kéo dài thời hạn lưu trú cho khách du lịch Hàn Quốc từ 15 ngày lên 45 ngày; đối với khách nhập cảnh bằng thị thực điện tử e-visa, thời gian lưu trú kéo dài lên 90 ngày.

Thủ tướng mong rằng, hai bên sẽ cùng nhau đưa ra những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực, đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới, phấn đấu sớm đạt 5,5 triệu lượt du khách, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc cho ông Lý Xương Căn nhiệm kỳ 2024-2029 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc cho ông Lý Xương Căn nhiệm kỳ 2024-2029 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Về lĩnh vực văn hóa, Thủ tướng nhìn nhận quan hệ hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc không ngừng được vun đắp, phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, tạo cơ sở vững chắc, sâu sắc cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Văn hóa và du lịch luôn đồng hành, bổ sung cho nhau, cùng phát triển.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực và kết quả hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước trong việc triển khai các văn kiện đã ký kết về hợp tác văn hóa nói chung và hợp tác phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng.

Theo Thủ tướng, trong khoảng 30 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã có những bước tiến xa trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. “Làn sóng Hàn Quốc” – “Hàn lưu” không chỉ mang lại những giá trị kinh tế lớn mạnh mà còn góp phần quảng bá hiệu quả thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế thông qua điện ảnh, âm nhạc, thời trang…

Ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc trình bày về cơ hội và thách thức trong triển khai hợp tác du lịch cao cấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc trình bày về cơ hội và thách thức trong triển khai hợp tác du lịch cao cấp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Có lẽ không ngày nào trên các kênh truyền hình quốc gia và địa phương của Việt Nam không có các bộ phim Hàn Quốc”, Thủ tướng nói và cho rằng kinh nghiệm và thành công của Hàn Quốc sẽ là những bài học quý báu đối với ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam mới bước đầu phát triển và đạt được một số kết quả khích lệ.

Thủ tướng cho biết, đối với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Vị anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới đã căn dặn: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.

Đất nước Việt Nam có hơn 4.000 năm lịch sử, có nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của dân tộc; đồng thời, tiếp thu và đóng góp tích cực vào nền văn hoá chung của nhân loại.

Việt Nam đang tập trung xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Văn hóa là nền tảng tinh thần, là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển. Văn hóa có bản sắc dân tộc sâu sắc. Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân.

Thủ tướng chứng kiến Lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietnam Airlines và đối tác Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chứng kiến Lễ trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietnam Airlines và đối tác Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về định hướng phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam, Thủ tướng cho biết, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa “Sáng tạo – Bản sắc – Độc đáo – Chuyên nghiệp – Lành mạnh – Cạnh tranh – Bền vững” trên nền tảng “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng”, Việt Nam xác định phương châm “Tư duy sắc bén, hành động sắc sảo, lựa chọn tinh hoa để đột phá phát triển”, từng bước tạo dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ mang tầm quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 với tinh thần đẩy mạnh quốc tế hóa giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào Việt Nam.

Lễ trao văn kiện ký kết hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Hàn Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lễ trao văn kiện ký kết hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam – Hàn Quốc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam mong muốn đồng hành và nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của Hàn Quốc trong quá trình xây dựng, triển khai các chiến lược, chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa, nhất là trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, huy động nguồn lực, nguồn tài chính.

Nhắc tới câu nói”Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, Thủ tướng đánh giá cao và vui mừng nhận thấy cùng với hợp tác về du lịch, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc không ngừng được vun đắp, phát triển mạnh mẽ. Diễn đàn là cơ hội quý báu, bổ ích để hai bên cùng chia sẻ, trao đổi, mở ra một thời kỳ mới, thành công và khởi sắc hơn nữa cho phát triển du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc.

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trao tặng Kỷ niệm chương chúc mừng cho hành trình 10 năm kết nối giữa Việt Nam - Hàn Quốc của Vietjet - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trao tặng Kỷ niệm chương chúc mừng cho hành trình 10 năm kết nối giữa Việt Nam – Hàn Quốc của Vietjet – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức công bố mở đường bay mới Daegu-Nha Trang của Hãng hàng không Vietjet - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức công bố mở đường bay mới Daegu-Nha Trang của Hãng hàng không Vietjet – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhân dịp này, Thủ tướng ghi nhận và cảm ơn những đóng góp quý báu của ông Lý Xương Căn trên cương vị Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc và mong muốn ông cùng các cộng sự tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ hợp tác phát triển du lịch hai nước; đồng thời trân trọng ghi nhận đóng góp của các tập đoàn Hàn Quốc đã tích cực đầu tư vào lĩnh vực văn hoá, du lịch của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp văn hóa, giải trí tại Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, cơ quan du lịch quốc gia, chính quyền các địa phương, các hãng hàng không, công ty du lịch, lữ hành, các cơ sở lưu trú, khách sạn, các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng nhau đưa ra những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực để đưa hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam – Hàn Quốc lên một tầm cao mới, tạo ra giá trị, xứng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tiếp tục chủ trì các trao đổi, thảo luận và nghiêm túc tiếp thu các đề xuất, ý kiến góp ý tại diễn đàn này để hoàn thiện và sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đồng thời đẩy mạnh triển khai Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, để hợp tác văn hóa và du lịch giữa hai nước thực sự tạo xung lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tồn và thúc đẩy những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Du lịch chọn “lối ngách” để tiếp cận thị trường còn nhiều dư địa tăng trưởng

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle2!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2,"adsWeb_AdsArticleMiddle2")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle2").style.display="none"}}); Trong quá trình triển khai các hoạt động này, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ cần phát huy vai trò định hướng, dẫn dắt, điều phối; các Sở quản lý du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, hiệp hội, doanh nghiệp tích cực tham gia, hưởng ứng, đảm bảo mang lại...

“Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”: Lan toả giá trị lịch sử, văn hóa đất nước Việt Nam

từ khóa : #Chiến thắng điện biên phủ #phim tài liệu #Bộ Văn Hóa #Chiến dịch Điện Biên Phủ Nguồn

Tiến hành điều tra tài nguyên du lịch trên toàn quốc

Việc tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch và các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định nhiệm vụ của công tác tổ chức điều tra tài nguyên du lịch là xây dựng...

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong quý 1 tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái

Phó Cục trưởng Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy nêu rõ các ngày nghỉ lễ quan trọng của Quốc gia, trong đó có dịp 30/4-1/5 là thời điểm lý tưởng, sôi động của ngành du lịch đón khách trong và ngoài nước. Chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra ngày 11/4 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Thủy, Phó Cục...

Cùng tác giả

Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh khảo sát tại Dự án làng thanh niên lập nghiệp Lùng Vai

Đoàn công tác đi kiểm tra, khảo sát thực tế Làng thanh niên lập nghiệp tại thôn Cốc Lầy. Tại xã Lùng Vai, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế Làng thanh niên lập nghiệp tại thôn Cốc Lầy để...

Si Ma Cai hỗ trợ người dân làm nhà mới

Ngôi nhà cấp bốn khang trang đang dần hiện hữu, thay thế cho căn nhà dột nát đã mang lại niềm vui lớn cho gia đình anh Sùng Tả Kênh, hộ nghèo ở thôn Nàn Sín, xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai. Ý nghĩa hơn khi căn nhà được dựng...

Lào Cai: Quyết tâm, chỉ đạo sát sao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực...

CTTĐT – Chiều 14/11/2024, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC), Chuyển đổi số (CĐS) và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác CCHC, CĐS và thực hiện Đề án 06; bàn phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024. Đồng chí Trịnh Xuân Trường - Chủ...

Hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng thiên tai

Gia đình anh Chảo Ông Lai thuộc diện hộ nghèo, nhà ở lại bị thiệt hại sau thiên tai. Từ sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình anh đã chuyển đến nơi ở tạm để sinh sống. Cùng với đó,...

Công đoàn Bộ Tài chính trao hỗ trợ tại Lào Cai

Tại chương trình, Công đoàn Bộ Tài chính trao kinh phí 460 triệu đồng hỗ trợ tỉnh Lào Cai triển khai xây dựng nhà ở cho hộ người có công với cách mạng bị thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3. (ảnh trên) Trước đó, Công...

Cùng chuyên mục

“Đất thép” Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Làm giàu từ mô hình du lịch nông nghiệp

Những đồi quýt sen ở thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đang vào mùa chín rộ. Mỗi ngày, gia đình chị Lò Dìn Sủi đón hàng chục lượt khách vào tham quan, trải nghiệm. Cùng chủ nhân chăm sóc, thu hái quýt và chụp ảnh ngay tại...

Mô hình sản xuất gà giống bằng thụ tinh nhân tạo ở Lào Cai

Với quy mô gần 1.000 m2, mô hình sản xuất gà giống bằng thụ tinh nhân tạo của gia đình chị Huyền có 7 khu riêng biệt cho gà đẻ, gà hộ bị, gà trống và lò ấp. Mỗi năm, gia đình chị xuất bán hơn 70.000 con gà...

Ngổn ngang cánh đồng đá Trịnh Tường sau thiên tai

Cánh đồng lớn nhất của xã Trịnh Tường được ghi lại trước khi xảy ra trận lũ quét do hoàn lưu bão số 3 gây ra. Hình ảnh hiện tại. Sau mưa lũ, từ một cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ, mang lại cho người dân nơi đây những mùa vàng bội thu,...

Phát triển thủy sản ở Bảo Thắng

Chuyển từ nuôi các loài cá cá chép, trắm, rô phi... sang nuôi cá lăng chấm trên diện tích ao hơn 0,4 ha (ảnh dưới) được hơn 2 năm nay, gia đình ông Hưng ở xã Phú Nhuận đã có nguồn thu vượt trội. Theo ông Hưng, dù kỹ thuật...

Hội Phụ nữ các xã Điện Quan, Kim Sơn đối thoại chính sách về phụ nữ và trẻ em

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông dân thành phố Lào Cai học và làm theo Bác trong phát triển kinh tế

Mô hình chăn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để phát triển kinh tế gia đình, năm 2020, ông Nguyễn Văn Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi 3 ha diện tích trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao thả cá. Thời gian...

Cánh đồng Quang Kim hồi sinh sau bão lũ

Gần 1 tháng nay, hầu như ngày nào chị Vũ Thị Sắm ở thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát cũng có mặt trên cánh đồng của gia đình, chờ đất khô ráo để vệ sinh đồng ruộng sau lũ; cày ải, lên luống và nhận 1,6 tạ...

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn giảm sâu?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Chiến thắng nhọc nhằn của Xi măng Long Sơn (XMLS) Thanh Hóa trước Hà Nội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất