Thời gian gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM đã đi tách bằng lái xe gộp của ô tô và . Theo những người này, việc gộp chung bằng lái B2 và A2 vào một thẻ PET (thẻ nhựa) có nhiều bất cập.
Bất cập khi gộp chung bằng lái
Anh Nguyễn Trương Cường cho biết anh gộp bằng lái xe hạng A2 và hạng B2 từ năm 2013 nhưng đến nay anh lại muốn tách hai hạng bằng lái này mỗi loại một bằng.
Theo anh Cường, anh đã gần hết hạn bằng lái xe hạng B2 nên khi đi đổi bằng lái đợt này anh sẽ tách bằng lái bởi khi sử dụng bằng lái xe gộp đã gặp nhiều bất cập. Khi bằng lái hạng B2 bị tước vì vi phạm thì đồng nghĩa với việc không có bằng lái A2 để lưu thông và trường hợp CSGT kiểm tra giấy tờ thì không có bằng lái để trình.
“Tôi hiểu nếu CSGT kiểm tra giấy tờ thì người dân có thể trình biên bản xử phạt của một trong hai hạng bằng lái nhưng biên bản xử phạt rất mỏng, dễ bị hư hỏng, không thuận tiện mang theo bên mình. Vì vậy tôi muốn tách mỗi hạng một bằng cho thuận tiện”- anh Cường nói.
Người dân đổi bằng lái xe tại một điểm đổi bằng lái ở quận 3, TP.HCM.
Cùng mục đích trên, anh Lê Văn Thắng cho biết: “Tôi đăng ký đổi bằng lái xe trực tuyến và muốn tách riêng loại bằng lái hạng B và hạng A đã gộp chung trước đây. Tuy nhiên, biểu mẫu kê khai trực tuyến hoàn toàn không có chỗ để ghi yêu cầu này. Cả hai loại bằng lái xe của tôi đều còn hạn”.
Anh Thắng cho biết thêm anh đã liên hệ các điểm đổi bằng lái thì nhân viên yêu cầu phải nộp bộ hồ sơ mới kèm giấy khám được dùng để đề nghị đổi bằng lái.
“Mỗi lần khám sức khỏe người dân phải gánh thêm khoản phí trên 350.000 đồng. Tại sao yêu cầu gộp bằng lái vào một rồi khi tách ra lại buộc người dân phải tốn thêm phí cho thủ tục này?”- anh Thắng đặt câu hỏi.
Theo tìm hiểu của PV, khi tách bằng lái xe ngoài đổi bằng lái xe ô tô gồm giấy đề nghị, giấy khám sức khoẻ và bằng lái xe phô tô thì người dân phải mang thêm bằng lái xe máy bản gốc và bản sao (không cần công chứng) sẽ được giải quyết.
Nhiều người cho rằng việc gộp chung bằng lái B2 và A2 vào một thẻ PET có nhiều bất cập.
Đại diện một đơn vị đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) tại TP.HCM, cho biết có thời điểm quy định bắt buộc phải gộp chung hai loại GPLX với nhau trên cùng một thẻ PET, vì mỗi người chỉ được cấp một mã số gắn với một thẻ PET để . “Tuy nhiên hiện nay không còn quy định này nữa”- vị đại diện nói.
Hiện nay không còn quy định gộp bằng lái xe.
với .HCM, ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX, Sở GTVT TP.HCM, cho biết việc tách hai loại bằng lái xe được thực hiện bình thường theo quy trình như đổi bằng lái.
“Việc đổi bằng lái xe máy không cần khám sức khoẻ. Tuy nhiên, do hai bằng gộp chung nên người dân muốn tách thì vẫn cần khám sức khoẻ đối với người lái xe ô tô bởi đó là quy định của việc cấp đổi GPLX các hạng ô tô”- ông Quang cho hay.
Theo ông Quang, hiện nay theo quy định bằng lái xe máy là không thời hạn, chỉ cấp đổi đối với người bị mất hoặc người có bằng lái xe thẻ giấy đổi sang loại thẻ PET. Người đổi bằng lái xe máy cũng chỉ thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp mà không có trực tuyến (online). Còn cấp đổi GPLX hạng ô tô thì bao gồm cả hai hình thức.
“Do đó, khi tách hai loại bằng lái thì yêu cầu người dân phải nộp trực tiếp tại các điểm cấp, đổi GPLX theo quy định”- ông Quang cho hay.
Ông Quang cũng cho biết thêm hiện nay tại TP.HCM mỗi ngày thực hiện cấp đổi GPLX ô tô theo hình thức online khoảng 200 hồ sơ. Mỗi hồ sơ hợp lệ chỉ mất khoảng 5 ngày làm việc.
“Đối với những hồ sơ có thời gian cấp đổi lâu hơn có thể vì bằng lái xe của người này đang được rà soát tại các đơn vị liên quan. Ví dụ như có thể đang bị tước hoặc không đủ điều kiện cấp và đang được kiểm chứng lại”- ông Quang nói thêm.
Thủ tục tách bằng lái xe ô tô và xe máy
Điều 38 thông tư 12/2017, được sửa đổi bởi Khoản 7, Điều 2 Thông tư 01/2021 và Thông tư 05/2024 của Bộ GTVT về thủ tục tách GPLX tích hợp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị đổi GPLX theo mẫu quy định (Bản chính)
– Giấy khám sức khỏe người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (Bản chính)
– GPLX, căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Bản sao có công chứng).
Tuy nhiên, từ 1-6-2024 (thời điểm Thông tư 05/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực), người đổi GPLX không cần chuẩn bị CCCD để nộp trong hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Gửi bộ hồ sơ trực tiếp tại các điểm đổi GPLX. Người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp GPLX khi đến thực hiện thủ tục đổi GPLX và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Việc trả GPLX được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân.
Theo Thông tư 188/2016 của Bộ Tài chính, trường hợp người lái xe muốn tách 2 GPLX ô tô và mô tô riêng biệt sẽ phải nộp lệ phí là 270.000 đồng. Thời gian trả kết quả sẽ không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ.