Powered by Techcity

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam cần tiếp cận tổng thể, đồng bộ, nhưng tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên nhất.

Xác định sứ mệnh soi đường của văn hóa trong thời đại mới

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng Chương trình là nhiệm vụ quan trọng sau khi tổng kết 80 năm Đề cương Văn hóa, các hội nghị về văn hóa do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì, qua đó khẳng định sự đóng góp, dấu ấn của văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, dân tộc.

“Sứ mệnh của văn hóa trong những giai đoạn lịch sử vừa qua là soi đường cho quốc dân đi, văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa, vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc… vậy trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ, sứ mệnh soi đường của văn hóa là gì, chúng ta phải cùng nhau làm rất rõ”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và đề nghị các đại biểu trao đổi, nhìn nhận, đánh giá vai trò, sứ mệnh của văn hóa trong thời đại ngày nay, cũng như xác định vị trí, vai trò của văn hóa trong giai đoạn tới, nhằm kế thừa truyền thống văn hóa, lịch sử, phát huy sức mạnh nội tại kết hợp sức mạnh thời đại.

Việc xây dựng Chương trình cần tương xứng với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, kế thừa, phát huy những quan điểm, chủ trương về nhiệm vụ văn hóa mang đặc trưng của thời đại; mạnh dạn xem xét, xác định những điểm nghẽn về lý luận, nhận thức để xây dựng, hoàn thiện, định hình cơ chế chính sách mới.

Chương trình phải góp phần định hình lại công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy sức mạnh văn hóa và có định hướng mới, tạo cú hích để huy động lực lượng làm công tác văn hóa không chỉ mang lại những giá trị nghệ thuật, tinh thần, mà còn tạo ra của cải, vật chất, đưa văn hóa trở thành lĩnh vực kinh tế xanh, góp phần khẳng định uy tín, vị thế của đất nước, đóng góp vào quá trình phát triển.

“Thời gian, nguồn lực thực hiện Chương trình có hạn nên chúng ta cần lựa chọn mục tiêu, nhiệm vụ có tính động lực, là ‘chìa khóa’ then chốt, ưu tiên cho những vấn đề văn hóa cấp bách, không để thiếu cơ chế, chính sách nên không thực hiện được, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị, xã hội, người quản lý, người thực hành văn hóa cùng tham gia”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Chương trình phải đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng công tác quản lý, đầu tư, phát huy vai trò của văn hóa trong giai đoạn vừa qua, “chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế thì mới chấn hưng được”, từ đó, xây dựng phương án, cách thức tổ chức, bố trí nguồn lực bảo đảm đồng bộ, toàn diện, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, then chốt mà Đảng, Nhà nước đặt ra cho văn hóa.

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế ảnh 2
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng báo cáo tóm tắt về các quan điểm, mục tiêu của Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình là: Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa, tương xứng với vai trò, vị trí của ngành văn hóa trong điều kiện phát triển chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện nhân cách, bản sắc và bản lĩnh Việt Nam; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; hoàn thiện thể chế, thiết chế cho hoạt động văn hóa từ Trung ương đến cơ sở; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các ngành công nghiệp văn hóa; tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào trong lĩnh vực hoạt động văn hóa.

Đến năm 2030, 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế chế văn hóa, cấp huyện, cấp xã có trung tâm văn hóa hóa-thể thao; 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương; 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa.

Hằng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; có 2 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN và khoảng 20-30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước. Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP.

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế ảnh 3
Các đại biểu khẳng định tính cấp thiết trong xây dựng, triển khai Chương trình mục tiêu về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

Áp dụng giải pháp đột phá để phát triển văn hóa

Đóng góp về quan điểm, mục tiêu trong Chương trình, TS. Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân đã nhấn mạnh 2 vấn đề rất lớn cần được chú trọng khi xây dựng, triển khai Chương trình là khai thông tư tưởng; tăng cường sự năng lực lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người.

Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương cho rằng, người đứng đầu phải nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình đối với chấn hưng, phát triển văn hóa.

Bên cạnh đó, chúng ta phải có những giải pháp đột phá để đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà văn hóa thực sự đi đầu trong công tác chấn hưng văn hóa, nghệ thuật; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng các tài năng trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật; tăng cường đội ngũ làm chuyên gia làm cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về văn hóa.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Chương trình phải chuẩn bị kỹ về chủ trương, chính sách, pháp luật, tư tưởng, định hướng cho giai đoạn phát triển mới về văn hóa, lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ý kiến, Chương trình không nên được xem là giải pháp toàn diện giải quyết hết các khó khăn của lĩnh vực văn hóa, mà cần xem xét những mục tiêu ưu tiên, then chốt để bảo đảm tính khả thi.

“Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến Chương trình, nhất là phát triển thiết chế văn hóa trong trường học, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên cho các môn nghệ thuật, mỹ thuật…”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi.

Chia sẻ quan điểm này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM kiến nghị, cách tiếp cận và nội hàm của Chương trình cần gọn gàng hơn để dễ thực hiện và đánh giá hiệu quả; tập trung vào cơ chế, chính sách đầu tư để phát triển văn hóa; đồng thời chú trọng và lĩnh vực văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa xã hội. Lãnh đạo UBND TPHCM đề xuất áp dụng mô hình thí điểm cơ chế có kiểm soát (sandbox) để phát triển văn hóa đa dạng, phân cấp giữa thành phố lớn, đô thị, khu vực nông thôn.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đề xuất bổ sung cơ chế, nguồn lực để thu hút các lực lượng xã hội tham gia phát triển văn hóa. Bên cạnh đó có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho các dự án xã hội hóa trong văn hóa để thu hút các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia; phân cấp mục tiêu để tập trung nguồn lực cho những mục tiêu trọng điểm.

NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã nêu những vấn đề bức xúc về tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở vật chất của các đoàn nghệ thuật; hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật, lý luận phê bình; chưa có phương thức hiệu quả để đưa sân khấu vào trường học; nhiều địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động biểu diễn phục vụ nhân dân…

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế ảnh 4
NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho biết, hiện đang có khoảng trống về đội ngũ lý luận phê bình sân khấu vốn có vai trò quan trọng đối với công tác định hướng đội ngũ sáng tác và thị hiếu thưởng thức của khán giả.

Giải quyết những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi cộm trong văn hóa

Qua các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, văn hóa là chủ đề rộng lớn, quan trọng, cấp bách. Trong mỗi giai đoạn phát triển của dân tộc, đất nước, văn hóa luôn gắn với những dấu son lịch sử. Văn hóa là hồn cốt, sức mạnh của dân tộc, được thể hiện qua những hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Văn hóa luôn là ngọn đuốc, ánh sáng cho cuộc cách mạng của dân tộc.

Hiện nay, thế giới cũng đang đứng trước dấu mốc lịch sử mang tính thời đại với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số thay vì dựa vào mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, xác định những giá trị mới của văn hóa thời đại mới. “Đây là thời điểm của sự chuyển đổi, là yêu cầu bắt buộc, sống còn”.

Để thực hiện mục tiêu chấn hưng, Phó Thủ tướng cho rằng Chương trình cần tiếp cận tổng thể, đồng bộ nhưng tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên nhất. Chương trình sẽ mở đường, định hướng, khơi thông, xác định những nhiệm vụ, lĩnh vực Nhà nước sẽ dẫn dắt, cùng với hệ thống chính trị, các lực lượng xung kích về quản lý văn hóa, văn nghệ, giáo dục-đào tạo, những người hoạt động văn hóa, tạo động lực và cơ hội cho mỗi cá nhân tham gia đóng góp cho phát triển văn hóa.

“Chương trình cần tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách trong một giai đoạn ngắn nhằm xoay chuyển tình hình, thể hiện nỗ lực cao nhất của Nhà nước trong đầu tư, chấn chỉnh, khơi thông, hoàn thiện chính sách, nguồn lực, nhằm giải quyết những hạn chế, yếu kém, tồn tại nổi cộm trong văn hóa, chủ yếu do nguyên nhân chủ quan”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Chương trình tiếp tục triển khai các chủ trương phát triển văn hóa đã có với mục tiêu tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, bồi đắp các phẩm chất, giá trị cho xã hội, con người, đồng thời mang lại những giá trị vật chất thông qua công nghiệp văn hóa; hình thành những giá trị văn hóa mới trong dòng chảy thời đại gắn với kinh tế tri thức, đạo đức môi trường, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý vai trò quan trọng của doanh nhân hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa, cần có cách thức quản lý phù hợp với đặc thù của sản phẩm nghệ thuật và chính sách khuyến khích, tôn vinh để lực lượng này tiếp tục phát huy trí tuệ, nhiệt huyết, năng lực sáng tạo để phát triển văn hóa.

Muốn chấn hưng văn hóa phải chỉ rõ những điểm làm chưa tốt, những tồn tại, hạn chế ảnh 5
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần lựa chọn mục tiêu, nhiệm vụ có tính động lực, là “chìa khóa” then chốt, ưu tiên cho những vấn đề văn hóa cấp bách.

Văn hóa thuộc về nhân dân, văn hóa gắn với con người

Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về tầm quan trọng của văn hóa, ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu tinh hoa văn hóa trong dòng chảy thời đại.

Chương trình cũng phải định hướng hoạt động cung cấp kiến thức phổ cập về văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật trong hệ thống giáo dục phổ thông, quy hoạch mạng lưới đào tạo chuyên sâu về văn hóa, nghệ thuật…; xác định những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể quan trọng cần tập trung bảo tồn, gìn giữ, phát huy; xây dựng tiêu chí, cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa; sớm xây dựng, ban hành các quy chuẩn, giá trị văn hóa, con người Việt Nam, văn hóa công sở, văn hóa trong đảng, văn hóa doanh nhân…; tăng cường năng lực, hiện đại hóa công tác quản lý, ứng dụng công nghệ số phục vụ quản lý, quảng bá và bảo tồn các giá trị văn hóa.

“Chúng ta cần thay đổi cơ bản, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý văn hóa. Trong đó, phân định rõ vai trò quản lý, đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cơ chế, chính sách động viên, huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, mang lại lợi ích thiết thực, gắn với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh “xã hội hóa, nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm đạt được các mục tiêu đặt ra”.

Trong quá trình triển khai Chương trình, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần làm rõ tiêu chí xác định mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên; phân định rõ cơ cấu nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội; khả năng tận dụng cơ chế, chính sách hiện có và phương án tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại…

Báo Điện tử Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

‘Sứ giả’ gắn kết văn hóa và du lịch

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Tôi yêu Việt Nam !

HÀ NỘI THÚ VỊ TỪ NHỮNG NGÀY DU LỊCH ĐẦU TIÊN Với nhiều người nước ngoài (khách Tây), Hà Nội luôn là một thành phố châu Á đúng nghĩa. Thủ đô của Việt Nam cũng là một nơi đáng sống, để những vị khách được trải nghiệm và trao gửi cuộc sống của mình. Sống tại Việt Nam được 4 năm, anh Sebastien Techer (42 tuổi, người Pháp) chia sẻ, thời gian sinh sống tại dải đất hình chữ S, anh có khá nhiều cơ hội đi du lịch...

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Thể thao và Du lịch” lần thứ 2

Các đại biểu dự Lễ trao giải.Đến dự lễ trao giải có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung...

Cùng tác giả

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà Nguồn

Những tấm gương sáng ngời

Họ đã để lại ấn tượng, sự cảm phục sâu sắc bởi những đóng góp đáng nể cho sự nghiệp trồng người. Thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie, nhân vật chính trong tác phẩm “Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang và những dự án vì cộng đồng” của tác giả Tuyết Mai – từ Hà Nội dự qua màn hình trực tuyến. Các nhà giáo, tác giả, nhân vật, khách mời chụp hình...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Hà còn 21,7%

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Bắc Hà đạt 7,61% trở lên, đạt 89,3% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cuối năm 2025 dự kiến còn khoảng 21%; trong đó, tỷ lệ hộ...

Thông xe bước 1 đường Quý Xa – Văn Bàn

Điểm sạt lở được xử lý để thông tuyến phục vụ người dân đi lại. Điểm sạt lở xảy ra với khối lượng đất đá lớn gây ách tắc cho toàn bộ tuyến đường trong nhiều ngày. Để nhanh chóng khôi phục giao thông trên tuyến, đơn vị bảo trì...

Cùng chuyên mục

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà Nguồn

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khảo sát xây dựng điểm dân cư tại huyện Bát Xát

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Sân chơi mang nhiều ý nghĩa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Pep Guardiola thua 4 trận liên tiếp lần đầu tiên

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11)

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

3 sản phẩm trà của Lào Cai được trao giải tại cuộc thi “Trà thế giới”

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng Nguồn

Dịch cúm gia cầm lây lan trên toàn EU đáng lo ngại hơn so với cùng kỳ năm ngoái

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thành phố Lào Cai: 75 học sinh đạt chứng chỉ tin học MOS

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất