Powered by Techcity

Lào Cai – hành trình 115 năm xây dựng và phát triển

Toàn cảnh đô thị cổ Lao Kay bên sông Hồng và sông Nậm Thi năm 1904

Trong suốt chặng đường lịch sử 115 năm qua, nhất là từ khi Đảng bộ tỉnh Lào Cai được thành lập (ngày 5/3/1947), dù trong hoàn cảnh nào, người dân Lào Cai vẫn luôn đoàn kết một lòng, vững tin đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Trong cuộc trường chinh chống Pháp, tiễu phỉ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự chi viện của Trung ương, Nhân dân các dân tộc Lào Cai đã anh dũng đấu tranh giải phóng quê hương, góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tiếp đó là giai đoạn củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngược dòng lịch sử, khi mới thành lập, tỉnh Lao Kay gồm 2 châu (Thủy Vĩ, Bảo Thắng), 4 đại lý Mường Khương, Bát Xát, Pa Kha (Bắc Hà), Phong Thổ (riêng Sa Pa lúc này được gọi là đặc khu thuộc châu Thủy Vỹ) với tổng diện tích toàn tỉnh là 4.625 km2, dân số có 38.000 người của 585 thôn, bản, khu phố thuộc 23 xã và 2 khu phố lớn ở thị xã. Thị xã Lao Kay được chọn là tỉnh lỵ thuộc châu Bảo Thắng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Tỉnh dân sự Lào Cai được thành lập là sự kiện lịch sử quan trọng. Sự kiện này không chỉ đơn thuần là thành lập một đơn vị hành chính cấp tỉnh mà còn tạo tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội ở một tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt, việc thành lập tỉnh Lào Cai còn tạo đà thúc đẩy trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng Bắc Bộ Việt Nam với vùng Tây Nam – Trung Quốc.

Để nâng cao khả năng lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng, nhất là lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 1/1947, Khu ủy quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời Lào Cai thay cho Ban Cán sự Đảng. Ngày 5/3/1947, Hội nghị toàn thể đảng viên tỉnh Lào Cai được khai mạc tại Sở Cẩm (Sở Cảnh sát) gần cầu Cốc Lếu thuộc tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai do ta giải phóng, tiếp quản dùng làm trụ sở của Tỉnh bộ Việt Minh. Hội nghị toàn thể đảng viên tỉnh Lào Cai được triệu tập. Hội nghị đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chính thức gồm 7 đồng chí, do đồng chí Lê Thanh làm Bí thư. Ngày 5/3/1947 là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng ở Lào Cai. Từ đây, phong trào cách mạng ở Lào Cai đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Tháng 10/1947, thực dân Pháp tái chiếm Lào Cai, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân các dân tộc Lào Cai đã phối hợp với các tỉnh Tây Bắc đấu tranh dưới nhiều hình thức, làm thất bại âm mưu thâm độc của thực dân là “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”. Tháng 9/1950, Chiến dịch Biên giới (Chiến dịch Lê Hồng Phong II) nổ ra, quân dân Lào Cai đã chiến đấu kiên cường, lần lượt giải phóng các địa phương trong tỉnh. Ngày 1/11/1950, thị xã Lào Cai sạch bóng quân thù, Lào Cai hoàn toàn giải phóng, tiếp đó phá tan âm mưu lập “tỉnh Nùng”, “tỉnh Thái” tự trị và ý đồ phong tỏa biên giới của thực dân Pháp. Thắng lợi đó không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, dũng cảm, mưu trí của quân, dân Lào Cai mà còn khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh.

Thị trấn Sa Pa năm 1969. Ảnh:Thiện Hùng

Từ năm 1950 đến năm 1955, Lào Cai đã đồng hành, chi viện sức người, sức của, góp phần làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Những năm kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975), Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Nhân dân các dân tộc Lào Cai vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chống chiến tranh phá hoại của địch, cùng miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Tỉnh Lào Cai tự hào đã có hàng nghìn người con ưu tú lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu, có nhiều người đã anh dũng hy sinh, góp phần mang đến chiến thắng quân xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những năm 1976 – 1991, Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng phòng tuyến biên giới, cùng với cả nước tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979), giữ vững chủ quyền quốc gia.

Sau tái lập tỉnh năm 1991, Lào Cai phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Mặt bằng dân trí thấp (60% trẻ trong độ tuổi không được đến trường, có tới 14 xã “trắng” về giáo dục); 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia; 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 150/180 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm; gần 55% hộ dân thuộc diện đói, nghèo; 36 xã chưa có trạm y tế; tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp… Tuy nhiên, chỉ sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, Lào Cai đã chuyển mình mạnh mẽ từ vùng đất nghèo khó, đổ nát sau chiến tranh trở thành vùng động lực phát triển, điểm sáng ở khu vực Tây Bắc và đứng tốp đầu trong 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Kinh tế bứt tốc mạnh so với ngày đầu tái lập tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân gần 10%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 đạt gần 10 nghìn tỷ đồng, GRDP bình quân người dân đạt gần 83 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Văn hóa – xã hội phát triển toàn diện; giáo dục, y tế đều có bước tiến vượt bậc. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân đạt kết quả toàn diện, đạt tỷ lệ 11,2 bác sỹ/vạn dân. Số hộ nghèo giảm từ 54,8% (năm 1991) xuống còn 5,31% (năm 2021 theo tiêu chí cũ); khách du lịch đến Lào Cai đạt 5,1 triệu lượt người (2019), đời sống mọi mặt của Nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới với 62 trong tổng số 127 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 1 huyện được công nhận huyện nông thôn mới. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt kết quả toàn diện. Thời điểm mới thành lập, Đảng bộ tỉnh có 7 chi bộ, 61 đảng viên; đến hết năm 2021, toàn Đảng bộ có 14 đảng bộ trực thuộc; 615 chi bộ, đảng bộ cơ sở; 2.918 chi bộ trực thuộc cơ sở với 52.141 đảng viên; 100% thôn, bản có chi bộ độc lập.

Trên chặng đường phát triển mới, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc sinh sống, song Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh luôn tự hào về chặng đường đã qua. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ vì một Lào Cai phát triển nhanh và bền vững, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định những mục tiêu lớn không chỉ cho 5 năm mà còn cho cả tầm nhìn dài hạn để đến năm 2030, đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước và phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành tỉnh phát triển của cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI đã cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng bằng 18 đề án trọng tâm cùng với 24 mục tiêu, 7 nhiệm vụ trọng tâm, 9 nhóm giải pháp và 2 lĩnh vực đột phá thực hiện đến năm 2025. Đồng thời triển khai thực hiện chiến lược quy hoạch tổng thể tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường hôm nay.

Nhìn lại chặng đường 115 năm xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn ghi nhớ công lao to lớn của lớp lớp cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và giải phóng quê hương, luôn tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, người dân đã đóng góp trí tuệ, công sức để xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu đẹp. Năm 2022 đánh dấu chặng đường hơn 30 năm tái lập, đổi mới và phát triển tỉnh Lào Cai, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tự hào về truyền thống 115 năm xây dựng và phát triển, mỗi chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm với tương lai phát triển của tỉnh. Nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai trong giai đoạn mới là nặng nề, song cũng vô cùng vẻ vang. Với ý chí và nghị lực, tinh thần dũng cảm, truyền thống đổi mới, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nguyện đoàn kết, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, viết tiếp những trang sử mới, làm rạng rỡ thêm truyền thống của Đảng, của dân tộc.

Dương Đức Huy

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Cùng chủ đề

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, tặng quà và chúc tết người có uy tín, các hộ nghèo...

Sáng 17/1, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có uy tín, các hộ nghèo trên địa bàn xã Tả Van, thị xã Sa Pa nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Tham gia đoàn về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;...

Đồng chí Lý Văn Hải chúc Tết tại thị xã Sa Pa

Đồng chí Lý Văn Hải cùng đoàn trao quà tặng và chúc Tết các xã Liên Minh, Thanh Bình. Đoàn đã tặng quà, chúc Tết các xã Liên Minh, Thanh Bình; thăm, tặng quà cụ Nguyễn Thị Vui, mẹ liệt sỹ Đỗ Trọng Bích, trú tại tổ 6 phường Sa...

Đồng chí Vũ Văn Cài thăm, chúc Tết tại huyện Bát Xát

Đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345.   Đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345; Đồn Biên phòng Trịnh Tường; Đồn Biên phòng Bát Xát....

Triển vọng trồng hoa cúc chi ở Bát Xát

Thời điểm tháng 9 hằng năm, trên những chân ruộng lúa 1 vụ sau khi thu hoạch, người dân xã Quang Kim đã trồng thử nghiệm hoa cúc chi. Từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và doanh nghiệp, người...

Giữ thương hiệu ổi OCOP 3 sao 

Chị Trần Thị Lam là thành viên Tổ hợp tác trồng ổi xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai. 2 năm trước, gia đình chị được hỗ trợ 420 cây giống ổi lê, trồng trên diện tích hơn 1 ha. Đây là giống ổi dễ trồng, giai đoạn sinh...

Cùng tác giả

Vùng núi phía Bắc như xứ sở băng tuyết dưới trời rét âm độ C

Các đỉnh núi Bắc Bộ như Fansipan (Lào Cai), Sa Mu (Sơn La), Tà Xùa (Yên Bái), Phia Oắc (Cao Bằng)... có băng giá ở địa hình cao trên 2.000 - 3.000m. Ngày 12.1, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) lạnh sâu mức -6 đến -8 độ C. Fansipan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam cũng như khu vực ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia nên còn được mệnh danh “nóc nhà Đông Dương. Từ cuối tháng 12 đã...

Chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đệ nhất hùng quan Tây Bắc

Được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan Tây Bắc”, Ngũ Chỉ Sơn có cảnh hùng vĩ như phim nhưng là cung trekking không dễ dàng. Ngũ Chỉ Sơn nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Là ngọn núi cao thứ 15 tại Việt Nam, nơi đây được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan Tây Bắc” với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở, thảm thực vật phong phú, đa dạng. Ảnh: NVCC Cái tên Ngũ Chỉ Sơn bắt nguồn từ...

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan dưới trời -1 độ C

Sáng 23.12, nhiệt độ giảm xuống -1 độ C khiến băng giá tiếp tục xuất hiện trên đỉnh Fansipan (Sa Pa). Thông tin từ Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa, vào khoảng hơn 6h sáng nay (23.12), trên đỉnh Fansipan tiếp tục xuất hiện băng giá. Ảnh: Xuân Hương Do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh Lào Cai nhiều mây, không mưa, gió...

Hoa tam giác mạch nhuộm sắc cao nguyên trắng Bắc Hà

Những bông hoa tam giác mạch bung nở nhuộm màu một vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên trắng Bắc Hà. Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km về phía Tây Bắc, trên thửa đồi của xã Tả Van Chư nhuộm tím bởi sắc màu của hoa tam giác mạch. Đầu tháng 12, khi cái rét đã về cũng là lúc mùa tam giác mạch nở rộ bạt ngàn giữa biển mây trắng bồng bềnh. Khi đến đây,...

Top 6 khách sạn có view săn mây đẹp nhất Sa Pa

6 khách sạn, khu nghỉ dưỡng có view đẹp để có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn trên núi ở Sa Pa. Top những khách sạn có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn tại Sa Pa. Ảnh: Hà Hotel De La Coupole - MGallery Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp văn hóa vùng cao, kết hợp với kiến trúc Châu Âu lộng lẫy, De La Coupole - MGallery Sa Pa mang tới trải nghiệm...

Cùng chuyên mục

Vùng núi phía Bắc như xứ sở băng tuyết dưới trời rét âm độ C

Các đỉnh núi Bắc Bộ như Fansipan (Lào Cai), Sa Mu (Sơn La), Tà Xùa (Yên Bái), Phia Oắc (Cao Bằng)... có băng giá ở địa hình cao trên 2.000 - 3.000m. Ngày 12.1, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) lạnh sâu mức -6 đến -8 độ C. Fansipan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam cũng như khu vực ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia nên còn được mệnh danh “nóc nhà Đông Dương. Từ cuối tháng 12 đã...

Chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đệ nhất hùng quan Tây Bắc

Được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan Tây Bắc”, Ngũ Chỉ Sơn có cảnh hùng vĩ như phim nhưng là cung trekking không dễ dàng. Ngũ Chỉ Sơn nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Là ngọn núi cao thứ 15 tại Việt Nam, nơi đây được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan Tây Bắc” với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở, thảm thực vật phong phú, đa dạng. Ảnh: NVCC Cái tên Ngũ Chỉ Sơn bắt nguồn từ...

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan dưới trời -1 độ C

Sáng 23.12, nhiệt độ giảm xuống -1 độ C khiến băng giá tiếp tục xuất hiện trên đỉnh Fansipan (Sa Pa). Thông tin từ Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa, vào khoảng hơn 6h sáng nay (23.12), trên đỉnh Fansipan tiếp tục xuất hiện băng giá. Ảnh: Xuân Hương Do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh Lào Cai nhiều mây, không mưa, gió...

Hoa tam giác mạch nhuộm sắc cao nguyên trắng Bắc Hà

Những bông hoa tam giác mạch bung nở nhuộm màu một vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên trắng Bắc Hà. Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km về phía Tây Bắc, trên thửa đồi của xã Tả Van Chư nhuộm tím bởi sắc màu của hoa tam giác mạch. Đầu tháng 12, khi cái rét đã về cũng là lúc mùa tam giác mạch nở rộ bạt ngàn giữa biển mây trắng bồng bềnh. Khi đến đây,...

Top 6 khách sạn có view săn mây đẹp nhất Sa Pa

6 khách sạn, khu nghỉ dưỡng có view đẹp để có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn trên núi ở Sa Pa. Top những khách sạn có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn tại Sa Pa. Ảnh: Hà Hotel De La Coupole - MGallery Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp văn hóa vùng cao, kết hợp với kiến trúc Châu Âu lộng lẫy, De La Coupole - MGallery Sa Pa mang tới trải nghiệm...

Sôi động giải đua xe đạp địa hình ở Sa Pa

Sa Pa vừa tổ chức Giải đua xe đạp địa hình “Chinh phục Séo Mý Tỷ, hồ nước nhân tạo cao nhất Đông Nam Á” thu hút đông đảo vận động viên tham dự. Trong ngày 13.10, 150 vận động viên (VĐV) tham dự giải đã trải qua cung đường đua 15 km vô cùng hiểm trở đặc trưng của núi rừng Tây Bắc xen lẫn là khung cảnh tuyệt đẹp với mây trắng bồng bềnh, hồ nước mộng mơ, hoa...

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất