Powered by Techcity

Làng nghề truyền thống ở Lào Cai vào mùa sản xuất tết

Cơ sở làm bánh chưng Tết ở Văn Bàn - sản phẩm bánh chưng đen đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Cơ sở làm bánh chưng Tết ở Văn Bàn – sản phẩm bánh chưng đen đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Những ngày này, cơ sở sản xuất miến dong Hưng Hiền – làng nghề miến dong Thành Sơn ở xã Bản Xèo, huyện Bát Xát đang tất bật mùa vụ sản xuất cuối năm, đóng hàng để gửi đi các tỉnh theo đơn hàng đã đặt sẵn. Chị Cồ Thị Hiền, chủ cơ sở sản xuất miến dong Hưng Hiền cho biết: “Đây là thời điểm bận rộn bởi các đơn hàng Tết. Do vậy, gia đình đang dồn hết công suất để kịp ra những mẻ sản phẩm mới kịp phục vụ khách từ nay đến Tết Nguyên đán. Ngoài các đại lý và khách hàng quen thuộc, có nhiều đơn hàng mới phục vụ hàng Tết”.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Các làng nghề và làng nghề truyền thống tập trung vào nghề nấu rượu, may thêu thổ cẩm, đan lát, chạm khắc bạc, làm hương và bánh phở. Trong đó, có 3 làng nghề có sản phẩm OCOP là: Làng nghề chế biến miến dong Bản Xèo, Bát Xát; làng nghề nấu rượu xã Bản Phố, Bắc Hà và làng nghề nấu rượu thóc xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa.

Không chỉ mong muốn đưa miến dong truyền thống vươn xa với phương châm “Miến sạch an sinh cho người Việt”, chị Cồ Thị Hiền khởi nghiệp ngay tại quê hương mình, còn tạo việc làm cho rất nhiều người dân địa phương từ trồng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến theo dây chuyền thủ công tại cơ sở. Mỗi lao động làm miến có thu nhập khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Mỗi năm, cơ sở miến dong Hưng Hiền sản xuất được trên chục tấn miến thành phẩm cung ứng ra thịt trường, thu về hàng trăm triệu đồng lợi nhuận từ nghề sản xuất miến dong truyền thống.

Đặc biệt, từ những người tâm huyết giữ nghề truyền thống như chị Cồ Thị Hiền và người dân thôn Thành Sơn, sản phẩm miến dong truyền thống đã đạt tiêu chuẩn OCOP. Không chỉ có miến dong truyền thống, giờ đây, trên cách làm truyền thống, người dân Thành Sơn còn chế biến ra sản phẩm mới kết hợp giữa củ dong riềng và củ hoàng sin cô – đặc sản của vùng cao Bát Xát, tạo ra sản phẩm miến đao sâm, cũng được thị trường đón nhận tích cực.

Ngoài làng nghề sản xuất miến dong ở Bát Xát, có một làng nghề cũng không kém phần tất bật những ngày cuối năm, đó là làng nghề lạp xường hun khói ở Mường Khương. Đây là sản phẩm truyền thống nức tiếng từ lâu, chế biến từ nguyên liệu thịt lợn đen bản địa, với công thức truyền thống và gia vị mang nét đặc trưng riêng, nên dù giờ đây, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cũng chế biến sản phẩm này, song khách hàng vẫn tin tưởng và tìm mua đặc sản ở xứ Mường.

Bà Phùng Kim Dung, chủ cơ sở chế biến Dung Sử, chuyên cung cấp các sản phẩm truyền thống như lạp xường, thịt hun khói và tương ớt Mường Khương chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ từ tháng 10 âm lịch trở đi, sản phẩm lạp xường Mường Khương lại được nhiều khách hàng đặt mua, nên cơ sở cũng tăng cường nhân lực để làm trong dịp này. Mặc dù lạp xường Mường Khương vẫn có khách đặt mua rải rác trong năm, tuy nhiên, vào dịp Tết thì lượng khách đặt hàng tăng cao hơn do nhu cầu sử dụng để ăn Tết, làm quà tặng cho người thân, đối tác và bạn bè. Sản phẩm lạp xường Mường Khương được lựa chọn làm từ nguyên liệu thịt lợn đen bản địa Mường Khương với gia vị và cách chế biến truyền thống, nên luôn được khách hàng tin dùng lựa chọn”.

Cơ sở sản xuất miến dong Hưng Hiền chuẩn bị hàng tết.

Cơ sở sản xuất miến dong Hưng Hiền chuẩn bị hàng tết.

Đặc biệt, sản phẩm lạp xường Dung Sử đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP, nên khách hàng càng yên tâm tin cậy không chỉ về chất lượng, mà còn về an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng. Hiện tại, giá bán sản phẩm lạp xường Mường Khương dao động từ 350 – 400.000 đồng/kg đóng gói hút chân không, rất tiện cho khách hàng sử dụng và bảo quản. Dự báo nhu cầu thị trường Tết có tăng lên so với ngày thường, tuy nhiên, nhiều năm nay, hầu như mặt hàng lạp xường truyền thống này vẫn không tăng giá đột biến như một số mặt hàng đồ uống, bánh kẹo hay thực phẩm khác.

Thông thường, nhu cầu Tết Nguyên đán năm nào cũng tăng đáng kể, đây là thời gian vào mùa cao điểm để các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống tất bật sản xuất hàng Tết. Do vậy, ngoài hai địa phương trên, tại một số làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng đang trong mùa sản xuất để phục vụ nhu cầu các mặt hàng dịp Tết. Điển hình như cơ sở chế biến bánh chưng đen Văn Bàn; chế biến hương, nấu rượu thủ công ở Bắc Hà, Bát Xát… đang chuẩn bị sẵn sàng một lượng hàng hóa nhất định cũng như nhân lực, nguồn lực để sản xuất kịp các đơn hàng nội tỉnh và các cửa hàng bán thực phẩm Tết. Ngoài ra, nhiều cơ sở chế biến vừa và nhỏ, nhất là các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP đều có sự chuẩn bị về lượng hàng hóa và nguồn cung cho thị trường tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

Báo Biên phòng null

Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung thăm, tặng quà tại huyện Bát Xát

Chiều 19/12, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà một số gia đình có nhà ở bị sập hoàn toàn do mưa lũ đã hoàn thành làm nhà mới tại xã Mường Vi và xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Tham gia đoàn công tác có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện...

Mường Khương triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 18/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Khương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 10, xóa nhà tạm năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Giàng Seo Vần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần...

Khẩn trương khắc phục điểm sạt lở trên Tỉnh lộ 158 (Bát Xát)

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nhiều đảng bộ ở Bát Xát kết nạp đảng viên vượt kế hoạch đề ra

Từ đầu năm đến nay, huyện Bát Xát đã kết nạp được 256 đảng viên, hiện còn 18 hồ sơ đang trình Ban Thường vụ Huyện ủy duyệt ra quyết định kết nạp thời gian tới. Như vậy, trong năm 2024, huyện sẽ kết nạp được 274 đảng viên, đạt 100% kế hoạch đề ra.Được biết, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, công tác phát triển đảng viên của huyện Bát Xát trong các năm 2021,...

Cùng tác giả

Thực hiện quy trình bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Dự hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Giang - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí...

Bộ Công thương triển khai nhiệm vụ năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Minh Ngọc Năm 2024, ngành công thương đã tạo đột phá ở nhiều lĩnh vực trụ cột như: tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm đạt gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023....

Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Lào Cai

khởi công Dự án nhà ở xã hội Golden Square Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công Dự án nhà hội xã hội Golden square Lào Cai. Cùng dự có lãnh đạo các bộ,...

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải –...

Về nhà mới

Toàn cảnh khu tái định cư Nậm Tông. Được về nhà mới, Em Lý Thị Sua, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà hân hoan bày tỏ: “Em thấy rất vui khi chuẩn bị được về nhà mới. Em cùng mẹ, anh chị và bà con...

Cùng chuyên mục

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông sản Mường Khương vào vụ Tết

Gạo Séng Cù – một trong nhiều đặc sản của Mường Khương đang được các cơ sở xay xát sẵn sàng cung ứng dịp Tết (ảnh trên). Trong năm, nông dân Mường Khương canh tác 600 ha lúa Séng Cù, sản lượng thóc khoảng 360 tấn. Chuẩn bị hàng tết, cơ...

Nông dân Xuân Hòa làm giàu từ cây quế hàng hóa

Được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, nông dân Xuân Hòa đã xây dựng được những vùng quế hữu cơ Gần 20 năm trước, ông Thủy là người tiên phong đưa cây quế về trồng ở Xuân Hòa, thay thế những nương sắn, nương ngô giá trị...

Si Ma Cai phòng, chống rét cho vật nuôi

Trâu được người dân Si Ma Cai nuôi nhốt để phòng, chống rét. Thời tiết những ngày gần đây tiếp tục giảm sâu, gia đình ông Thào Xuân Lao, tổ dân phố Nàng Cảng, thị trấn Si Ma Cai đã thực hiện nuôi nhốt gia súc và bổ sung thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất