Powered by Techcity

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế

Theo các chuyên gia và truyền thông quốc tế, trong bối cảnh đó kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự kiên cường, vững vàng, sẵn sàng vượt sóng để trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực của thế giới.

Công đoạn kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC). Ảnh minh họa

Thách thức bủa vây kinh tế toàn cầu

Trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu được công bố ngày 10/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng 3% trong năm nay, không thay đổi so với với dự báo mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Bảy. Nhưng IMF đã hạ 0,1 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng của năm 2024 xuống 2,9%. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) thậm chí cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt 2,1% trong năm nay.

Đối với khu vực châu Á, trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 12/2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2023. Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 5,2%, sau khi tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư công đẩy mạnh tăng trưởng trong quý III. Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ đã được nâng từ 6,3% lên 6,7% nhờ tốc độ tăng trưởng hai chữ số của lĩnh vực công nghiệp.

Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng cho Đông Nam Á trong năm nay đã giảm từ 4,6% xuống còn 4,3%, trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu.

Theo ADB, lãi suất tăng cao liên tục ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có thể gây bất ổn tài chính tại các nền kinh tế dễ bị tổn thương trong khu vực, đặc biệt là những nước có nợ cao. Khả năng gián đoạn nguồn cung do hiện tượng thời tiết El Niño hoặc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (U-crai-na) cũng có thể kích hoạt lạm phát, đặc biệt liên quan đến lương thực và năng lượng.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Châu Á đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ, bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức. Lạm phát trong khu vực cũng dần được kiểm soát. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn đó, từ việc lãi suất toàn cầu tăng cao cho đến các hiện tượng khí hậu như El Niño. Các chính phủ ở châu Á và Thái Bình Dương cần phải luôn cảnh giác để bảo đảm nền kinh tế có khả năng thích ứng và tăng trưởng bền vững”.

Những nhận định tích cực cho kinh tế Việt Nam

Trong chia sẻ gần nhất với phóng viên TTXVN, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ông Andrea Coppola, nhận định suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn đối với nền kinh tế mở của Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới kỳ vọng.

Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là khoảng 2,5% trong năm 2023. Tại Khu vực đồng euro (Eurozone), tăng trưởng thậm chí còn yếu hơn, chỉ ở mức khoảng 0,5%. Trong khi đó, WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023, trước khi phục hồi về mức 5,5% trong năm 2024 và 6,0% trong năm 2025.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất do ADB công bố mới đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mức 5,2% trong năm 2023 và tăng trưởng trong năm 2024 được dự báo duy trì ở mức 6,0%. Dù vậy, ADB vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khá tốt so với nhiều nước trong khu vực.

ADB cho rằng sự phục hồi yếu hơn dự kiến của nhu cầu bên ngoài tiếp tục cản trở tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, làm chậm quá trình phục hồi của việc làm và tiêu dùng trong nước của Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thận trọng và chủ động sẽ giúp kiểm soát lạm phát. Dự báo lạm phát tại Việt Nam được duy trì ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4,0% cho năm 2024.

Trong một bài viết vào tháng 11/2023, Bloomberg Economics đánh giá Việt Nam là một trong 5 nước được nhắc tới từ sự tái sắp xếp chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, cơ quan nghiên cứu vĩ mô của Bloomberg cho rằng nhóm 5 quốc gia bao gồm Việt Nam, Ba Lan, Morocco, Mexico và Indonesia đang nổi lên như những đối tác thương mại và điểm đến đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang trên toàn cầu.

Theo Bloomberg Economics, 5 nước này chiếm 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, nhưng lại thu hút hơn 10% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tương đương 550 tỷ USD, trong tổng số các dự án đầu tư mới kể từ năm 2017. Trước đó, Bloomberg cũng cho rằng nền kinh tế đang phát triển nhanh đã khiến Việt Nam trở thành mảnh đất hấp dẫn cho các công ty khởi nghiệp.

Nhận định về khu vực Đông Nam Á, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey cho rằng Đông Nam Á là điểm sáng trong bức tranh suy giảm kinh tế toàn cầu, với một nhóm nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong quý III/2023, trong đó có Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Ảnh minh họa

Theo McKinsey, các điều kiện bên ngoài và nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu không mấy khả quan ở khu vực Đông Nam Á đã khiến tốc độ tăng trưởng khu vực chậm lại trong quý III/2023. Xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức do nhu cầu giảm ở các thị trường trọng điểm như Liên minh châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên nhu cầu trong nước, chi tiêu chính phủ và sự phục hồi của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, đã góp phần mang lại triển vọng việc làm và thu nhập tốt hơn, từ đó hỗ trợ tăng trưởng, đặc biệt là ở Philippines và Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), kinh tế Việt Nam trong quý III/2023 tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng 4,14% trong quý II/2023.

Trong khi đó, trang tin tức thị trường Yahoo!finance đăng bài viết cho biết Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á nằm trong số 20 nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong 10 năm trở lại đây. Số liệu trong bài viết dựa trên nguồn số liệu của IMF. Cụ thể, các nhà phân tích đã xem xét mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sau khi điều chỉnh lạm phát, dựa vào dữ liệu trong giai đoạn 2012 – 2022 để tính mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua. Theo đó, với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, ngành nông nghiệp của Việt Nam là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, vừa đóng góp cho GDP, vừa tạo việc làm.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Hà Nội. GDP tăng trưởng vừa phải Nhận định về kinh tế Việt Nam trong đợt tham vấn theo Điều IV năm 2024, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Paulo Medas, cho...

Kinh tế Lào tăng trưởng 4,7% trong 6 tháng đầu năm 2024

Báo cáo về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội Lào khóa IX, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Sipandone cho biết, mặc dù tình hình khu vực và quốc tế có những diễn biến phức tạp, Lào tiếp tục gặp những khó khăn về kinh tế, tuy nhiên cũng có nhiều cơ hội và đạt được những thành tựu nổi bật trong phát...

Giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam

Nhật Bản có gần 5.000 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 70 tỷ USD. Thị trường hấp dẫn trong mắt các tổ chức quốc tế Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), Trưởng đoàn tham vấn và giám sát...

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% và cảnh báo một số nguy cơ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6% năm 2024, cao hơn số liệu trước đó, nhưng vẫn cảnh báo một số nguy cơ. Tại họp báo sáng nay (11/4), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB...

Từ Biển Đỏ đến “lời cảnh báo” cho Biển Đông

Những gián đoạn trong thương mại từ việc tàu hàng ở Biển Đỏ bị tấn công khiến nhiều người phải thức tỉnh với câu hỏi: Sẽ làm thế nào nếu Biển Đông bị "phong tỏa"? Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong hai tháng đầu tiên của năm 2024, thương mại qua kênh đào Suez sụt giảm 50% so với năm trước. Đây được xem là hậu quả từ việc tàu bè...

Cùng tác giả

Chảo Thị Yến – Tấm gương vươn lên trong học tập để đạt đến thành công

Ở Ngám Xá, người Dao quanh năm chỉ bám ruộng, bám nương với cây ngô, cây sắn. Cái đói, cái nghèo đã đeo đẳng cuộc sống của bao thế hệ nông dân nơi đây. Sinh ra trong một gia đình đông con, bố lại bị bệnh, chỉ có...

Những bãi rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường

Bãi đổ thải tự phát thuộc khu vực tổ 2, thị trấn Bát Xát. “Sống chung” với bãi đổ thải tự phát ở khu vực tổ 2, thị trấn Bát Xát từ nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Minh không khỏi bức xúc. Những ngày nắng,...

Đoàn công tác của Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hoá

CTTĐT - Chiều ngày 6/7, đoàn công tác tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, trong đó tập trung thảo luận, trao đổi, học tập kinh nghiệm về lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề và triển khai thực hiện 03 Chương trình mục tiêu...

Bán kết Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Giờ vàng sắp điểm

19 giờ tối nay (6/7), vòng bán kết Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam sẽ chính thức diễn ra tại Sân Quần - trung tâm thị xã Sa Pa, với phần trình diễn của 61 thí sinh xuất sắc nhất. Thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho đêm bán kết đang được tích cực thực hiện. Thời tiết Sa Pa dịu mát, không có mưa, rất đông...

Phiên chất vấn Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh

Quang cảnh kỳ họp. Dưới sự điều hành của đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường, đầu giờ làm việc buổi chiều, kỳ họp tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn trực tiếp. Hoạt động chất vấn tập trung vào 2 lĩnh vực giáo dục...

Cùng chuyên mục

Những bãi rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường

Bãi đổ thải tự phát thuộc khu vực tổ 2, thị trấn Bát Xát. “Sống chung” với bãi đổ thải tự phát ở khu vực tổ 2, thị trấn Bát Xát từ nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Minh không khỏi bức xúc. Những ngày nắng,...

Việt Nam tranh ngôi đầu với Úc, chủ nhà Indonesia lại chơi tiểu xảo

Sau giải U-16 Đông Nam Á, Indonesia tiếp tục làm chủ nhà giải Vô địch U-19 Đông Nam Á (từ ngày 17 đến 29/7). Thầy trò HLV Hứa Hiền Vinh của U-19 Việt Nam tranh ngôi đầu với Úc ở bảng B cùng với Myanmar và Lào, trong đó Lào là đương kim á quân còn Myanmar ở tuổi này không yếu. Chủ nhà Indonesia chơi tiểu xảo hệt như giải U-16 Đông Nam Á bằng việc bố...

Điều tra, xử lý 10 vụ án về ma túy trong tháng cao điểm

Cụ thể, Công an huyện Văn Bàn đã phối hợp với các đơn vị có liên quan phát hiện, điều tra 10 vụ án về ma túy, bắt giữ 16 đối tượng có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; thu giữ 12,057 gam heroin, 16,436 gam thuốc phiện, 0,495 gam ma túy tổng hợp. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Công an huyện Văn...

Rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Đức

Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 3 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu rau quả của Đức từ các thị trường ngoài khối đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nay, Đức chưa phải là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, nhưng lại là thị trường có nhiều triển vọng, đặc biệt...

Cảnh giác trước những tai nạn ở trẻ nhỏ trong dịp hè

Tai nạn từ hoạt động hàng ngày Mới đây nam bệnh nhi K.S.Y.P. sinh năm 2011, tại tỉnh Đắk Lắk được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) vì bị điện giật. Chị K.R. mẹ bệnh nhi K.S.Y.P. cho biết, em và bạn cùng xóm chơi thả diều, diều mắc vào mái nhà. P. đã trèo lên mái nhà lấy và không may bị điện giật ở bàn tay trái. Sau khi phát...

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Thường xuyên đi siêu thị mua sắm đồ dùng cần thiết cho gia đình, chị Ngọc Diệp sống tại Hà Nội cho biết, trước đây, với thu nhập của hai vợ chồng khoảng 25 triệu đồng/tháng, gia đình có thể chi tiêu thoải mái. Nay trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì phải tính toán, chỉ mua những gì thật sự cần thiết và có khuyến mại. "Không chỉ gia đình tôi mà các gia đình khác...

https://baolaocai.vn/tu-xa-xua-sieu-xe-da-duoc-dung-trong-le-don-dau-cua-nguoi-nung-din-post386397.html

https://baolaocai.vn/tu-xa-xua-sieu-xe-da-duoc-dung-trong-le-don-dau-cua-nguoi-nung-din-post386397.html Nguồn

Dừng công nghệ di động 2G từ ngày 16/9

Do vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động cần quyết liệt triển khai mạnh các giải pháp truyền thông, hỗ trợ chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi của các thuê bao 2G. Theo Thông báo của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ...

Ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại xã Tòng Sành

Thông qua mô hình giúp phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và kịp thời lên tiếng, tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_SdaArticleAfterBody!="undefined"){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterBody,"sdaWeb_SdaArticleAfterBody")}else{document.getElementById("sdaWeb_SdaArticleAfterBody").style.display="none"}}); Nguồn

Hàng Việt khó cạnh tranh xuất khẩu vì chưa tạo được thương hiệu Việt bền vững

Các sản phẩm hàng Việt Nam được bày bán khá nhiều trong hệ thống bán lẻ hiện đại. Nông sản đang "vay thương hiệu" để xuất khẩu Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới và là 1 trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thực tế rất buồn là hầu hết sản phẩm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất