Powered by Techcity

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.

Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh

Niềm vui sau bão và lời cảm ơn của Thủ tướng

Sau những lo lắng, lo nền kinh tế bị giảm tốc vì chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi lịch sử, niềm vui đã đến khi số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP quý III đạt 7,4%, đưa mức tăng trưởng của 9 tháng đạt 6,82% – cách ngưỡng 7% không quá xa.

Mức tăng trưởng 7,4% của quý III không chỉ cao hơn 0,7 điểm phần trăm so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7%), mà còn tương đương kịch bản tăng trưởng cả năm là 7% như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2024.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã vui mừng công bố số liệu này. Còn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương và nói lời “cảm ơn” với các địa phương đã nỗ lực vượt lên sau bão.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)… Thậm chí, một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 cũng vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, như Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)…

“9 tháng, kinh tế – xã hội Bắc Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh”, ông Nguyễn Văn Gấu, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết.

Trong khi đó, dù được Chính phủ khen ngợi là vẫn giữ được đà tăng trưởng, song ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vẫn lo lắng về hai “chỉ tiêu xấu” trong phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Đó là tăng trưởng GRDP chỉ đạt 9,77%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

“Đó là do ảnh hưởng của bão. Chúng tôi cần phải phấn đấu nhiều hơn”, ông Tùng nói và nhắc đến một “chỉ tiêu xấu” khác là giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52% vốn kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực tế, đây là “chỉ tiêu xấu” trên góc nhìn của người Hải Phòng. Còn so với mặt bằng chung cả nước, thì đó vẫn là những con số khá tích cực, nhất là trong bối cảnh Hải Phòng là một trong hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.

Chính nhờ những nỗ lực của các địa phương như Hải Phòng, Bắc Giang, kể cả Quảng Ninh, Lai Châu…, mà tăng trưởng kinh tế quý III vẫn đạt tốc độ cao (7,4%), đưa tăng trưởng GDP 9 tháng đạt mức 6,82%. Tức là, trái với nỗi lo trước đó rằng, ảnh hưởng của bão, tăng trưởng GDP quý III có thể giảm 0,35 điểm phần trăm, còn 9 tháng giảm 0,12 điểm phần trăm, thì nền kinh tế vẫn đang đi đúng kịch bản.

Khi công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng, Tổng cục Thống kê lý giải rằng, những thiệt hại về hạ tầng, mà tính đến ngày 27/9, con số lên tới 81.500 tỷ đồng, chỉ tính vào thay đổi tài sản của nền kinh tế, không tính vào hoạt động sản xuất trong kỳ, nên mức độ tác động đến tăng trưởng GDP không lớn. Hơn thế, rất nhanh sau bão, các hoạt động sản xuất đã phục hồi trở lại, đưa tăng trưởng khu vực công nghiệp đạt mức cao, bù đắp cho thiệt hại và sự giảm tốc của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Cuộc đua về đích

Nền kinh tế đã vượt khó khăn để tăng tốc trong quý III và đó là nền tảng quan trọng để kinh tế năm 2024 có thể về đích với con số tăng trưởng có thể lên tới 7%, vượt mục tiêu đề ra và hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của năm 2024.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo, phải phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm trên 7%, trong đó tăng trưởng quý IV đạt 7,5-8%. Đây cũng chính là kịch bản kinh tế năm 2024 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới cập nhật.

Trong 9 tháng năm 2024, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao. Trong đó, đứng đầu là Bắc Giang (13,89%), tiếp theo là Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)…

Câu hỏi đặt ra là, liệu nền kinh tế có thể đạt mục tiêu này hay không?

Trao đổi về những cơ hội của nền kinh tế trong quý IV và những tháng đầu năm 2025, ông Lương Văn Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, những ảnh hưởng của bão Yagi tới nền kinh tế trong quý III không nhiều, mà có thể là sẽ sang quý IV và năm sau. Bởi lẽ, các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, như Quảng Ninh, Hải Phòng đều là những tỉnh công nghiệp trọng điểm.

Khó khăn là có thật, nhất là khi những thiệt hại về máy móc, thiết bị, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy sản… là rất lớn.

Tuy vậy, trong một báo cáo được công bố cách đây ít ngày, với tựa đề “Asian Economics Quarterly – Cuộc đua về đích”, Ngân hàng HSBC dự báo rằng, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, bất chấp thiệt hại do bão Yagi. Đây là mức dự báo lạc quan nhất về kinh tế Việt Nam trong số các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB, ADB, IMF…

Theo HSBC, hậu quả để lại của cơn bão Yagi có thể kéo dài trong nhiều tuần nữa, nhưng “những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra”.

Những “khả năng tích cực tiềm tàng” đó có thể là sự nỗ lực của các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM, hoặc là sự bứt phá của sản xuất công nghiệp, hay giải ngân đầu tư công.

“Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 3 tháng cuối năm. Trong đó, tập trung cao cho giải ngân đầu tư công, cũng như thúc đẩy tăng trưởng để đạt chỉ tiêu của năm”, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM “nhận nhiệm vụ” như vậy.

Là đầu tàu kinh tế, nhưng tăng trưởng GRDP của thành phố này mới đạt 6,85% trong 9 tháng đầu năm, không cao so với mức tăng trưởng GRDP của các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, TP.HCM đóng góp 20% GDP của cả nước. Chính vì vậy, nền kinh tế đang trông chờ vào sự bứt phá của TP.HCM.

Theo chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, Thành phố đang tích cực thực hiện các giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng GRDP 7,5% trong năm nay và dự kiến đạt 8-8,5% trong năm tới.

Giải ngân đầu tư công cũng được Thủ tướng Chính phủ coi là giải pháp trọng điểm để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7% và cao hơn trong năm nay.

“Phải đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương ngay sau phiên họp. Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia; hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng…”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Cùng chủ đề

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), nếu GDP quý IV tăng 7,5%, thì cả năm sẽ đạt 7%. Mục tiêu này là khả thi, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và kết quả đạt được trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Thiệt hại do...

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Nhiều công trình trọng điểm tại Gia Lai bị chậm tiến độ do vướng mắc về mặt bằng, thiếu đất đắp và vốn kéo dài từ năm 2023 đến nay chưa được phê duyệt. Ảnh: Hoài Nam/TTXVNNội dung Công điện nêu rõ:Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của...

Làm gì để tăng trưởng cả năm hơn 7%?

Công nhân Công ty cổ phần Phúc Sinh chế biến tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU – Ảnh: QUANG ĐỊNH Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin – cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết. Thủ tướng Phạm Minh Chính Đó là những chỉ đạo trọng...

Yếu tố quan trọng giúp nông sản rộng đường xuất khẩu

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước Lào Cai: Kết nối chuỗi, nâng cao giá trị nông sản Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nửa đầu năm 2024, toàn tỉnh Tây Ninh đã xuất khẩu rau quả đạt 11,41 triệu USD, chiếm 1,08% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng của khu vực Đông Nam Bộ và chiếm 0,34% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu mặt hàng rau...

Cùng tác giả

Ông Đặng Y Quý – người có uy tín ở Ít Nộc

Tiên phong làm chuồng trại gia súc xa nhà, phát triển kinh tế gia đình từ nuôi lợn đen bản địa, trồng cây quế, thảo quả, sa nhân và canh tác lúa nước. Chăm chỉ làm ăn, mỗi năm, gia đình ông Đặng Y Quý cũng thu về...

Khai mạc hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ XI

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh (ảnh trên) nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả quan...

Sau ngày 08/12/2024 sẽ dừng việc tiếp nhận ủng hộ kinh phí hỗ trợ khắc phục thiên tai

Từ số tiền tiếp nhận được, đến hết ngày 21/11, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã phân bổ hơn 2.040 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Số tiền tiếp nhận được phân bổ thành 3 đợt; trong đó, đợt 1...

Sức hút từ những dự án nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai là dự án lớn nhất tỉnh với quy mô 2.189 căn hộ; trong đó, giai đoạn 1 có 638 căn, dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2026. Dù mới khởi công nhưng dự án đang tạo sức...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Cùng chuyên mục

Ông Đặng Y Quý – người có uy tín ở Ít Nộc

Tiên phong làm chuồng trại gia súc xa nhà, phát triển kinh tế gia đình từ nuôi lợn đen bản địa, trồng cây quế, thảo quả, sa nhân và canh tác lúa nước. Chăm chỉ làm ăn, mỗi năm, gia đình ông Đặng Y Quý cũng thu về...

Sau ngày 08/12/2024 sẽ dừng việc tiếp nhận ủng hộ kinh phí hỗ trợ khắc phục thiên tai

Từ số tiền tiếp nhận được, đến hết ngày 21/11, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã phân bổ hơn 2.040 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Số tiền tiếp nhận được phân bổ thành 3 đợt; trong đó, đợt 1...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Những trường học xanh

Điểm trường nhỏ, vườn rau cũng nhỏ. Mùa nào thức nấy, rau xanh luôn tốt tươi dưới bàn tay chăm sóc của các cô giáo điểm trường Ngải Trồ. Nhờ vậy mà bữa trưa của học sinh đỡ đạm bạc hơn.  Em Phan Thiên An, học sinh Trường PTDT bán...

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai tham dự Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần...

Tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, đại diện châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã đón đoàn trong tình hữu nghị thắm thiết. Theo chương trình, trong 3 ngày từ 24 - 26/11, tại tỉnh Vân Nam, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai sẽ tham dự Hội...

Thẩm định 2 doanh nghiệp trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Đoàn công tác kiểm tra, thẩm định tại Công ty TNHH Sơn Lan Lào Cai. Tại các doanh nghiệp, ngoài việc đối chiếu, rà soát hồ sơ với các văn bản gốc, kết quả thực tế tại doanh nghiệp, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và...

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra một số khu vực bị sạt lở tại thành phố Lào Cai

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã đến khảo sát vị trí xảy ra sạt lở tại tổ 12, phường Nam Cường khiến 23 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nhà ở, buộc phải di dời. Hơn 2 tháng qua, các hộ này vẫn đang phải ở...

Sẽ có tiêu chí cho nông dân làm nông nghiệp hướng tới mục tiêu Net Zero

Trồng dâu phát thải thấp cũng có thể bán tín chỉ carbon Tại diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”, hôm nay (24/11), ông Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, HTX đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Mường Khương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Mường Khương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm. Trung bình mỗi xã, thị trấn có 100 ngôi nhà đang xây dựng. Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ở khắp các thôn bản, bà con đang tập trung hỗ trợ nhau đẩy nhanh tiến độ làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất