Powered by Techcity

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

ct1.jpg
Phiên tòa xét xử vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm” xảy ra vào ngày 11/6/2023 tại tỉnh Đắk Lắk.

Thành lập năm 2011, Tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” (tên tiếng Anh là “Montagnard Support Group, Inc.”-MSGI) do Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức “Quỹ người Thượng-MFI” ở Mỹ) cầm đầu. Hoạt động theo phương thức bạo động, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện, đào tạo phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân. Mục tiêu mà nhóm hướng đến là đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Ðêga” ở Tây Nguyên. Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng, sau khi thành lập tổ chức, thông qua mạng xã hội Facebook, Y Mut Mlô (sinh năm 1960 tại Ðắk Lắk) đã tuyên truyền, lôi kéo H’Wuêñ Êban tham gia nhóm và giao nhiệm vụ cho Êban làm chỉ huy, lập nhóm vũ trang có tên “Khan Ðêga” (“Lính Ðêga”). Các đối tượng xúc tiến nhanh việc xây dựng, phát triển lực lượng, tìm địa điểm đặt căn cứ ở Ðắk Lắk, chuẩn bị vũ khí, tìm kiếm, tuyển mộ thành viên; liên hệ, gặp gỡ những người do Y Mut Mlô chấm chọn để lôi kéo tham gia tổ chức. Mặt khác, chúng tăng cường vận động các thành viên đóng góp tiền mua sắm vũ khí, tập luyện võ thuật nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tấn công khủng bố. Tháng 4/2023, sau một thời gian chuẩn bị, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” đã họp và thống nhất để nhóm “Lính Ðêga” tấn công vào trụ sở cơ quan nhà nước, giết hại cán bộ và người dân nhằm gây ra tình trạng bất ổn trên địa bàn; đồng thời cử Y Sôl Niê từ Mỹ xâm nhập về Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Rạng sáng 11/6/2023, các đối tượng chia thành hai nhóm mang theo nhiều vũ khí tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Ðắk Lắk), giết hại 4 cán bộ công an; 1 đồng chí bí thư đảng ủy xã, 1 đồng chí Chủ tịch UBND xã và 3 người dân; làm bị thương 2 cán bộ công an xã, bắt cóc 3 người dân làm con tin; đốt, phá tài sản của Ủy ban nhân dân xã và người dân, gây thiệt hại hơn 2,5 tỷ đồng. Ngay trong tháng 6/2023, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng; ra quyết định truy nã 5 đối tượng là thành viên của tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và tội “Khủng bố” (theo Ðiều 113, Ðiều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên phạt các bị cáo từ 9 năm tù giam đến chung thân.

Thành lập sau “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” 8 năm, tổ chức “Người Thượng vì công lý” (tên tiếng Anh là “Montagnard Stand for Justice- MSFJ”) do các đối tượng Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok, Y Pher Hdrue, Y Aron Êban, H’ Sarina Krong, H’ Tlun Bdap, Y Ruing Knul, H Mla Hdruẽ thành lập tháng 7/2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4/2023. Tổ chức này khiến nhiều người vô cùng lo ngại bởi các đối tượng cầm đầu đều còn trẻ và manh động: Như Y Quynh Bdap sinh năm 1992; Y Phik Hdok sinh năm 1993, H’ Biăp Krông sinh năm 1987, Y Aron Êban sinh năm 1985. Chọn phương thức bạo động, ngay khi vừa ra mắt, “Người Thượng vì công lý” đã lập tức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, phân công nhiệm vụ, huấn luyện phương thức hoạt động; tài trợ tiền, chỉ đạo mua sắm vũ khí, phương tiện, tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm thành lập “Nhà nước riêng” ở Tây Nguyên. Tháng 8/2023, cơ quan chức năng Việt Nam đã ra quyết định khởi tố, truy nã Y Quynh Bdap – thành viên của tổ chức khủng bố “Người Thượng vì công lý” về tội “Khủng bố” theo Ðiều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã xét xử vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin ngày 11/6/2023 và tuyên phạt Y Quynh Bdap 10 năm tù giam. Tại phiên tòa, các bị cáo đều công khai thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng với hành vi phạm tội của bản thân, đồng thời bày tỏ sự ăn năn, hối hận, có lời xin lỗi các bị hại, mong được Tòa khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Từ những bằng chứng không thể chối cãi, thông báo của Bộ Công an khẳng định: “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Người Thượng vì công lý” là tổ chức khủng bố, do đó người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Nhóm Hỗ trợ người Thượng”, “Người Thượng vì công lý”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện; hoạt động theo chỉ đạo của các tổ chức này là phạm tội “khủng bố”, “tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thông báo của Bộ Công an phát rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, nhất là người dân ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (thuộc huyện Cư Kuin, Ðắk Lắk), nơi diễn ra vụ thảm sát rạng sáng 11/6. Hơn ai hết bà con nơi đây cảm nhận sâu sắc về những hệ lụy đau xót, tang thương do các tổ chức khủng bố này gây ra đối với đồng bào mình.

Tuy nhiên với bản chất cực đoan, phản động, các thế lực phản động, thù địch lập tức tung ra những luận điệu chỉ trích thông báo của Bộ Công an, lên án chính quyền, xuyên tạc bản chất sự việc, cho rằng đây chỉ là hai nhóm “bất đồng quan điểm” ở hải ngoại bị chính quyền Việt Nam “trả đũa”, đồng thời tiếp tục cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo bằng những lập luận phi lý. Song song đó “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Người Thượng vì công lý” ra sức phủ nhận trách nhiệm của mình đối với vụ xả súng ở hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu tại Ðắk Lắk ngày 11/6, dựng chuyện cho rằng chính quyền Việt Nam đang tìm cách “cướp đất của người Thượng”, “đàn áp người Thượng đấu tranh vì tự do”. Cố tình phớt lờ những bằng chứng mà cơ quan điều tra thu thập được cũng như lời khai từ chính những đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi gây tội khai báo trước tòa, một đại diện của “Người Thượng vì công lý” vẫn ra sức thanh minh rằng tổ chức của mình chỉ là “tổ chức xã hội dân sự nhỏ bé đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và đất đai cho người dân bản địa ở Tây Nguyên của Việt Nam một cách ôn hòa và hoàn toàn không ủng hộ bạo lực”. Người này biện hộ rằng hoạt động của tổ chức luôn “tôn trọng nhân quyền, tôn trọng luật quốc gia và luật pháp quốc tế và hoàn toàn không có việc thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên và không liên quan gì đến “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” như cáo buộc của nhà nước Việt Nam”. Thậm chí một số đối tượng còn cố tình hướng lái vụ việc ngày 11/6 tại Ðắk Lắk là bởi “người dân cũng bất mãn với chế độ, tôn giáo, văn hóa và cũng có các trường hợp người Kinh hoặc chế độ kỳ thị sắc tộc coi thường người bản địa”. Một thành viên đồng sáng lập tổ chức “Người Thượng vì công lý” bịa đặt rằng: “Lý do chính quyền ghét MSFJ là vì đã viết nhiều bản báo cáo vi phạm cho quốc tế, nên họ ghét, họ muốn triệt tiêu thành viên nhóm nên đã gán ghép và muốn thực hiện những hành vi vi phạm nhân quyền của họ”.

Ngang nhiên hơn, Y Duen Bdăp – đối tượng được Bộ Công an xác định là một trong những thành viên cầm đầu của tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” còn trắng trợn tuyên bố: “Tổ chức của chúng tôi là tổ chức phi bạo lực. Chính phủ Việt Nam là tổ chức khủng bố, chúng cướp đất của chúng tôi và sát hại người của chúng tôi”. Ðồng thời Y Duen Bdăp ngoan cố khẳng định: “Tôi đấu tranh cho nhân quyền và quyền của chúng tôi được sống trên đất đai nơi mình sinh ra. Chúng tôi đã sống ở đây hàng nghìn năm trước cả Chúa Jesus, trước khi người Kinh tới”. Cũng với lập luận tương tự Y Quynh Bdap – thành viên sáng lập “Người Thượng vì công lý” nói rằng mình bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”, và rằng nhóm của mình hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam một cách ôn hòa. Song Y Quynh Bdap cũng chính là người chỉ đạo việc khai thác triệt để qua các trang mạng xã hội nhằm liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết trong nước thực hiện các vi phạm pháp luật, bất hợp tác với chính quyền, gây mất an ninh trật tự, chống phá chế độ. Khi bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh theo pháp luật thì tổ chức này lớn tiếng vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc. Vỗ ngực là đấu tranh cho người Thượng nhưng Y Quynh Bdap và tổ chức của y thường xuyên gây ra những bất ổn trong cộng đồng người Thượng, mặt khác dùng danh xưng “dân tộc bản địa” để vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích vụ lợi, chống phá Ðảng, Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc Bộ Công an định danh “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Người Thượng vì công lý” là tổ chức khủng bố, đồng thời nêu rõ danh tính của các đối tượng cầm đầu, các phương thức, thủ đoạn chống phá của những tổ chức này là hết sức kịp thời. Chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm cần tiếp tục bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất ổn để có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Ðồng thời, từ những thông tin được cung cấp, người dân cần tỉnh táo nhận diện, đề cao cảnh giác, không để bị lôi kéo, dẫn dắt tham gia vào các hoạt động chống phá của những tổ chức này. Qua đây, chúng ta nhận thấy sự kiên quyết của Ðảng, Nhà nước ta đối với những tổ chức, cá nhân rắp tâm thực hiện các mưu đồ đen tối làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, chống phá chế độ, cản trở sự phát triển của đất nước: họ sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Theo Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận đầu tiên tại Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập năm 1945. Sau đó, quyền con người, quyền công dân tiếp tục được khẳng định và mở rộng tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Cùng với đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều...

Thực tiễn phản bác luận điệu bôi lem quyền tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, nhu cầu của người dân, trong đó chú trọng quyền tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vậy nhưng với mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, các thế...

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Việc khuyến khích phản biện xã hội, tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân là để hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những đóng góp tích cực, có tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân cũng đã xuất hiện một số đối tượng lợi dụng phản biện xã hội, quyền...

Nhận dạng chiêu trò “đề cao để hạ bệ”

Một trong những luận điệu tinh vi mà chúng thường sử dụng là ra sức đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm phá hủy gốc rễ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì thế, chống lại luận điệu xuyên tạc này là một nội dung căn cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và phản bác các quan...

Công tác bảo đảm an ninh nội địa: Giữ cho ”trong ấm, ngoài êm”

Năm 2023, công tác đảm bảo an ninh nội địa trên các chuyên đề, lĩnh vực tiếp tục được lãnh đạo Bộ Công an đánh giá cao. An ninh nội địa tiếp tục giữ vững ổn định, đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện khó khăn, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập… Những dấu ấn của an ninh nội địa Vào một ngày đầu Xuân, trong căn phòng nằm trên tầng 2 của...

Cùng tác giả

Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Lào Cai

khởi công Dự án nhà ở xã hội Golden Square Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công Dự án nhà hội xã hội Golden square Lào Cai. Cùng dự có lãnh đạo các bộ,...

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải –...

Về nhà mới

Toàn cảnh khu tái định cư Nậm Tông. Được về nhà mới, Em Lý Thị Sua, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà hân hoan bày tỏ: “Em thấy rất vui khi chuẩn bị được về nhà mới. Em cùng mẹ, anh chị và bà con...

Tuổi trẻ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia đình ông Niên sẽ kịp về nhà mới trước tết Ất Tỵ. Mấy chục năm qua, cả gia đình ông Niên sống trong ngôi nhà gỗ đã xuống cấp, không an toàn, nhất là mỗi khi mùa mưa bão về. Được Thành đoàn Lào Cai huy động từ...

Ngày hội của nhân dân thôn Kho Vàng

Lễ Khánh thành tại thôn Kho Vàng có sự tham dự của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Bắc Hà. Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc; đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy...

Cùng chuyên mục

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông sản Mường Khương vào vụ Tết

Gạo Séng Cù – một trong nhiều đặc sản của Mường Khương đang được các cơ sở xay xát sẵn sàng cung ứng dịp Tết (ảnh trên). Trong năm, nông dân Mường Khương canh tác 600 ha lúa Séng Cù, sản lượng thóc khoảng 360 tấn. Chuẩn bị hàng tết, cơ...

Nông dân Xuân Hòa làm giàu từ cây quế hàng hóa

Được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, nông dân Xuân Hòa đã xây dựng được những vùng quế hữu cơ Gần 20 năm trước, ông Thủy là người tiên phong đưa cây quế về trồng ở Xuân Hòa, thay thế những nương sắn, nương ngô giá trị...

Si Ma Cai phòng, chống rét cho vật nuôi

Trâu được người dân Si Ma Cai nuôi nhốt để phòng, chống rét. Thời tiết những ngày gần đây tiếp tục giảm sâu, gia đình ông Thào Xuân Lao, tổ dân phố Nàng Cảng, thị trấn Si Ma Cai đã thực hiện nuôi nhốt gia súc và bổ sung thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất