Powered by Techcity

Hơn 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý, hiếm được bảo tồn, lưu giữ

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg, ngày 29/7/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene giai đoạn 2015-2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025-2030″.

Đánh giá cao kết quả của chương trình, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho hay, đến nay, chúng ta đã bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý, hiếm; trong đó có 47.772 nguồn gene thực vật nông nghiệp, 5.768 nguồn gene cây lâm nghiệp, 7.039 nguồn gene dược liệu, 891 nguồn gene vật nuôi, 391 nguồn gene thủy sản, 19.050 nguồn gene vi sinh vật. Đây là nguồn vật liệu vô cùng quý, phục vụ cho công tác chọn tạo, lai tạo các giống mới có năng suất, chất lượng tốt hơn, giá trị cao hơn.

Chương trình đã đánh giá ban đầu được gần 56.000 nguồn gene; nhiều nguồn gene được khai thác và ứng dụng trong sản xuất, đời sống như sâm ngọc linh, tôm mũ ni, cá hô, lúa bản địa chất lượng cao, cây vù hương, lợn ỉ… góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Điển hình, Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã điều tra thu thập được trên 10.000 nguồn gene thuộc các nhóm cây trồng.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường đại học có khoa lâm nghiệp thời gian qua đã thu thập bảo tồn gần 2.000 nguồn gene thuộc 70 loài cây lâm nghiệp, trong đó có các nguồn gene của nhiều loài quý hiếm với 100% nguồn gen bản địa về trồng ở một số nơi địa phương như Sơn La, Lào Cai, Ba Vì, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận…

Đặc biệt, trong những năm gần đây số lượng nguồn gene có giá trị làm thuốc đã được phát hiện và thu thập, bảo tồn khoảng hơn 7.000 nguồn gene.

Cho đến nay, chúng ta đã đánh giá ban đầu trên 55.800 nguồn gene, đánh giá chi tiết trên 14.100 nguồn gene. Bên cạnh đó, đã khai thác sử dụng hiệu quả, phát triển nhiều nguồn gene quý hiếm có giá trị kinh tế thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, dược liệu, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật.

Hơn 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý, hiếm được bảo tồn, lưu giữ ảnh 1

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gene đã được triển khai với trên 300 nguồn gene động, thực vật và hơn 700 nguồn gene vi sinh vật, trong đó làm chủ được 178 quy trình công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, chọn tạo giống, canh tác, nuôi và chăm sóc các nguồn gene; triển khai 129 mô hình thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật và nhân rộng kết quả trong thực tiễn sản xuất, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội tại nơi triển khai.

Các nhiệm vụ cũng đã xây dựng được hàng trăm tiêu chuẩn cơ sở, bao gồm tiêu chuẩn đàn hạt nhân, cây trội, đàn giống, đàn sản xuất, cây con thương phẩm.

Cùng với các bộ, ngành, các địa phương cũng tích cực tham gia Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu. Điển hình như các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ… với nhiều kết quả nổi bật, đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.

Trong đó, nhiều sản phẩm đã trở thành thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia như Ngọc Trai Hạ Long xuất khẩu sang Anh, Ấn Độ, Nhật bản với giá trị khoảng 6-8 tỷ đồng/năm; Trà hoa vàng Quy Hoa đang đàm phán để doanh nghiệp Hàn Quốc phân phối toàn cầu; Hồi Bình Liêu xuất khẩu đạt trên 50 tỷ đồng/năm.

Một số nguồn gene đã phát triển thành sản phẩm hàng hóa tập trung, được xây dựng và bảo hộ thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn như cam xã đoài, bưởi diễn, quýt Bắc Kạn, hồng không hạt, miến dong, vịt bầu cổ xanh, Gạo bao thai Chợ Đồn, Khẩu nua lếch Ngân Sơn, Chè shan tuyết Bằng Phúc huyện Chợ Đồn…

Các kết quả nói trên là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của công tác bảo tồn, đánh giá và phát triển nguồn gen trong cả nước thời gian qua. Đáp ứng cơ bản các mục tiêu đề ra đến 2025 tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, thời gian tới, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gene cần tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa. Điều này được khẳng định tại Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, Nghị quyết số 189/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene giai đoạn 2026-2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2025.

“Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg, ngày 29/7/2024, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chúng ta cần tiếp tục tăng cường, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ, đánh giá nguồn gene; gia tăng nguồn lực khoa học và công nghệ nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gene góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia khắp cả nước trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm, thành tựu đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp, định hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình, bảo đảm sự phát triển bền vững cho thời gian tới.

Nguồn: https://nhandan.vn/hon-80000-nguon-gene-dac-huu-quy-hiem-duoc-bao-ton-luu-giu-post821556.html

Cùng chủ đề

Lập Hội đồng quốc gia về Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Hội đồng quốc gia về Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm Chủ tịch hội đồng; Phó thủ tướng Trần Lưu Quang là Phó chủ tịch thường trực, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt là Phó chủ tịch. Hội đồng quốc gia về Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng...

Năm 2024 – Năm “tăng tốc, bứt phá” của ngành Khoa học và Công nghệ

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2023, cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ngành Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ số đổi mới sáng tạo...

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển tam nông

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam Hightech ứng dụng hệ thống công nghệ nhà màng, điều khiển lưu lượng tưới, dinh dưỡng qua smartphone. Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm khẳng định: Khoa học và công nghệ luôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước ta; trong đó có phát triển nông nghiệp,...

Cùng tác giả

Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ

107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú tại điểm chính của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phúc Khánh. Nụ cười đã trở lại trên nhưng gương mặt ngây thơ và trong sáng. Hiện nay, 107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú The post Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ first appeared on Vietnam.vn.

Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”

Đây là đợt thi đua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy tối đa nội lực, năng động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ và huy động tối đa các nguồn lực xã hội, động viên, khích lệ mọi người dân tự giác, tích...

Di chuyển cơ sở vật chất Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (Bảo Yên) đến nơi an toàn để học tập trở lại

Hiện, toàn bộ bàn ghế, đồ dùng học tập của 20 lớp và các phòng học chức năng của nhà trường đã được vận chuyển, sắp xếp hợp lý tại Trường Mầm non Hoa Hồng cũ. Các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh tập trung dọn dẹp, vệ sinh...

5.800 tập thể, cá nhân, các cơ quan doanh nghiệp ủng hộ tổng số tiền 258,2 tỷ đồng

Riêng trong ngày 19/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ của Ban trị sự phật giáo tỉnh Đăk Lak 20 tấn gạo và 1.500 phần quà; Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Trung 100 triệu đồng; Công ty Cổ phần TNHH Việt...

Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Khoảng 8h15 sáng nay 19/9, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể của một người bị mất tích tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (ảnh trên). Như vậy đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 21 người mất tích. Trong đó, có...

Cùng chuyên mục

Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ

107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú tại điểm chính của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phúc Khánh. Nụ cười đã trở lại trên nhưng gương mặt ngây thơ và trong sáng. Hiện nay, 107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú The post Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ first appeared on Vietnam.vn.

Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”

Đây là đợt thi đua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy tối đa nội lực, năng động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ và huy động tối đa các nguồn lực xã hội, động viên, khích lệ mọi người dân tự giác, tích...

Di chuyển cơ sở vật chất Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (Bảo Yên) đến nơi an toàn để học tập trở lại

Hiện, toàn bộ bàn ghế, đồ dùng học tập của 20 lớp và các phòng học chức năng của nhà trường đã được vận chuyển, sắp xếp hợp lý tại Trường Mầm non Hoa Hồng cũ. Các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh tập trung dọn dẹp, vệ sinh...

5.800 tập thể, cá nhân, các cơ quan doanh nghiệp ủng hộ tổng số tiền 258,2 tỷ đồng

Riêng trong ngày 19/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ của Ban trị sự phật giáo tỉnh Đăk Lak 20 tấn gạo và 1.500 phần quà; Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Trung 100 triệu đồng; Công ty Cổ phần TNHH Việt...

Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Khoảng 8h15 sáng nay 19/9, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể của một người bị mất tích tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (ảnh trên). Như vậy đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 21 người mất tích. Trong đó, có...

Thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc xây dựng dự án tái thiết khu dân cư

Theo đó, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ làm Trưởng Ban Chỉ đạo (ảnh trên). Sở Xây dựng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan...

Mang nghĩa tình đến với đồng bào vùng lũ Bắc Hà

Vượt gần 2.000 km, đoàn thiện nguyện Vòng tay Nhân ái và Mái ấm Bà Rá, tỉnh Bình Phước đã có mặt tại vùng cao Bắc Hà, mang theo rất nhiều các mặt hàng thiết yếu, kịp thời chia sẻ khó khăn với bà con bị ảnh hưởng bởi thiên...

Bát Xát phát động ủng hộ Nhân dân trên địa bàn huyện bị thiệt hại do cơn bão số 3

Dự lễ phát động có đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân...

Truyền thải sắt cho bệnh nhân tan máu bẩm sinh

10 năm qua, em L.V.K phải gắn bó với bệnh viện để duy trì sự sống. Không có điều kiện về Trung ương truyền thải sắt, bệnh nhi gặp nhiều biến chứng do ứ đọng sắt gây ra. Điển hình là năm 2021, em đã phải phẫu thuật...

Gắn kết yêu thương giữa các miền đất nước

Sau nhiều ngày, vượt đường sá xa xôi, ách tắc kéo dài, đoàn thiện nguyện của Thành phố Hồ Chí Minh đã đến được với bà con vùng lũ Lào Cai. Hành trình này có sự chung tay, góp sức của những ca sỹ, diễn viên, người mẫu, các doanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất