Powered by Techcity

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế


Hải Phòng hiện thực hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị:

Hải Phòng hướng tới trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế

Với đủ 5 loại hình giao thông, đặc biệt có Cảng quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng được coi là địa điểm lý tưởng để phát triển dịch vụ logistics, Hải Phòng đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế.

Tầm nhìn quy hoạch

Có thể thấy, quy hoạch là cốt lõi, là xương sống, là yếu tố quyết định để phát triển logistics thì nay đã hội tụ đủ tại Hải Phòng.

Đó là Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực: trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa quan điểm xác định sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: DVP
Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: DVP

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định mạng lưới logistics của Hải Phòng khoảng 2.200 – 2.500 ha, gồm: Trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ – Cát Hải; các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng, trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính. Ngoài ra, bố trí các khu logistics gắn với khu vực sản xuất công nghiệp, cảng sông, cảng biển và các trung tâm, đầu mối vận tải khác tại quận Hải An, Dương Kinh, huyện Kiến Thụy, An Dương, Tiên Lãng…

Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chỉ rõ Hải Phòng sẽ là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế. Về Cảng biển và dịch vụ logistics, sẽ xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, có dịch vụ logistics hiện đại; cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics; thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.

Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm logistics khu vực và quốc tế

Hải Phòng được biết đến là đô thị cảng biển; là cửa ngõ giao thông quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, với 5 loại hình giao thông (đường biển, đường bộ, đường sắt, hàng không, thủy nội địa) thuận lợi kết nối liên tỉnh, liên vùng và đi các nước trên thế giới.

Những năm qua, Hải Phòng tập trung cao huy động mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế. Hệ thống cảng biển nước sâu không ngừng được đầu tư, đến nay đã, đang xây dựng 8 bến tại Lạch Huyện và đang triển khai các bến tiếp theo.

Trung tâm Logistics Green
Trung tâm Logistics Green

Thành phố có 14 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 265 km; 17 tuyến đường thủy nội địa địa phương với chiều dài 191 km; 16 cảng thủy nội địa; có Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi được quy hoạch đạt công suất 13 triệu khách và 250.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030; tầm nhìn tới năm 2050 đạt 18 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm.

Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí trọng yếu trong Vùng duyên hải Bắc Bộ, giao điểm của 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và tuyến hành lang ven biển phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng thì: “Thành phố luôn xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế thành phố, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thành phố luôn nhất quán chủ trương là phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. Đây là điều kiện quan trọng để logistics Hải Phòng phát triển”.

Hiện, trên địa bàn TP. Hải Phòng có 4 Trung tâm logistics, gồm 2 trung tâm đã hoạt động là Trung tâm Logistics Green; Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics (KCN DEEP C); 2 trung tâm đang được xây dựng là Trung tâm logistics CDC (KCN DEEP C 2) và Trung tâm logistics tại KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (DEEP C 3).

KCN DEEP C Hải Phòng III cùng hệ thống cảng nước sâu Lạch Huyện góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa giá trị của cảng Lạch Huyện trong thúc đẩy phát triển công nghiệp và logistic. Ảnh: Huy Dung
KCN DEEP C Hải Phòng III cùng hệ thống cảng nước sâu Lạch Huyện góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phát huy tối đa giá trị của cảng Lạch Huyện trong thúc đẩy phát triển công nghiệp và logistic. Ảnh: Huy Dung

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn TP. Hải Phòng cũng luôn chú trọng và tập trung đầu tư phát triển các trung tâm logistics.

Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ chia sẻ: Hiện nay, nhu cầu luân chuyển hàng hóa không ngừng tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là vận tải đường biển, song đội tàu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hệ thống logistics của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.

Còn theo ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C thì, cơ hội phát triển logistics tại Hải Phòng rất lớn. Các KCN được xây dựng bên cạnh cảng biển, nằm trong khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành xu hướng tất yếu do tận dụng được tiềm lực sẵn có về đường bờ biển dài của Việt Nam, giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa trên quãng đường dài với chi phí thấp. Đây cũng được đánh giá là bệ phóng tăng trưởng của ngành dịch vụ cảng biển và logistics.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hải Phòng có khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logisitcs. Trong đó có khoảng 30 Công ty, Tập đoàn Logistics đa quốc gia như DHL, UPS, FedEX…, chiếm 70-80% thị phần. Lượng nhân công hoạt động trong lĩnh vực này chiếm xấp xỉ 20% nguồn lao động logistics trên cả nước (khoảng 175.000 người).

Cụm cảng Nam Đình Vũ trở thành biểu tượng mới của ngành cảng biển và logistics miền Bắc, từng bước trở thành cảng sông lớn nhất và hiện đại nhất khu vực
Cụm cảng Nam Đình Vũ trở thành biểu tượng mới của ngành cảng biển và logistics miền Bắc, từng bước trở thành cảng sông lớn nhất và hiện đại nhất khu vực

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics Hải Phòng đạt bình quân 20-23%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GRDP thành phố 10-15%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 25-30%.

Các trung tâm logistics cấp Thành phố hiện đặt tại Lạch Huyện, KCN VSIP Thủy Nguyên, KCN Tràng Duệ, KCN Nam Tràng Cát, KCN đảo Cát Tráp; các trung tâm logistics hỗ trợ tại các quận, huyện: Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo và các khu hậu cần logistics dọc cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến Quốc lộ, các đầu mối giao thông chính trên địa bàn.

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các địa phương ven biển Đông Bắc.

Hải Phòng đã chính thức trình Thủ tướng Chính phủ về phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam, trong đó có Cảng Nam Đồ Sơn; Khu thương mại tự do; Sân bay quốc tế Tiên Lãng, với hàng chục KCN mới, mở ra dư địa rộng lớn hơn cho logistics. Từ đó, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, xúc tiến thương mại logistics, xây dựng chuối cung ứng dịch vụ logistics, tiến tới xây dựng logistics thông minh và xuất khẩu logistics ra nước ngoài.

Trước mắt, đến năm 2025 Hải Phòng sẽ đầu tư xây dựng từ 1-3 khu dịch vụ logistics cấp quốc gia với tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%-35%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố từ 20%-25%; tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 60%. Sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 300 triệu tấn.

Xa hơn, đến năm 2030, Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả 5 hệ thống giao thông, ưu tiên quỹ đất để xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics đạt tầm cỡ quốc gia và quốc tế, cơ bản hoàn thiện mạng lưới trung tâm logistics trên địa bàn Thành phố. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30%- 35%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP của Thành phố từ 25%-30%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 65%, các trung tâm logistics mới theo quy hoạch đảm nhận 60%-70% tổng lượng hàng hóa, còn lại các trung tâm và khu vực cung ứng dịch vụ logistics đang khai thác đảm nhận 30%-40%.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, đảm bảo tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ngành logistics đạt 80%. Sản lượng hàng hóa qua cảng năm 2030 đạt 600 triệu tấn.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định tại Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ 5 tháng 5/2024 rằng, Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển lĩnh vực logistics và khu thương mại tự do. Do đó cần tận dụng lợi thế về địa lý và nhân lực. Với những tài nguyên có sẵn như cảng nước sâu và cảng biển truyền thống, đồng thời với nhiều kết quả tích cực trong kết quả trung chuyển hàng hóa và môi trường logistics trong khu vực thì Hải Phòng hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực phía Bắc và quốc tế trong tương lai gần.

Nguồn: https://baodautu.vn/hai-phong-huong-toi-tro-thanh-trung-tam-logistics-cua-khu-vuc-phia-bac-va-quoc-te-d221952.html

Cùng chủ đề

Việt Nam SuperPort™ cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng Logistics đường sắt

Ngày 7/1, Việt Nam SuperPortTM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát...

Công viên logistics 3.300 tỉ tại Lạng Sơn khai trương

Những đoàn xe container chở hàng đến Công viên logistics Viettel tại Lạng Sơn – Ảnh: HÀ QUÂN Công viên Logistics Viettel mới khai trương có tổng diện tích hơn 143ha. Tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỉ đồng, có khả năng thông quan khoảng 1.500 xe/ngày (gấp hai lần hiện tại). Hệ thống dữ liệu kết nối trực tiếp với dữ liệu hải quan Việt Nam và Trung Quốc, đảm bảo tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm...

Tin mới liên quan Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

TPO – UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban chỉ đạo phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 390 km kết nối từ cửa khẩu Lào Cai qua 9 tỉnh/thành về cảng Lạch Huyện.  Ngày 28/11, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – quyết định thành lập Ban Chỉ đạo...

Thông tuyến đường sắt Bắc

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, sáng sớm nay (8/9), đơn vị này đã khắc phục xong các vị trí cây đổ vào đường sắt Bắc – Nam do bão số 3 qua Hà Nội khiến một số đoàn tàu phải chờ dọc đường, các đoàn xuất phát ga Hà Nội chậm nhiều giờ. Hiện các đoàn tàu đã chạy bình thường. Tuyến Gia Lâm – Hải Phòng, tuyến Yên Viên – Lào Cai nhiều cây đổ vào...

Xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương khu vực

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các nước ASEAN và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Khu kinh...

Cùng tác giả

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Trường THPT Chuyên Lào Cai

Ngay sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư và nhà thầu luôn bám sát tiến độ, khẩn trương triển khai các hạng mục công trình. Chỉ sau 9 tháng thi công, dự án đã hoàn thành 70% khối lượng. 2 khối nhà 5 tầng bố trí...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 sắp hoàn thành

Khởi công từ tháng 12/2021, dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 380 tỷ đồng, gồm một khối nhà 5 tầng và một khối 9 tầng. Tiếp đó, dự án được điều chỉnh quy mô đầu tư, bổ...

“Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” hoàn thành dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

CTTĐT - Chiều ngày 07/01, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền về giải phóng mặt bằng và các nội dung liên quan dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Quốc hội chuẩn bị họp bất thường

Sáng 7-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 QH khóa XV. Trình bày báo cáo về chuẩn bị kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký QH Lê Quang Tùng cho biết theo kế hoạch, QH sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan của QH, cơ quan thuộc Ủy...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tập huấn công tác Đảng, công tác chính trị.

Trong thời gian 2 ngày, các học viên được bồi dưỡng những nội dung cơ bản về kiểm điểm, đánh giá xếp loại đối với tổ chức Đảng, đảng viên và cán bộ; về hoạt động của chi bộ quân sự và văn kiện công tác đảng, công tác chính...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Trường THPT Chuyên Lào Cai

Ngay sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư và nhà thầu luôn bám sát tiến độ, khẩn trương triển khai các hạng mục công trình. Chỉ sau 9 tháng thi công, dự án đã hoàn thành 70% khối lượng. 2 khối nhà 5 tầng bố trí...

Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 sắp hoàn thành

Khởi công từ tháng 12/2021, dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư 380 tỷ đồng, gồm một khối nhà 5 tầng và một khối 9 tầng. Tiếp đó, dự án được điều chỉnh quy mô đầu tư, bổ...

“Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt” hoàn thành dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

CTTĐT - Chiều ngày 07/01, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền về giải phóng mặt bằng và các nội dung liên quan dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam...

Quốc hội chuẩn bị họp bất thường

Sáng 7-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 QH khóa XV. Trình bày báo cáo về chuẩn bị kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký QH Lê Quang Tùng cho biết theo kế hoạch, QH sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan của QH, cơ quan thuộc Ủy...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tập huấn công tác Đảng, công tác chính trị.

Trong thời gian 2 ngày, các học viên được bồi dưỡng những nội dung cơ bản về kiểm điểm, đánh giá xếp loại đối với tổ chức Đảng, đảng viên và cán bộ; về hoạt động của chi bộ quân sự và văn kiện công tác đảng, công tác chính...

Hiểm họa từ pháo tự chế

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy pháo được chế tạo thủ công với nhiều kích cỡ khác nhau. Những quả pháo này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người chế tạo, sử dụng, mà còn đe dọa tính mạng và tài sản của những người...

Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra đốt pháo tràn lan

Trong đó, đã bắt giữ 06 vụ, 06 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về pháo, thu giữ 194 quả pháo nổ tự chế, gần 100 kg pháo và thuốc pháo. Nhiều nhất là tại địa bàn huyện Bảo Thắng khi công an địa phương...

Tổng kết Khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Lào Cai

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, các đơn vị trong Khối đã chủ động, tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng...

Hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt Việt

Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành vận tải, logistics Chiều 7/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty Việt Nam SuperPort™ và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Sự kiện không...

Lào Cai phấn đấu nằm trong top 20 địa phương dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử

Bán hàng online giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Năm 2024, chỉ số thương mại điện tử của Lào Cai xếp thứ 30/58 tỉnh, thành phố. Doanh số bán ra trên một số sàn thương mại điện tử lớn trong năm 2024 ước đạt 277 tỷ đồng. Trong đó, tổng số...

Tin nổi bật

Tin mới nhất