Powered by Techcity

Hà Nội tựa núi, nhìn sông

Dòng sông sẽ là nơi mang hơi thở của văn hóa, du lịch, không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế mà còn nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời tạo lập trục cảnh quan mang tính đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

Dòng sông Hồng như “động mạch chủ” của Thủ đô

Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, người mở ra thời kỳ huy hoàng của văn hóa Thăng Long là vua Lý Thái Tổ với quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Vua Lý Thái Tổ từng nói, xây dựng thành Thăng Long có hình thế núi sau, sông trước, dựa dòng sông Hồng này để tập hợp lực lượng của cả 4 trấn tụ họp về tạo nên nguồn lực mạnh để phát triển. Có thể thấy trong lịch sử, dòng sông Hồng như “động mạch chủ” để tập hợp các nguồn lực phát triển.

Đến thế kỷ XVII – XVIII, thành Thăng Long còn được gọi là Kẻ Chợ, là thành thị phát triển rất mạnh. Trong sử sách có chép, bên bờ sông Hồng có hàng vạn chiếc thuyền, người chen chúc, hàng hóa dồi dào. Đây chính là sự khai thác thế mạnh, sức mạnh của dòng sông Hồng. Cho nên, GS Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, dòng sông Hồng này giống như quy tụ mọi nguồn lực, là đặc trưng nhất cho văn hóa ở thời đại quốc gia Đại Việt mà trung tâm của nó là văn hóa Thăng Long qua dòng sông Hồng. Đến thời Pháp thuộc, dòng sông Hồng bớt đi vai trò của nó bởi người Pháp tập trung cho hệ thống đường bộ nên dòng sông trở thành ranh giới của các địa phương.

Bên cạnh đó, do sự biến đổi dòng sông, nước sông Hồng trở nên hết sức dữ dội, vì thế người Hà Nội không “thân thiện” với sông Hồng như trước đây. Thế nhưng cùng với sự phát triển đô thị hoá nhanh như “vũ bão”, yêu cầu mở rộng ra hai bên dòng sông thành nhu cầu bức thiết, dần dần vai trò, vị trí của dòng sông Hồng đã được nhìn nhận đúng đắn hơn. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Bên cạnh đó, các Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đều nhấn mạnh vào xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng.

Tháng 4/2022, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1045 ngày 25/3/2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch nêu rõ việc phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển bền vững trên cơ sở phù hợp với Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Thay vì “quay lưng” vào sông, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã đặt nền móng phát triển TP theo hướng “tựa núi, nhìn sông”, các không gian sáng tạo đem lại sự sôi động, náo nhiệt, hình ảnh của một Thủ đô hiện đại, năng động. Sông Hồng sẽ là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Đây là bước khởi đầu cho việc hiện thực hóa giấc mơ xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng.

Nói về chủ trương quy hoạch sông Hồng, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho biết: Quy hoạch lần này là một bước cụ thể hoá Luật Thủ đô. Trong Luật Thủ đô (2013) cũng đã xác định “không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy có hình thái kiến trúc, có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên sông Hồng”.

Như vậy, quy hoạch lần này có nổi trội lên, đó là khai thác cảnh quan và các bãi xanh để sông Hồng trở thành trục trung tâm của Hà Nội. Cách tiếp cận với sông Hồng của quy hoạch cũng là bước đột phá khi thể hiện Hà Nội sẽ “quay mặt ra sông” để phát triển, chứ không “quay lưng” như trước đây”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Quay mặt ra sông để phát triển

Ngày 8/12, tại Kỳ họp 14, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong Nghị quyết này nêu rõ trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế – xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh chia sẻ khi nói về Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội: “Trục cảnh quan sông Hồng sẽ là trục cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định cho trục cảnh quan chung về giao thông cũng như sự phát triển của hai bên sông trong thời gian tới. Về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông”.

Dựa trên quy hoạch được phê duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có quy mô gần 11.000ha, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội cùng các đơn vị tư vấn đề xuất tại khu vực huyện Gia Lâm, quận Long Biên nghiên cứu hình thành các khu thương mại – dịch vụ – du lịch – vui chơi quy mô lớn để cạnh tranh với các trung tâm vui chơi nổi tiếng của Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… Các chủ đề thiết kế gắn với các lợi thế về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên.

Khu vực quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì được đề xuất phát triển các công trình thương mại, dịch vụ có kiến trúc hiện đại, trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia, trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ quốc tế; xây dựng các mô hình kinh tế đêm phù hợp với giới trẻ, hiện đại, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Về quy hoạch không gian dịch vụ hai bên sông Hồng, đơn vị tư vấn định hướng tạo mặt bằng bãi theo hình ruộng bậc thang theo mực nước dâng.

Vào mùa cạn, khu vực sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe, hoạt động thể thao, kinh doanh dịch vụ và khi nước dâng trở thành dòng chảy. Các cầu cạn được xây dựng chạy dọc theo mép sông, tạo thành mặt sàn bê tông dọc hai bên sông; phía ngoài cùng sát mép nước làm 2 tuyến đường chạy dọc mép nước hai bên sông. Phần diện tích đường nằm ven sông và đê là không gian phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ, vui chơi, giải trí, dịch vụ nghỉ dưỡng như “TP nổi ven sông”. Nơi đây cũng định hướng trở thành trục kinh doanh dịch vụ trung tâm của Thủ đô, không gian xây dựng nhà ở. Tuyến đường cầu cạn chạy dọc hai bên sông Hồng sẽ là tuyến đường di sản phục vụ du lịch dịch vụ. Đây là không gian để tổ chức lễ hội văn hóa hàng tuần, nhằm quảng bá du lịch cho các địa phương.

Với mục tiêu lấy người dân làm chủ thể được tiếp cận những lợi ích do con sông huyền thoại mang lại, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó nổi bật là văn hóa Thăng Long, biểu tượng nền văn minh lúa nước – vùng đồng bằng Bắc Bộ, yêu cầu của Quy hoạch sông Hồng phải trở thành địa điểm văn hóa, trung tâm vui chơi giải trí lớn không chỉ của cư dân Thủ đô mà mọi du khách khi đến với Hà Nội.

Theo Công an Nhân dân

Nguồn

Cùng chủ đề

(Trực tiếp) Nước sông Hồng ở mức báo động 1, nhiều nơi Hà Nội ngập sâu

(Dân trí) – Lúc 7h ngày 10/9, mực nước sông Hồng là 9,2m, ở mức báo động I, gây ngập lụt một số khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội. Tuyến đường ven hồ Văn Quán nước ngập gần nửa mét (Ảnh: Ngọc Lưu) 16 phút trước Dự báo thời tiết miền Bắc ngày 10/9 Bản tin thời tiết mưa lớn ở miền Bắc ngày 10/9 (Nguồn: VTV). 9 phút trước Nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội bị ngập Công ty TNHH...

(Trực tiếp) Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Cầu Phong Châu chỉ còn lại 1 nhịp – Ảnh: Mạng xã hội Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Phó chủ tịch huyện Tam Nông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cầu Phong Châu có kết cấu thép và hiện đã bị sập 2 nhịp, trôi xuống lòng sông. Theo ông Hùng, có thể có người và phương tiện bị rơi xuống sông khi cầu sập nên các lực lượng chức năng của địa phương đang tập trung tìm kiếm, cứu hộ, cứu...

Thành phố Lào Cai tạo đồng thuận trong giải tỏa bãi bồi sông Hồng

Xử lý các trường hợp xâm canh Trước đó, UBND thành phố Lào Cai đã có Văn bản số 844/UBND-KT ngày 20/5/2024 về việc xử lý các trường hợp xâm canh, trồng cây dọc hai bên bãi nổi sông Hồng. Ông Phạm Tuấn Cường, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Lào Cai cho biết Lễ hội sông Hồng được tổ chức trên địa bàn thành phố tới đây là sự kiện quan trọng,...

“Sông Hồng – Mạch nguồn cảm xúc” – nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ

Các địa phương đoàn nghệ sĩ thực hiện điền dã sáng tác là các tỉnh dọc sông Hồng, bắt đầu từ Lào Cai và kết thúc là cửa Ba Lạt, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Cửa Ba Lạt – nơi sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ, bên hữu ngạn thuộc xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy (Nam Định), tả ngạn thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình). Sông Hồng đổ về đây...

24 hội viên tham gia điền dã sáng tác âm nhạc “Sông Hồng – Mạch nguồn cảm xúc”

Đây là dịp để các văn nghệ sĩ đi thực tế, cảm nhận, khám phá vùng đất và con người dọc dòng sông Hồng, từ đó cho ra đời những tác phẩm âm nhạc mới, có chất lượng cao, nhằm tuyên truyền về hình ảnh, quê hương, con người Lào Cai; ý nghĩa về dòng sông Hồng gắn với vẻ đẹp của những vùng đất, con người, lịch sử cách mạng, bản sắc văn...

Cùng tác giả

Tiếp nhận hỗ trợ 500 triệu đồng từ Quỹ Tâm Tài Việt

Quỹ Tâm Tài Việt hỗ trợ 500 triệu đồng cho một số trường học ở Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Với tinh thần tương thân, tương ái, Quỹ Tâm Tài Việt đã trao 500 triệu đồng hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản – Việt...

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cho biết, hiện tổng diện tích có thể bố trí trồng cây tam giác mạch tại Lào Cai khoảng 10.000 ha. Liên quan đến một số đề xuất...

Sự thật tin đồn Văn Toàn cầu hôn Hòa Minzy gây xôn xao

Ngay khi tin đồn lan truyền, Hòa Minzy lên tiếng khẳng định: “Cô gái trong ảnh không phải tôi. Tôi muốn làm rõ điều này để tránh mọi hiểu lầm”. Trích đoạn cầu hôn trong MV của nhóm Da LAB: video-embed-169"> Thực tế, hình ảnh gây tranh cãi là một cảnh trong music video Bầu trời mới của nhóm nhạc Da LAB, trong đó Văn Toàn đảm nhận vai một chàng trai cầu hôn bạn gái. Đây là lần đầu tiên cầu...

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì...

Nghĩa Đô khắc phục thiên tai, đưa du lịch hoạt động trở lại

Gia đình anh Nguyễn Văn Mùi ở bản Thâm Mạ, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên đã bị sập nhà gần như hoàn toàn trong đợt ảnh hưởng bão số 3 vừa qua. Do phát hiện kịp thời nguy cơ sạt đất sau nhà, chính quyền địa...

Cùng chuyên mục

Mang hi vọng cho bệnh nhi thiếu máu huyết tán

Mang hi vọng cho bệnh nhi thiếu máu huyết tán Nguồn

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Báo Lào Cai Thường kỳ số 4186 ra ngày 30/9/2024

Báo Lào Cai Thường kỳ số 4186 ra ngày 30/9/2024 Nguồn

Diễn đàn Hợp tác – Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Taekwondo Việt Nam hướng tới hành trình mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngành Đường sắt hoàn trả tiền vé bảo lưu trong giai đoạn dịch Covid-19

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc 10.000 tỷ đồng tại Tây Bắc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Trưng bày 70 tác phẩm trong triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Từ 1/10, Cảnh sát giao thông thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Hỗ trợ 200 kg ngô giống cùng vật tư nông nghiệp để Nhân dân xã Bảo Hà khôi phục sản xuất

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất