Powered by Techcity

Góp sức cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi

Phát hành bí mật, bền bỉ đón thời cơ

Năm 1940, tình hình chính trị thế giới và Ðông Dương chuyển biến nhanh chóng. Chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng. Ở châu Âu, tháng 6/1940, Ðức đã chiếm được Paris. Ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản mở rộng chiến tranh, đánh chiếm các thuộc địa của những nước thực dân cũ. Tháng 9/1940 quân Nhật tràn vào Ðông Dương. Ở Việt Nam, những cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ðô Lương bùng nổ “như những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”.

Với sự nhạy cảm chính trị hiếm có và dựa trên kinh nghiệm hoạt động cách mạng của mình, trước nguy cơ chiến tranh thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy cơ hội giải phóng của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1938, Người từng bước tìm đường trở lại Tổ quốc. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về tới Cao Bằng, trực tiếp cùng Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược quan trọng với cách mạng Việt Nam: Ðặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Ðảng và của nhân dân trong giai đoạn mới. Hội nghị cũng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng.

Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Việt Nam độc lập làm vũ khí tuyên truyền cho đông đảo quần chúng vùng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 1/8/1941, khi ra mắt số đầu tiên (số 101), báo Việt Nam độc lập là “cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng”.

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Việt Nam độc lập làm vũ khí tuyên truyền cho đông đảo quần chúng vùng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 1/8/1941, khi ra mắt số đầu tiên (số 101), báo Việt Nam độc lập là “cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng”.

Những năm sau đó, khu căn cứ địa mở rộng, Việt Nam độc lập trở thành cơ quan của Liên tỉnh hội Việt Minh Cao Bằng-Bắc Cạn (từ số 130 đến số 186), rồi trở thành tờ báo của Việt Minh ba tỉnh Cao-Bắc-Lạng (từ số 187 đến số 235). Ðây là tờ báo cách mạng có thời gian phát hành bí mật lâu nhất, số báo phát hành bí mật lớn nhất(1). Báo Việt Nam độc lập đã thể hiện đậm nét tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền cổ động, huấn luyện, tổ chức nhân dân đoàn kết để tiến lên đón thời cơ giải phóng dân tộc. Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, báo còn tiếp tục xuất bản thêm 8 số nữa (từ số 228, ngày 20/9/1945 đến số 235, ngày 15/12/1945). Số báo cuối cùng là số đặc biệt về Tổng tuyển cử.

Làm cho “Việt Nam độc lập”

Trang 1, số đầu tiên (101), báo Việt Nam độc lập nêu rõ mục đích: “Báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”(2).

Báo kêu gọi toàn dân đoàn kết, kêu gọi, cổ động mọi tầng lớp nhân dân từ phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi đến binh sĩ, hào lý, trí thức… tham gia Việt Minh. Báo tố cáo tội ác của phát-xít Nhật, thực dân Pháp đàn áp, bóc lột dân ta. Báo hướng dẫn đồng bào giữ bí mật, tham gia luyện tập quân sự, bảo vệ cơ quan, chống khủng bố, phòng địch càn phá.

Mặc dù chỉ in trên khổ giấy 20×30 cm, mỗi tháng ra ba kỳ, mỗi kỳ hai trang, nhưng nội dung của báo khá phong phú, toàn diện. Báo có xã luận phổ biến chủ trương, đường lối của Việt Minh, có Vườn văn đăng các bài thơ ca cổ động đoàn kết, cổ động tinh thần đấu tranh.

Qua các mục Tin trong nước, Tin thế giới, nhân dân có được tầm nhìn rộng rãi, ý thức chính trị được nâng cao. Báo tích cực cổ động, xây dựng đời sống mới trong những vùng tự do, biểu dương những gương người tốt việc tốt, cảm ơn những cá nhân và đoàn thể đã ủng hộ báo…Các trang báo phản ánh nhiều mặt phong trào cách mạng ở vùng căn cứ địa Việt Bắc trong giai đoạn từ cuối năm 1941 đến năm 1945.

Trong hơn bốn năm, báo Việt Nam độc lập là công cụ hiệu quả để nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng của quần chúng; hướng dẫn, huấn luyện quần chúng tham gia công tác cách mạng ngày càng tích cực hơn. Ðặc biệt trên hai số báo 219, 220 ra ngày 10/6/1945 và ngày 20/6/1945, báo đã đăng bài Một cái tệ phải bỏ! và bài Chống cái tệ quan cách mạng. Những căn bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng, coi thường dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng phát hiện, đấu tranh từ khi mới manh nha xuất hiện.

Các bài trên Việt Nam độc lập thường ngắn gọn, có phong cách giản dị, câu từ gần gũi, dễ hiểu, đặc biệt là với đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số. Báo Việt Nam độc lập mở ra loại hình báo chí của các tổ chức quần chúng, hướng đến đối tượng độc giả là quần chúng đông đảo trong các Hội Cứu quốc là thành viên của Mặt trận Việt Minh (nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ…) bên cạnh hệ thống báo chí của các tổ chức đảng.

Người đọc có thể thấy rõ những chủ trương, đường lối của Việt Minh được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào các dân tộc. Trước những biến động lớn của tình hình như Nhật đảo chính Pháp, Ðức bại trận, Nhật bại trận…, báo đều kịp thời đưa tin, nhanh chóng bình luận và nêu rõ những việc cần làm của ta.

Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, là “linh hồn” của báo Việt Nam độc lập. Người vừa là “Tổng biên tập”, vừa là tác giả viết nhiều bài nhất trên báo, nhiều khi kiêm cả họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền cổ động và minh họa, có lúc tham gia vào việc in báo. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam độc lập từ khi báo ra đời (tháng 8/1941) đến tháng 8/1942 – khi Người đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong 14 tháng sau đó.

Khi thời cơ Tổng khởi nghĩa đến, báo Việt Nam độc lập khẩn thiết kêu gọi: “Giờ khởi nghĩa đã đến… Bao nhiêu chờ đợi! Ngày giải phóng của 25 triệu đồng bào đã tới! Tiếng súng giết giặc cứu nước đã vang lừng khắp nơi… Hỡi hết thảy Ðồng bào! Hỡi những ai biết yêu nước thương nòi! Hãy mau hưởng ứng Việt Minh dưới ngọn cờ đỏ chỉ đạo sao vàng năm cánh mau đứng lên Cướp chính quyền thành lập một Chính Phủ Lâm Thời Nhân Dân hết sức rộng rãi trên nền tự do Tân dân chủ. Lúc này ai còn do dự là đắc tội với quốc dân. Chúng ta phải tự quyết định sự giải phóng của chúng ta”(3).

Dấu ấn của “Tổng biên tập” đặc biệt

Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, là “linh hồn” của báo Việt Nam độc lập. Người vừa là “Tổng biên tập”, vừa là tác giả viết nhiều bài nhất trên báo, nhiều khi kiêm cả họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền cổ động và minh họa, có lúc tham gia vào việc in báo. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam độc lập từ khi báo ra đời (tháng 8/1941) đến tháng 8/1942 – khi Người đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong 14 tháng sau đó.

Với Việt Nam độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển từ văn phong làm báo lý luận có tính chuyên nghiệp sang văn phong giản dị, thích hợp với đối tượng tuyên truyền mới là đông đảo quần chúng. Từ khi chưa về nước, Người đã nhạy bén suy nghĩ về điều này.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Trong lớp huấn luyện cán bộ ở Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), gần biên giới Việt Nam, trước khi Bác Hồ về nước (tháng 1/1941): Bác bảo “Báo của các chú có gửi về nhưng mình không xem hết, mà ở đây cũng không mấy ai xem. Báo của các chú văn hay, chữ nhiều, nhưng khó đọc, và có đọc được cũng không mấy ai hiểu”(4).

Văn phong giản dị phù hợp với đối tượng tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc khi làm báo Việt Nam độc lập năm xưa vẫn được những người làm báo hôm nay trân trọng học tập và làm theo.

——————-

(1) Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã sưu tập và lưu trữ được phần lớn các số báo Việt Nam độc lập (chỉ thiếu 15 số) và 3 số Việt Nam độc lập họa bản. Toàn bộ các số báo sưu tầm đã được xuất bản lại năm 2000.

(2) Bảo tàng Cách mạng: Báo Việt Nam độc lập 1941-1945 – Nxb Lao động, Hà Nội, 2000, tr.9.

(3) Báo Việt Nam độc lập số 226, ngày 20/8/1945 – Báo Việt Nam độc lập 1941-1945 – Sđd, tr.554-555.

(4) Nguyễn Thành: Hoạt động báo chí của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp – Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.123.



Nguồn

Cùng chủ đề

Liên minh ba nước Đông Dương với Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân ba nước Đông Dương luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược lớn mạnh. Do điều kiện địa lý và lịch sử, nhân dân ba nước phải dựa vào nhau mới có đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù chung. Lịch sử đã chứng minh nhiều hành động mang tính chất liên minh chiến đấu, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa...

Đồng chí Phan Văn Khỏe – cuộc đời và sự nghiệp cách mạng

KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ PHAN VĂN KHỎE Đồng chí Phan Văn Khoẻ sinh năm 1901 ở làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Đồng chí là con thứ tư trong gia đình nông dân nghèo, đông con. Dòng họ Phan của đồng chí định cư khá lâu ở...

Cùng tác giả

Trên 17,7 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Tết vì người nghèo – Xuân Ất Tỵ” tỉnh Lào Cai năm 2025

CTTĐT- Tối 25/12/2024, UBND tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức chương trình “Tết Vì người ngèo – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;...

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Cử tri Văn Bàn kiến nghị hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị, cử tri cụm 3 xã Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha có 10 ý kiến tập trung vào mong muốn được đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đối với hệ thống...

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Qua rà soát sơ bộ, hiện có gần 700 nội dung được giao trong...

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Năm 2024, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đổi mới; các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các trang, cổng...

Cùng chuyên mục

Trên 17,7 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Tết vì người nghèo – Xuân Ất Tỵ” tỉnh Lào Cai năm 2025

CTTĐT- Tối 25/12/2024, UBND tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức chương trình “Tết Vì người ngèo – Xuân Ất Tỵ” năm 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;...

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Cử tri Văn Bàn kiến nghị hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị, cử tri cụm 3 xã Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha có 10 ý kiến tập trung vào mong muốn được đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đối với hệ thống...

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Qua rà soát sơ bộ, hiện có gần 700 nội dung được giao trong...

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Năm 2024, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và đổi mới; các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các trang, cổng...

Cần khẩn trương khắc phục điểm sạt lở trên địa bàn thị trấn Khánh Yên

Khu vực taluy dương đã bị sạt tại tổ dân phố Bản Coóc, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn.  Nhiều năm tích góp, gia đình anh Nghĩa đã làm được căn nhà khang trang, với tổng trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Sau niềm vui "an cư",...

Đảng bộ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Đảng bộ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị nội dung, đảm bảo điều...

Nhân lên tinh thần đoàn kết trong cộng đồng

Già yếu, lại bị khuyết tật, cuộc sống của bà Giàng Thị Cá, ở thôn Ná Lùng, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai luôn trong cảnh khốn khó. Nhưng chỉ ít ngày nữa, ngôi nhà xây kiên cố thay thế nếp nhà xiêu vẹo của gia đình bà...

Hơn 15,7 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "Tết vì người nghèo – Xuân Ất Tỵ" năm 2025"

Trong đó, đăng ký ủng hộ bằng tiền hơn 5,1 tỷ đồng, đăng ký ủng hộ bằng quà và hiện vật trên 10,5 tỷ đồng. Để người nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng yếu thế có thêm điều kiện vui xuân, đón Tết, Ban...

Bà Rịa – Vũng Tàu khảo sát cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi hiệu trưởng các Trường Trung học phổ thông, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trưởng Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố thực hiện khảo sát cho học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày thứ 7 trong tuần. Theo đó, căn cứ vào các văn bản, thông tư, hiện nay Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất