Powered by Techcity

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông

Đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân. Ảnh minh họa

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tích cực, nỗ lực phối hợp cùng các địa phương, nhà trường để đưa nội dung này vào chương trình môn học, phù hợp với từng cấp học, góp phần tăng cường thực hành quyền ở trường học, ngăn ngừa bạo lực học đường và các tình trạng phân biệt đối xử, xâm hại nhân phẩm con người.

Ban hành khung nội dung giáo dục ở từng cấp học

Từ nhiều năm nay, nội dung về quyền con người đã được đưa vào chương trình giáo dục của một số môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, thông qua các bài học thuộc mạch giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, các nội dung này chưa có tính hệ thống, xuyên suốt, chưa đầy đủ các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực. Bên cạnh đó, các tài liệu và học liệu giảng dạy, học tập về quyền con người ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn lồng ghép còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Cuối năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung nội dung giáo dục, biên soạn tài liệu hướng dẫn, tập huấn về công tác giảng dạy quyền con người ở cấp Tiểu học, Trung học và Trung học Phổ thông.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh nhằm tạo môi trường học tập, rèn luyện giúp học sinh hài hòa về thể chất, tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin. Định hướng này phù hợp với việc xây dựng, lồng ghép giáo dục học sinh về quyền con người trong tất cả các môn học.

Đến nay, ở bậc Tiểu học, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã thực hiện đến khối lớp 4. Việc tổ chức giáo dục các nội dung về quyền trẻ em đã được nâng lên thành nội dung nói về quyền con người. Trong đó, các nội dung như tạo cơ hội bình đẳng về quyền được chăm sóc, được bảo vệ, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng, được tham gia của học sinh, đã được giáo viên chú trọng thực hiện thông qua nhiều giải pháp khác nhau nhằm giúp học sinh phát triển đầy đủ các năng lực phẩm chất.

Theo ông Thái Văn Tài, các nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức nội dung giáo dục quyền con người trong kế hoạch giáo dục bằng các hình thức chủ động, linh hoạt như tổ chức theo giờ học riêng với từng chủ đề hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ sinh hoạt, hội thi…; tổ chức tích hợp, lồng ghép vào các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.

Định hướng triển khai nội dung quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục bậc Trung học, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Đỗ Đức Quế chia sẻ: Giáo dục quyền con người trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục là trao quyền cho người học, để học sinh nhìn nhận những vấn đề xã hội đang phải đối mặt trong nhà trường và ngoài xã hội, có thái độ, cách ứng xử và cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trên cơ sở quyền con người. Giáo dục trao quyền là cách tốt nhất để giải quyết xung đột giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy, cô trong môi trường học đường, theo hướng hòa bình, thân thiện, hiểu biết, khoan dung, giảm thiểu các nguy cơ mâu thuẫn, xung đột.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhấn mạnh đến việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện trong giáo dục quyền con người khi triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. Trong đó, quan tâm tới các yếu tố về đặc điểm tâm lý, giới tính, lứa tuổi, năng lực học tập, văn hóa vùng miền cũng như niềm tin tôn giáo của học sinh trong việc thiết kế, xây dựng các hoạt động học tập. Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục Trung học phải phát huy tinh thần tự chủ, tích cực, sáng tạo của giáo viên; tránh rập khuôn, máy móc khi tích hợp, lồng ghép nội dung này vào các bài học cũng như các hoạt động giáo dục của môn học.

Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh

Để đưa nội dung quyền con người vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, đến nay, các cơ quan tham gia Đề án đã hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ thông qua nhiều nội dung hoạt động khác nhau. Hoạt động của Đề án đã được đưa vào báo cáo về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam, như: Báo cáo Rà soát Định kỳ phổ quát cũng như trong các cuộc đối thoại về quyền con người giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế và quốc gia khác, góp phần tích cực vào công tác đối thoại về quyền con người giữa Chính phủ Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế…

Các địa phương đã và đang tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Thông qua tập huấn, đội ngũ cán bộ, nhà giáo đã được truyền đạt nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em, đặc biệt sự khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân. Trong đó, nhấn mạnh các quyền của trẻ em như: quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được giáo dục, quyền được bày tỏ ý kiến. Các giáo viên cũng được tập huấn thực hành xây dựng bài dạy minh họa tích hợp về quyền con người cho học sinh các cấp.

Cô Trần Thị Xuân Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Mỹ Văn (Tam Nông, Phú Thọ) chia sẻ: Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc này được các trường thực hiện lâu nay, thông qua việc lồng ghép nội dung phổ biến quy chế trường học; nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh phổ thông trong nhà trường để các em có thể hiểu và tuân thủ trong quá trình học tập.

Tuy nhiên, theo cô Xuân Hà, việc nắm bắt kiến thức quyền con người của học sinh phổ thông còn hạn chế. Các em thiếu kỹ năng sử dụng quyền con người, pháp luật quyền con người vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, khi gặp phải những tình huống xâm phạm, học sinh không có khả năng tự bảo vệ, lên tiếng để bảo vệ mình và người khác.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong quá trình triển khai, bên cạnh việc tích hợp, lồng ghép khéo léo nội dung quyền con người trong các giờ học, giáo viên song song thực hiện hành vi nêu gương để học sinh noi theo. Các hoạt động giáo dục được giáo viên lồng ghép câu hỏi gợi mở, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về quyền con người ở mức cơ bản.

Nhiều trường cũng tổ chức truyền thông các chuyên đề có liên quan cho học sinh học tập, tìm hiểu và trải nghiệm thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ điểm; trong đó, chú trọng về quyền trẻ em, quyền được sống an toàn, giáo dục học sinh phòng, chống bạo lực gia đình, chống xâm hại…

Tại Bắc Giang, để đánh giá thực trạng công tác giảng dạy quyền con người trong chương trình giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc dạy học nội dung quyền con người.

Về lâu dài, việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân cần hướng tới hình thành văn hóa tôn trọng pháp luật cũng như giúp mỗi người dân Việt Nam nhận thức được quyền và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giá trị văn hóa trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024

Ngày 7/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ tại 14 tỉnh thành và một số cơ quan báo chí.Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Đức Hinh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, trong những năm qua,...

Bộ Công an sẵn sàng triển khai Luật Căn cước từ 1/7

Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước (Khoản 1 Điều 46). Như vậy, thẻ căn cước có giá trị tương đương như thẻ căn cước công dân. Các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ căn cước công dân vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường...

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận đầu tiên tại Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập năm 1945. Sau đó, quyền con người, quyền công dân tiếp tục được khẳng định và mở rộng tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Cùng với đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng theo chương trình GDPT 2006?

PV: Thưa Thứ trưởng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đánh dấu một mốc quan trọng của giáo dục phổ thông - đây là kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Vậy có điều gì khác biệt của kỳ thi năm nay với những kỳ thi năm trước hay không? Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng...

Cùng tác giả

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Tăng cường loại trừ uốn ván sơ sinh

Quang cảnh hội thảo. Dù đã duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận ca mắc và tử vong. Từ năm 2016 đến tháng 9/2024 đã ghi nhận 35 trường hợp mắc và 5 trường...

Cùng chuyên mục

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba là điểm đến văn hóa số một trên thế giới, hạng mục tính đến trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử và truyền thống địa phương. Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN Nhân sự kiện này, trên tài khoản mạng xã hội X, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết du khách đến thăm đảo quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất