Powered by Techcity

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 1
Thủ tướng nêu rõ thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cho thấy đây là một định hướng chiến lược hết sức đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta.

Sáng 2/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế”, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Lưu Quang; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, thành viên Ban Chỉ đạo.

Sau khi lắng nghe các báo cáo và ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổ Biên tập nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện Đề án và khẩn trương đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện tổng kết, bảo đảm lộ trình, chất lượng xây dựng Đề án theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, bám sát Nghị quyết.

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 2
Thủ tướng khái quát 3 chuyển biến lớn về nhận thức, về hành động và về kết quả đạt được trong việc nâng cao vị thế đất nước sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Ba chuyển biến lớn trong thực hiện Nghị quyết

Thủ tướng nêu rõ thực tiễn triển khai Nghị quyết 22 trong 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, cho thấy đây là một định hướng chiến lược hết sức đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định rõ đánh giá của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Thủ tướng khái quát 3 chuyển biến lớn mà kết quả triển khai Nghị quyết đã mang lại.

Thứ nhất là chuyển biến lớn về nhận thức. Theo đó, hội nhập quốc tế đã trở thành “sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị”; thực sự trở thành “định hướng chiến lược lớn” của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thứ hai là chuyển biến lớn về hành động, từ hội nhập kinh tế quốc tế là chủ yếu sang hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh-quốc phòng, kinh tế, văn hóa-xã hội; từ tham gia là chủ yếu sang chủ động, tích cực đề xuất sáng kiến, xây dựng và định hình luật chơi; vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Thứ ba, từ chuyển biến về nhận thức và hành động đó đã dẫn đến những kết quả rất rõ nét trong nâng cao vị thế, tiềm lực đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế…

Đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước. Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược/Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn.

Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730 tỷ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỷ USD…

Theo Thủ tướng, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập của chúng ta còn chưa cao. Vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế của chúng ta còn hạn chế.

Cùng với đó, mức độ vươn ra thế giới, tỉ lệ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Dù sức mạnh tổng hợp quốc gia của chúng ta có tăng lên nhưng nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi sau 10 năm. Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội; liên kết giữa các vùng, miền trong nước chưa đạt như kỳ vọng.

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 3
Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 4
Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 5
Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 6
Phát biểu tại Hội nghị, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị

Khẳng định chúng ta còn nhiều tiềm năng, dư địa, cơ hội về hợp tác quốc tế để tiếp tục tranh thủ, phát huy, Thủ tướng nêu một số bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Theo đó, phải coi hội nhập quốc tế thực sự là vấn đề chiến lược, là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn nữa cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức; là việc khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm.

Cùng với đó, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài. Phát huy được các nguồn lực bên ngoài trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị, huy động tài chính, đào tạo nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ,

Phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển ở trong nước; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, quyết liệt hành động trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng thời “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; “dĩ bất biến ứng vạn biến”; phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hóa giải được khó khăn, thách thức, mâu thuẫn của đất nước. Bảo đảm tập trung nguồn lực, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình triển khai để đạt được các kết quả thực chất, cụ thể, làm việc nào dứt việc đó.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Để hội nhập quốc tế có sự biến đổi tích cực về chất, yếu tố nền tảng là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế.

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 7
Thủ tướng cho biết quá trình triển khai Nghị quyết cho thấy nhiều nội dung lớn, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị.

Tạo được các bước phát triển mới về chất trong hội nhập quốc tế

Theo Thủ tướng, quá trình triển khai Nghị quyết và qua các phát biểu của các đại biểu cho thấy nhiều nội dung lớn, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị. Đồng thời, bối cảnh mới, thực tiễn mới cũng đặt ra một số yêu cầu và nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Nêu một số định hướng để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo với hình thức phù hợp về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, Thủ tướng cho rằng trước hết, cần tiếp tục suy nghĩ, vận dụng sáng tạo 3 trụ cột trong xây dựng và bảo vệ đất nước (xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện, cụ thể hóa đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng “4 không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế); đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển ảnh 8
Thủ tướng nhấn mạnh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, đây là thời điểm để chúng ta duy trì, củng cố thành tựu đã đạt được và tạo ra được các bước phát triển mới về chất trong hội nhập quốc tế.

Thủ tướng nêu rõ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, chúng đã mở rộng về lượng, tham gia nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương.

“Đây là thời điểm để chúng ta duy trì, củng cố các thành tựu đã đạt được và tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế, cả song phương và đa phương trên tinh thần “đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được”.

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ công tác tổng kết, Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao – Cơ quan Thường trực, Tổ Biên tập và các cơ quan liên quan xác định các công việc, nhiệm vụ, nội dung, lộ trình… rất cụ thể để triển khai.

Báo Điện tử Chính phủ



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: “Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá”

Ngày 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài viết: “Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát”. Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự...

Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía bắc từ Thanh Hóa trở ra. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì...

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên nhân dân xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – Ảnh: TTXVN Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến gồm trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng. Giải quyết ngay kiến nghị của người dân Bắc Giang Sau khi...

Thủ tướng dự lễ khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc huyết mạch của miền Bắc

Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Hưng Yên đã thi công giai đoạn 2 vượt tiến độ 8 tháng, trước hết là nhờ giải phóng mặt bằng nhanh. Theo Thủ tướng, có được điều này phải cảm ơn nhân dân đã nhường mặt bằng, nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị (chính quyền, các ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu quý III tăng trưởng kinh tế đạt 6,5 – 7%

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phấn đấu quý III tăng trưởng kinh tế đạt 6,5-7% để hoàn thành kế hoạch năm 2024 mức cao nhất. Theo Thủ tướng, các bộ, ngành phải tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư, bảo đảm...

Cùng tác giả

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ khuyến nông xã, năm 2024, gia đình anh Lò Láo Tả ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng hơn 100 gốc cây chanh leo.  Anh Tả cho biết, tuy là giống cây trồng mới với bà con vùng cao; tuy nhiên, cây chanh leo cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc. Nhờ...

Lào Cai: mưa lớn gây ngập úng, sạt lở tại nhiều vị trí

Suốt cả tuần qua, hàng nghìn lượt người dân và máy móc đã nỗ lực cải tạo lại các diện tích đất nông nghiệp để khôi phục lại sản xuất sau mưa lũ, thế nhưng giờ này, tất cả lại đang chìm trong biển nước. Xã Quang Kim...

Bàn giải pháp phục hồi kinh tế sau cơn bão số 3

Tại các tổ thảo luận, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá những thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả trên các lĩnh vực như: giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhất...

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình...

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp

Để tăng cường chủ động triển khai một số biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện tốt phương án ứng phó với tình huống mưa, lũ lớn, lũ quét, sạt...

Cùng chuyên mục

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ khuyến nông xã, năm 2024, gia đình anh Lò Láo Tả ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng hơn 100 gốc cây chanh leo.  Anh Tả cho biết, tuy là giống cây trồng mới với bà con vùng cao; tuy nhiên, cây chanh leo cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc. Nhờ...

Lào Cai: mưa lớn gây ngập úng, sạt lở tại nhiều vị trí

Suốt cả tuần qua, hàng nghìn lượt người dân và máy móc đã nỗ lực cải tạo lại các diện tích đất nông nghiệp để khôi phục lại sản xuất sau mưa lũ, thế nhưng giờ này, tất cả lại đang chìm trong biển nước. Xã Quang Kim...

Bàn giải pháp phục hồi kinh tế sau cơn bão số 3

Tại các tổ thảo luận, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá những thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả trên các lĩnh vực như: giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhất...

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình...

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp

Để tăng cường chủ động triển khai một số biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện tốt phương án ứng phó với tình huống mưa, lũ lớn, lũ quét, sạt...

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần cơm hỗ trợ vùng lũ

Hơn 300 tình nguyện viên là thành viên của 9 câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện từ nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Nam Định… tụ về đồng hành cùng hệ thống bếp cơm dã chiến, hỗ trợ người dân vùng lũ trong suốt 16 ngày qua Anh Đỗ Văn Dệ – chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam, trưởng ban điều hành bếp cơm di động dã chiến thông tin, nói...

Xử lý nghiêm vi phạm về giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Tại buổi tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát giao thông đã truyền đạt đến các em học sinh nội dung về thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông tại các cổng trường học; tổ chức trò chơi, giao lưu...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 19, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư...

Tiếp tục xảy ra sạt lở, lũ quét

Trên khu vực huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, như: xã Trung Lèng Hồ lượng mưa lên tới 147,8 mm, Mường Hum 140,2 mm; Bản Khoang thị xã Sa Pa là 174 mm... Lũ trên các sông suối tiếp tục lên. Mực nước lúc 08h00...

Các tổ chức ủng hộ tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai Chiều 30/9, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị trao tiền và nhu yếu phẩm hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất