Powered by Techcity

Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt.
Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt.

Không sơ chế, chế biến cây dược liệu trong rừng

Dự thảo Nghị định quy định nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng:

1. Phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; phải có phương án nuôi, trồng phát triển cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

2. Bảo đảm duy trì diện tích rừng, chất lượng rừng và mục đích sử dụng của khu rừng; tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý rừng và không được làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất.

3. Đối với rừng đặc dụng: không nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh; loài cây trồng phải là loài cây bản địa và đáp ứng điều kiện tại khoản 7 Điều này.

4. Đối với rừng phòng hộ: không nuôi, trồng phát triển cây dược liệu ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 300 và vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

5. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, đảm bảo không làm thay đổi mục đích sử dụng của khu rừng và không làm suy thoái rừng.

6. Chỉ được thu hoạch các sản phẩm dược liệu từ các hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương án được duyệt; không lợi dụng hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu để thu hoạch cây dược liệu tự nhiên trong rừng; không sơ chế, chế biến cây dược liệu trong rừng.

7. Loài cây dược liệu nuôi, trồng phát triển trong rừng là loài cây bụi, cây thân thảo, nấm, có đặc điểm sinh thái thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, thuộc danh mục loài cây dược liệu quý có giá trị y tế, hiệu quả kinh tế cao do Bộ Y tế ban hành và các loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao ở địa phương.

8. Nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng thực hiện phương thức trồng theo băng, theo đám, đảm bảo phân bố đều trên lô rừng, tổng diện tích nuôi, trồng không vượt quá 1/3 diện tích lô rừng.

9. Chuyển đổi vị trí canh tác sang vị trí mới sau ba năm đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác dưới một năm; sau hai chu kỳ canh tác đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác từ một đến dưới ba năm; sau mỗi chu kỳ canh tác đối với loài cây dược liệu có chu kỳ canh tác từ ba năm trở lên.

Phương thức tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu

Theo dự thảo, chủ rừng là tổ chức được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo các phương thức: tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo các phương thức: tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất do Nhà nước là chủ sở hữu được thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo phương thức tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo quy định của pháp luật.

Thu hoạch cây dược liệu

Về thu hoạch cây dược liệu, dự thảo quy định: Đối với loài cây dược liệu thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (*).

Đối với loài cây dược liệu không thuộc (*) nêu trên, chủ rừng thu hoạch cây dược liệu hoặc tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu thu hoạch cây dược liệu gửi bản chính Phiếu thông tin thu hoạch dược liệu lập theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trường hợp đối tượng thuê môi trường rừng phải có xác nhận của chủ rừng) đến cơ quan Kiểm lâm sở tại để giám sát quá trình thực hiện.

Chủ rừng, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo quy định tại Điều 10 Nghị định này được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được trên diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết với chủ rừng để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu thì việc hưởng sản phẩm thu được do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.

baochinhphu.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Thêm 5 sản phẩm nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu đạt OCOP 5 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đợt 2 năm 2024 đã công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.   Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng...

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc...

Lào Cai: 121 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle1!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1,"adsWeb_AdsArticleMiddle1")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle1").style.display="none"}}); Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ nguồn nước khu vực đầu nguồn, đảm bảo cân bằng sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh hết năm 2023 đạt 58,5% và phấn đấu đạt...

Áp dụng nền tảng số ở điểm nóng cháy rừng

PV: Xin ông cho biết về số vụ cháy rừng xảy ra trong thời gian và nguyên nhân cụ thể? Ông Nguyễn Việt Hà: Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai, tính từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, khiến 36,35 ha rừng bị thiệt hại. Trong khi đó, năm 2023 xảy ra 15 vụ cháy, rừng bị thiệt hại 40,58 ha....

Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?

Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 so với Luật Đất đai năm 2013 là người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Theo đó, tại Điều 45 Luật Đất đai năm 2024 quy định các quyền của người sử dụng đất không còn quy định trường hợp cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa....

Cùng tác giả

HĐND huyện Mường Khương: Vì nguyện vọng của cử tri

Các ý kiến của cử tri luôn được đại biểu HĐND huyện lắng nghe, chuyển tới các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện xem xét, giải quyết.  Trước đây, tuyến Tỉnh lộ 156 qua địa bàn xã Nấm Lư xuống cấp nghiêm trọng, việc đi lại, vận...

Tháo gỡ khó khăn cho số hóa hộ tịch

Việc số hóa hộ tịch được thực hiện bài bản hỗ trợ công tác quản lý của các cấp chính quyền và phục vụ tốt hơn cho người dân. Việc số hóa hộ tịch được thực hiện bài bản, góp phần phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời...

Mường Khương: hơn 600 người tham gia hiến máu tình nguyện

Huyện Mường Khương có hơn 600 người tham gia hiến máu tình nguyện. Với thông điệp ‘‘Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp’’; ‘‘Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại’’; ‘‘Cho đi là còn mãi’’, ngày hội thu hút hơn 600 cán bộ, công...

Ấm áp, yêu thương với những kỷ niệm về thầy cô và mái trường

Ngày 22/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 (do Bộ Giáo dục Đào tạo – GDĐT tổ chức). Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, cuộc thi này được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo,...

Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức vụ Phó Bí thư Huyện uỷ Văn Bàn

Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã có Quyết định số 921 về việc giải quyết cho đồng chí Trần Thị Việt – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Bàn nghỉ hưu kể từ ngày 01/11/2024.  Quang cảnh Hội nghị. Căn cứ các quy định của...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh sản xuất vùng rau chuyên canh Gia Phú sau mưa lũ

Toàn bộ giàn để trồng dưa chuột, su su, mướp đắng… đã bị hư hỏng sau mưa lũ, để khôi phục lại sản xuất, gia đình ông Bùi Văn Dũng ở thôn Phú Xuân, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã khẩn trương cải tạo lại đất, gieo trồng rau ngắn...

Nghị quyết 10 thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Huyện Mường Khương là địa phương bước đầu thành công với các vùng sản xuất hàng hóa tâp trung quy mô lớn, với vùng chè gần 5.000 ha; cùng với đó là các vùng dứa, chuối trên 3.000 ha…Thực hiện Nghị quyết 10, từ chủ trương đúng và trúng...

Vườn Quốc gia Hoàng Liên chủ động tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng đầu mùa khô

Tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, những vạt tế, guột dưới tán rừng bắt đầu chết khô. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ khi sử dụng lửa trong rừng cũng có thể bùng phát lên thành "biển lửa", uy hiếp hàng trăm ha rừng. Hiện, cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc...

13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Hà

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè  Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Với quy mô hơn 1.100 ha, sản phẩm chè hữu cơ của nông dân Bản Liền sản...

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tiến độ một số dự án tại Văn Bàn

Sau khi nghe báo cáo tiến độ xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn; tiến độ thi công, nâng cấp Tỉnh lộ 151; đường Chiềng Ken và các tuyến giao thông tại xã Nậm Chày, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chỉ...

Si Ma Cai sẵn sàng nguồn giống cây ăn quả cho vụ mới

Tại xã Nàn Sín, những cây lê Tai Nung VH06 khỏe mạnh gần một năm tuổi được các nông dân chăm sóc cẩn thận theo từng công đoạn để đảm bảo điều kiện trước khi chuyển đến cho bà con trồng mới dịp cuối năm (ảnh trên). Với trên 1 triệu...

Việt Nam giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân tín dụng cuối năm

Bà Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng chăn ga gối đệm. Dự báo cuối năm lượng hàng tiêu thụ mạnh, bà đã có kế hoạch nhập số lượng lớn các mặt hàng này, đồng thời mở thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất