Powered by Techcity

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Trong các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra, ngành Công Thương nhấn mạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 tiếp tục chậm lại, không quá lạc quan sẽ tác động trực tiếp đến triển vọng của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Cùng với chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau, các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, từ đó dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu, có thể kể đến dự luật chống phá rừng, hay cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của EU; rồi Mỹ nâng cao và gắn các tiêu chuẩn lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… với thương mại.

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024. (Ảnh minh họa)

Xu hướng phát triển kinh tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số ngày càng rõ nét. Trong bối cảnh năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, cho biết: “Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu; tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.

Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại”.

Theo các chuyên gia, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các lợi thế của hàng hoá Việt Nam đã phần nào bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trước yêu cầu phải đáp ứng được các quy định mới, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… gọi chung là tiêu chuẩn xanh của EU.

Với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ngay cả trong trước mắt cũng sẽ không chỉ tác động trực tiếp tới 6 lĩnh vực công nghiệp thải ra nhiều các bon bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro (theo quy định sẽ phải nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024) mà sẽ gián tiếp tác động tới các ngành hàng tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng.

Hàng loạt tiêu chuẩn môi trường mới được EU áp dụng trong thời gian tới, như “thỏa thuận xanh” của EU gồm một gói các hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi đạt được tăng trưởng kinh tế, mà cơ chế CBAM chỉ là một nội hàm trong đó.

Cũng trong khuôn khổ thoả thuận xanh, tháng 6/2023, EU đã ban hành quy định chống phá rừng (EUDR), có hiệu lực từ cuối năm 2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ… tại EU phải chứng minh hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho rằng: “Cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta cũng phải tính toán đến những xu hướng dài hạn này để có điều chỉnh, từ đó có thể đi được vào thị trường EU.

Chúng ta thấy, các nhà đầu tư nước ngoài, khi vào Việt Nam thì họ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường để chống biến đổi khí hậu. Ví dụ như là thải carbon bằng 0, thậm chí họ còn cam kết là trồng rừng ở Việt Nam để bồi hoàn lại những chất cacbon được thải từ nhà máy của họ. Đó là những điều mà chúng ta nghe, nhìn để coi là hình mẫu, từ đó điều chỉnh doanh nghiệp của chúng ta, nếu muốn làm ăn lâu dài với thị trường này thì cũng phải đáp ứng được những quy định của họ, đặc biệt là đáp ứng được những mối quan tâm của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này”.

Chia sẻ về cơ chế khuyến khích cho phát triển công nghiệp và thương mại xanh cũng như kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn – công cụ để Việt Nam thực hiện đưa phát thải ròng về ) vào năm 2050, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TNMT nhấn mạnh: “Để thực hiện những điều này thì chắc chắn là Việt Nam chúng ta vẫn đòi hỏi 3 yêu cầu mà thường xuyên chúng ta phải đề xuất, đó là đáp ứng yêu cầu về tài chính; thứ hai là tăng cường năng lực; và thứ ba là chuyển giao công nghệ.

Và hiện nay trong đề xuất về kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch và chiến lược; và yêu cầu các doanh nghiệp lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững – từ thăm dò, điều tra khai thác, chế biến sản xuất, phân phối tiêu dùng, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng chất thải…”.

Cùng với tuân thủ thực hiện các giải pháp về chuỗi sản xuất và phân phối xanh, thì việc thâm nhập được vào thị trường đối tác lại cần thêm rất nhiều kỹ năng khác.

Theo các chuyên gia, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. (Ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Thị Hương Liên – Phó TGĐ Công ty CP Sao Thái Dương chia sẻ kinh nghiệm: “Chúng tôi cũng có mời một số tư vấn về chuyên môn của Anh cũng như của châu Âu để hỗ trợ cho chúng tôi trong việc làm thế nào để chắc chắn rằng những sản phẩm của mình, nghiên cứu của mình thật sự không vướng mắc gì về luật pháp hành nghề chuyên môn đối với thị trường Anh.

Và về hỗ trợ thương mại thì tham tán thương mại và đại sứ quán Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Vậy thì kinh nghiệm ở đây là gì thì tôi nghĩ rằng là với các doanh nghiệp mà chưa bao giờ xuất khẩu đi Anh hay là đi châu Âu thì sự hỗ trợ của đại diện thương mại Bộ Công thương tại các quốc gia là rất quan trọng”.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hoá vào các thị trường, trong đó EU tiếp tục là thị trường được Bộ Công Thương ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong năm 2024, Bộ Công thương sẽ triển khai một loạt những chương trình hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là với từng ngành có liên quan tới quy định của CBAM, và những quy định liên quan đến tiêu chuẩn xanh của Đức, của EU.

Cụ thể đối với xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công thương sẽ phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp tốt nhất những quy định mới và hướng dẫn mới liên quan đến thỏa thuận xanh và kinh doanh có điều kiện cũng như kinh tế tuần hoàn cho các ngành sản xuất trong nước, để có thể đáp ứng được tốt nhất và hiệu quả nhất quy định mới.

vov.vn https://vov.vn/kinh-te/day-manh-xuat-khau-trong-nam-2024-va-nhung-luu-y-khi-xuat-khau-vao-eu-post1071029.vov

Nguồn

Cùng chủ đề

Diện mạo 2025 qua những con số

Chế biến cá xuất khẩu tại tỉnh Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng...

Nâng chất lượng để gia tăng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Rau quả Việt hướng tới mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD trong năm nay

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Công nghệ số mở đường xuất khẩu sang thị trường tỷ dân

Việc khó đối với hợp tác xã, doanh nghiệp Việt “Chúng tôi là doanh nghiệp thu mua quế đang xuất khẩu sang Ấn Độ. Một số tổ chức, doanh nghiệp Trung Quốc đã tới tìm hiểu thông tin song tới giờ chúng tôi vẫn chưa có đối tác chính thức. Rất mong được hỗ trợ kết nối để xuất khẩu quế sang thị trường Trung Quốc”, bà Nguyễn Thị Tá, đại diện một doanh nghiệp ở thị trấn Bát Xát,...

Cá tra “đắt hàng” tại thị trường CPTPP; giá cà phê sắp phá vỡ mức đỉnh lịch sử, doanh nghiệp đứng trước “cơ hội...

Giá hạt “giàu vị đắng” sắp phá vỡ mức đỉnh lịch sử, doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước “cơ hội vàng”; “vàng xanh” ghi nhận tăng trưởng 2 con số… là những tin xuất khẩu nổi bật từ 8-14/7. Năm 2023 là năm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây đối với xuất khẩu cá tra, và CPTPP cũng không ngoại lệ. (Nguồn: Báo Hải quan) Một mặt hàng thủy sản tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP Theo số...

Cùng tác giả

Hiệu trưởng ‘ghế nhựa’ và ngôi trường 100 tỷ ở huyện biên giới

Thầy Khang vốn là một trong những học sinh chuyên Toán đầu tiên của Việt Nam. Năm 1968, thầy theo học ngành Vật lý tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lớp của thầy Khang khi ấy, nhiều người bạn trong quá trình học đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Do mắt và sức khỏe không đạt yêu cầu, thầy không thể tham gia chiến trường. Sau khi tốt nghiệp, thầy chọn ở lại...

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai kỷ niệm ngày 20/11

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. Phát biểu ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai khẳng định: Những năm qua, cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên của Phân...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 19 ngày 20/11/2024

Thời điểm giao mùa, người dân chú ý giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Người dân các huyện vùng núi cần tăng cường công tác phòng, chống rét cho cây non, vật nuôi các loại, đề phòng sâu...

Quý II năm 2025 giải quyết xong vướng mắc cho 28 hộ dân tại khu vực đất cạnh Nhà Văn hóa Duyên Sơn

Quang cảnh buổi làm việc. 28 hộ dân đang ở nhờ một phần đất Nhà Văn hóa Duyên Sơn, nằm trong số 260 hộ nhận chuyển nhượng (bằng giấy viết tay) đất nông nghiệp của các hộ chính chủ khác đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng...

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Cùng chuyên mục

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Hà

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè  Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Với quy mô hơn 1.100 ha, sản phẩm chè hữu cơ của nông dân Bản Liền sản...

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tiến độ một số dự án tại Văn Bàn

Sau khi nghe báo cáo tiến độ xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn; tiến độ thi công, nâng cấp Tỉnh lộ 151; đường Chiềng Ken và các tuyến giao thông tại xã Nậm Chày, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chỉ...

Si Ma Cai sẵn sàng nguồn giống cây ăn quả cho vụ mới

Tại xã Nàn Sín, những cây lê Tai Nung VH06 khỏe mạnh gần một năm tuổi được các nông dân chăm sóc cẩn thận theo từng công đoạn để đảm bảo điều kiện trước khi chuyển đến cho bà con trồng mới dịp cuối năm (ảnh trên). Với trên 1 triệu...

Việt Nam giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân tín dụng cuối năm

Bà Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng chăn ga gối đệm. Dự báo cuối năm lượng hàng tiêu thụ mạnh, bà đã có kế hoạch nhập số lượng lớn các mặt hàng này, đồng thời mở thêm...

Tín hiệu vui từ mô hình trồng cà chua trái vụ ở Sàng Ma Sáo

Triển khai từ đầu tháng 5 tại thôn Kin Chu Phìn, mô hình cà chua trái vụ ứng dụng công nghệ cao của cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Tuấn Nam được sự hỗ trợ tối đa của cấp ủy, chính quyền xã Sàng Ma Sáo....

Bí thư Chi đoàn tiên phong phát triển kinh tế

Vườn quýt rộng 2,5 ha của gia đình anh Lù Dín Sần. 4 năm trước, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Lù Dín Sần, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương mạnh dạn bắt tay vào trồng quýt. Thời...

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Hành trình hơn nửa thế kỷ Nguồn

“Đất thép” Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất