Powered by Techcity

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý: Sách giáo khoa càng xã hội hóa, giá càng tăng

Đại biểu Trần Văn Sáu nhấn mạnh vai trò chủ đạo Nhà nước trong giáo dục và nêu tình trạng thả nổi sách giáo khoa khiến giá tăng và không kiểm soát được.

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý: Sách giáo khoa càng xã hội hóa, giá càng tăng ảnh 1

Không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa

Sau nhiều phát biểu tranh luận về việc giao Bộ Giáo dục và đào tạo biên soạn sách giáo khoa vào chiều 31/10, tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 1/11, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đóng góp thêm ý kiến liên quan vấn đề này.

Theo đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp), hiện nay, không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc giao Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý: Sách giáo khoa càng xã hội hóa, giá càng tăng ảnh 2

Đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp)

Đại biểu cho biết, Nghị quyết 88 được ban hành năm năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122 và đặt câu hỏi: “Tại sao trong 6 năm đó, Bộ Giáo dục và đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này mà chúng ta đẩy hết cho xã hội hóa? Điều này dẫn tới việc thả nổi sách giáo khoa, giá tăng và không kiểm soát được”.

Đại biểu cho rằng, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đại biểu nhấn mạnh đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng sách giáo khoa tiếp tục không tăng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cũng nhận định, thay vì giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì việc tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số mới là việc cấp thiết hơn.

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý: Sách giáo khoa càng xã hội hóa, giá càng tăng ảnh 3

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)

Bên cạnh đó, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề đạt phương án sau khi hoàn tất đổi mới SGK

Phát biểu giải trình liên quan vấn đề sách giáo khoa được nhiều đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong báo cáo của Chính phủ có nhận định là chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thức đây là một đòi hỏi cao, trách nhiệm và cần phải làm tốt hơn.

Đại biểu Quốc hội nêu nghịch lý: Sách giáo khoa càng xã hội hóa, giá càng tăng ảnh 4

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình ý kiến của đại biểu.

Bộ trưởng cũng nêu lại đánh giá trong Nghị quyết 686 của Đoàn giám sát của Quốc hội về giám sát chuyên đề việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đây. Theo đó, hệ thống sách giáo khoa cơ bản được biên soạn, phê duyệt, phát hành cơ bản đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục… Từ 2020 đến nay, có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản với tổng số lượng 194 triệu bản sách.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là sự ghi nhận đối với toàn ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên, những người tham gia soạn sách.

Về Nghị quyết giao Bộ biên soạn sách giáo khoa, Bộ trưởng cho rằng, từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới. Về vấn đề được giao, Bộ sẽ có nghiên cứu, đề xuất, cố gắng trong 1-2 năm tới khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội.

Về vấn đề thừa, thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ đưa ra chỉ tiêu tuyển giáo viên cho các tỉnh, tuy nhiên, theo thống kê, các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng, vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí, ở một số địa phương, không có nguồn tuyển để tuyển giáo viên theo đúng chỉ tiêu.

Bộ trưởng cho rằng, cần sớm có những điều chỉnh về lương, chế độ, chính sách, nhà ở công vụ, phụ cấp ưu đãi, thực hiện các giải pháp khác một cách đồng bộ để nâng cao đời sống nhà giáo, góp phần thu hút nguồn nhân lực vào ngành giáo dục và đào tạo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sẽ chấm dứt ‘nạn’ văn mẫu?

TP – Không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm là yêu cầu của Bộ GD&ĐT cho năm học mới 2024-2025. Động thái này được kỳ vọng sẽ chấm dứt việc sao chép văn mẫu, đồn đoán đề thi. Vấn nạn văn mẫu, học sinh “bê nguyên” bài trên lớp vào bài thi vẫn đạt điểm cao được cho là điểm yếu của chương trình giáo dục...

Bộ Giáo dục – Đào tạo dự kiến điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Một...

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa

Năm học 2024 - 2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dành cho lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11. Đồng thời xây dựng giá bán sách các lớp 5, 9, 12. Ngày 1/6, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc giảm giá sách giáo khoa với...

Phê duyệt danh mục sách giáo khoa Chương trình GDPT 2018 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm...

Trước đó, ngày 25/4/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có Tờ trình số 54a/TTr-SGD&ĐT về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm học 2024 - 2025. (XEM CHI TIẾT DANH MỤC TẠI ĐÂY) window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Căn cứ vào Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023...

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa mới, thực hiện từ ngày 1/7 tới. Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung về học phí, giá sách giáo khoa năm học mới 2024 - 2025. Với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, Bộ GD&ĐT thông tin, Luật Giá 2023 (có hiệu...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 19 ngày 20/11/2024

Thời điểm giao mùa, người dân chú ý giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Người dân các huyện vùng núi cần tăng cường công tác phòng, chống rét cho cây non, vật nuôi các loại, đề phòng sâu...

Quý II năm 2025 giải quyết xong vướng mắc cho 28 hộ dân tại khu vực đất cạnh Nhà Văn hóa Duyên Sơn

Quang cảnh buổi làm việc. 28 hộ dân đang ở nhờ một phần đất Nhà Văn hóa Duyên Sơn, nằm trong số 260 hộ nhận chuyển nhượng (bằng giấy viết tay) đất nông nghiệp của các hộ chính chủ khác đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng...

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Lào Cai hoàn thành công tác tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, Ngày hội năm nay phần lễ được rút ngắn, những vẫn đảm bảo trang trọng. Tham dự Ngày hội, các đại biểu và Nhân dân cùng ôn lại truyền thống 94 năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghe Thư...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người trong...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 19 ngày 20/11/2024

Thời điểm giao mùa, người dân chú ý giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Người dân các huyện vùng núi cần tăng cường công tác phòng, chống rét cho cây non, vật nuôi các loại, đề phòng sâu...

Quý II năm 2025 giải quyết xong vướng mắc cho 28 hộ dân tại khu vực đất cạnh Nhà Văn hóa Duyên Sơn

Quang cảnh buổi làm việc. 28 hộ dân đang ở nhờ một phần đất Nhà Văn hóa Duyên Sơn, nằm trong số 260 hộ nhận chuyển nhượng (bằng giấy viết tay) đất nông nghiệp của các hộ chính chủ khác đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng...

Lào Cai hoàn thành công tác tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, Ngày hội năm nay phần lễ được rút ngắn, những vẫn đảm bảo trang trọng. Tham dự Ngày hội, các đại biểu và Nhân dân cùng ôn lại truyền thống 94 năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghe Thư...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người trong...

Thú vị và bổ ích những tiết học an toàn giao thông

“Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông” là một trong những tiết học thu hút em Tẩn Minh Khánh và các bạn trong lớp hào hứng tham gia. Tại tiết học này, Khánh cùng các bạn, được các chiến sỹ Cảnh sát giao thông trực tiếp truyền đạt những...

Mường Khương tuyên dương 180 nhà giáo tiêu biểu

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục của Mường Khương luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền và Nhân dân quan tâm, chăm lo. Quy mô, mạng lưới trường, lớp các cấp học không ngừng được củng cố và phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu học tập ngày...

100% thôn, tổ dân phố xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Hương ước, quy ước đã đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; duy trì,...

Thầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ

TP – Bão số 3 kèm theo cơn lũ dữ đã cuốn đi trường lớp, nhà cửa và sinh mạng của nhiều học sinh… Nhưng vượt lên tất cả, thầy cô gắng gượng động viên nhau phải vững vàng, mỗi ngày đến lớp, quan tâm từng học sinh, nhất là các em thiệt thòi. Vượt qua nghịch cảnh Đến giờ cô Lương Thị Trang, giáo viên Trường Mầm non Tân Dương, huyện Bảo Yên (Lào Cai), vẫn chưa hết...

Nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế

Tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, thời gian kéo dài, áp lực lớn... là đặc thù của những vụ án tham nhũng, kinh tế. Hội đồng xét xử phải là những người có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn cao, bản lĩnh chính trị vững vàng....

Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Ban Chỉ đạo 35

Phát biểu khai mạc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất