Powered by Techcity

Còn đó những không gian tâm linh từ ngàn xưa

Phủ Dầy “bản sắc văn hóa lớn lao của người Việt”

Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên chỉ có ở Phủ Dầy ở xã Kim Thái (huyện Vụ Bản) mới là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với các thần tích về cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, bà là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng tên là Quỳnh Hoa. Sự tích về bà gắn liến với ba lần giáng sinh ở trần thế. Ở lần giáng sinh thứ hai, bà giáng vào cửa “họ Lê cải Trần” tại nơi mà ngày nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cũng chính tại nơi đây, vào tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân gần xa lại trở về tổ chức hội Phủ Dầy để cảm tạ công ơn vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã có công giúp đỡ người dân, giúp Vua dẹp giặc. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ Tiên Hương (phủ chính), Phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào dịp ngày giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh “Tháng Ba giỗ Mẹ”.

Lễ hội Phủ Dầy (còn có tên gọi khác là Lễ hội Phủ Giầy, Lễ hội Thánh Mẫu, Lễ hội Tháng Ba…) một biểu tượng trong “tứ bất tử” của dân gian Việt Nam. Là lễ hội truyền thống nổi tiếng, quy mô nhất Việt Nam do cộng đồng sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, được các thế hệ gìn giữ, tiếp nối, kế thừa và phát triển.

Từ khi việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với các nghi lễ chầu văn – hầu đồng đặc sắc, Lễ hội Phủ Dầy ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh với du khách trong nước và quốc tế.

Hằng năm vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương đổ về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan, chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn.

Hội Phủ Dầy đan xen, hòa quyện những nghi thức tâm linh trang trọng như: rước đuốc, rước thỉnh kinh, hoa trượng hội, hầu đồng với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú đa dạng đầy sắc màu hấp dẫn như: thi hát văn, đánh cờ người, múa lân, múa rồng, đấu võ, đấu vật, thổi cơm thi…

Từ ngày 1/3 âm lịch hàng năm, Lễ hội diễn ra với bao gồm các nghi lễ chính như: tế khai hội, lễ rước nước “mộc dục” (tắm) tượng Thánh, lễ chính hội (3/3 âm lịch), Lễ rước đuốc tối mùng 5; rước Mẫu thỉnh kinh từ phủ chính Tiên Hương lên Chùa Gôi; “Hoa trượng hội” (còn gọi là hội kéo chữ) diễn ra trong 3 ngày từ ngày 7 đến 9/3 âm lịch.

Tiêu biểu cho hệ thống các nghi lễ trong lễ hội Phủ Dầy là nghi lễ hầu đồng gắn với hát văn các giá đồng ca ngợi công lao của Thánh Mẫu và các nhân vật tín ngưỡng: Quan Đệ Nhất, Ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bảy, Cô Bơ, Cô Chín;… ca ngợi những người có công lao với nước, với dân; ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước…

Có thể nói, lễ hội Phủ Dầy tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dân gian đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, tín ngưỡng bản địa của người Việt. Lễ hội Phủ Dầy đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Vào tháng ba, lúa xuân đương thì con gái. Các cánh đồng như những tấm thảm khổng lồ xanh mỡ màng, mướt mắt bao quanh quần thể di tích. Lễ hội Phủ Dầy với các đoàn rước, các hoạt động hội hè tưng bừng, náo nhiệt, sôi động một vùng quê như một cuộc trình diễn sắc màu rực rỡ sẽ là trải nghiệm mang đến những cảm nhận sâu đậm và khó phai đối với du khách.

Đến với lễ hội, người dân và du khách thập phương còn đến với không gian linh thiêng bao gồm 20 di tích, đền, phủ, chùa, lăng trong hệ thống thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại làng Vân Cát – Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Và ngôi chùa cổ 10 thế kỷ

Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương Đông là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, trước có tên là chùa Đùng, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thôn Ninh Trung ngày xưa cũng được lấy tên theo ngôi chùa này, từng gọi là thôn Đùng. Về quy mô, nơi đây cũng giống như những ngôi chùa khác tại Việt Nam, bao gồm Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Theo lời kể của dân làng, một thời gian dài nơi đây chỉ là nơi thờ cúng, nhưng theo thời gian kiến trúc bị hao mòn, cây cối bủa vây nên nơi đây dần bị bỏ quên.

Địa Tạng Phi Lai Tự từng được gọi là Chùa Đùng, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. (Ảnh: P.V)

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Theo lời kể của Đại đức Thích Minh Quang, Phi Lai có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Địa Tạng Phi Lai có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật rồi.

Để đến được đây, du khách chỉ mất khoảng hơn một tiếng lái xe từ Hà Nội là đến tận cửa chùa. Vị trí chùa ở trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng nên có hẳn một bãi xe lớn. Vì thế du khách có thể an tâm lái ô tô để đến đây. Từ bãi đỗ xe, đi bộ thêm một đoạn ngắn là bạn đã đến ngay ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian bình lặng bậc nhất Hà Nam.

Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa cũng rất khác biệt, đó là điểm riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát. Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo, Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni – Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn. Ở khuôn viên của chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, các thảo dược, thuốc chữa bệnh, rau rừng…

Dưới chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2 để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc chay. Còn với những ai thích đọc sách, nhất là những quyển sách nuôi dưỡng tâm hồn thì đây đúng là thiên đường với số lượng sách đáng nể phủ kín các bức tường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi trong không gian yên tĩnh của chùa để thưởng thức trà hay ngắm nhìn những chậu phong lan sau nhà thờ Tổ.

Với lối kiến trúc cổ độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương lúa chín thoang thoảng, tiếng chim hót, tiếng suối chảy, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

baophapluat.vn https://baophapluat.vn/con-do-nhung-khong-gian-tam-linh-tu-ngan-xua-post504137.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Chiều 31/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với chùa Diên Quang (Bắc Ninh) tổ chức Chương trình Khai trương "Nồi cháo tình thương" và phát cháo miễn phí hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh. Những suất cháo được trao đến tay người bệnh gửi gắm tình cảm, tinh thần “lá lành đùm lá rách” của những mạnh thường quân, với mong muốn giúp...

Cùng tác giả

Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ

107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú tại điểm chính của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Phúc Khánh. Nụ cười đã trở lại trên nhưng gương mặt ngây thơ và trong sáng. Hiện nay, 107 học sinh thôn Làng Nủ đang được học tập nội trú The post Lào Cai: 107 học sinh thôn Làng Nủ trở lại trường sau cơn lũ dữ first appeared on Vietnam.vn.

Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”

Đây là đợt thi đua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phát huy tối đa nội lực, năng động, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ và huy động tối đa các nguồn lực xã hội, động viên, khích lệ mọi người dân tự giác, tích...

Di chuyển cơ sở vật chất Trường Tiểu học Phố Ràng 1 (Bảo Yên) đến nơi an toàn để học tập trở lại

Hiện, toàn bộ bàn ghế, đồ dùng học tập của 20 lớp và các phòng học chức năng của nhà trường đã được vận chuyển, sắp xếp hợp lý tại Trường Mầm non Hoa Hồng cũ. Các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh tập trung dọn dẹp, vệ sinh...

5.800 tập thể, cá nhân, các cơ quan doanh nghiệp ủng hộ tổng số tiền 258,2 tỷ đồng

Riêng trong ngày 19/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ của Ban trị sự phật giáo tỉnh Đăk Lak 20 tấn gạo và 1.500 phần quà; Công ty Cổ phần Xây dựng Miền Trung 100 triệu đồng; Công ty Cổ phần TNHH Việt...

Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Khoảng 8h15 sáng nay 19/9, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể của một người bị mất tích tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (ảnh trên). Như vậy đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 21 người mất tích. Trong đó, có...

Cùng chuyên mục

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm

Xã Nậm Lúc lập phương án di chuyển gần 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm Nguồn

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi mua bán người xuyên quốc gia

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Xúc tiến, quảng bá hình ảnh Việt Nam tới kinh đô điện ảnh Hollywood

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà tiếp nhận hơn 2,1 tỷ đồng hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng mưa lũ

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai: 77 đơn vị trường chưa thể tổ chức dạy học được từ ngày 16/9

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bắc Hà: Thông tuyến tạm thời đến xã Bản Liền và 10 thôn trên địa bàn huyện

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Người lao động bị ảnh hưởng do bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lừa đảo từ thiện và ép giá nhu yếu phẩm: Những hành vi vô đạo đức giữa mùa mưa lũ!

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất