Powered by Techcity

Chuyến công tác quan trọng, nhiều ý nghĩa của Thủ tướng Chính phủ

Chuyến công tác quan trọng, nhiều ý nghĩa của Thủ tướng Chính phủ ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận lời mời của Chính phủ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP 28), tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11 đến ngày 3/12/2023.

Chuyến công tác tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Chỉ thị số 25- CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương nhằm góp phần bảo đảm môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định, phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Chuyến công tác cũng góp phần triển khai Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông – châu Phi giai đoạn 2016 – 2025” và Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”; thúc đẩy thiết lập cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

Đồng thời, chuyến công tác sẽ thiết thực góp phần triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, qua đó củng cố, phát huy khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc.

Sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm về biến đổi khí hậu

Hội nghị COP là sự kiện do Liên Hợp Quốc tổ chức thường niên từ năm 1995 đến nay, có quy mô, tầm quan trọng hàng đầu, nhằm đánh giá quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên tham gia, thảo luận, đề xuất các giải pháp thúc đẩy nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

Năm nay, dự kiến Hội nghị sẽ có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, EU và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên và các bên liên quan khác.

Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị COP28 là sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm về biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh dự kiến có sự tham dự của hơn 100 nguyên thủ, thủ tướng chính phủ các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động ngày càng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia khẩn trương hành động để có thể đạt được mục tiêu theo Thỏa thuận Paris (2015) về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2°C và theo đuổi nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5°C; đồng thời thu hẹp khoảng cách còn lớn giữa các cam kết đề ra và kết quả đạt được, đặc biệt về giảm phát thải khí nhà kính, tài chính cho khí hậu và hỗ trợ các nước đang phát triển khắc phục các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Năm 2023 cũng là thời điểm kết thúc vòng đầu tiên Đánh giá nỗ lực toàn cầu về việc thực hiện Thỏa thuận Paris giai đoạn 2015 – 2023. Hội nghị thượng đỉnh sẽ là dịp quan trọng để lãnh đạo cấp cao các nước rà soát những tiến bộ đạt được và xác định các lĩnh vực ưu tiên lớn cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên trong phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 bằng nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của quốc tế.

Việt Nam là một trong 30 nước đầu tiên nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên (cùng với Indonesia và Nam Phi) tham gia Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đồng thời đang khẩn trương hoàn tất và dự kiến sẽ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực JETP tại COP 28.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm và nỗ lực cũng như những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Củng cố tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và UAE, Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa… Hai nước chia sẻ nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và phát triển đất nước. Năm 2023, hai nước kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (7/6/1978 – 7/6/2023).

Về chính trị – ngoại giao, hai bên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao. Thổ Nhĩ Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại ASEAN.

Về thương mại – đầu tư, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Trung Đông. Kim ngạch song phương năm 2022 đạt gần 2 tỉ USD. Tính đến tháng 9/2023, Thổ Nhĩ Kỳ có 34 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 1 tỉ USD.

Đây là chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, cũng là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2018. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với UAE thời gian qua phát triển tốt đẹp. UAE coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, năm 2023 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và UAE.

Về chính trị – ngoại giao, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8/1993, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Gần đây nhất, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu và tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE từ ngày 3-6/5/2023. Hai nước thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

Về kinh tế, UAE là đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông với kim ngạch những năm gần đây luôn đạt xấp xỉ 5 tỉ USD, riêng trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – UAE ước đạt gần 4 tỉ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022. Hai nước đã khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) và đang hướng tới toàn tất đàm phán, ký kết Hiệp định.

UAE là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, với 38 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng lũy kế vốn đầu tư đăng ký đạt 71,4 triệu USD. Hiện có khoảng 4.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại UAE.

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP 28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng, vừa khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực và quốc tế; vừa củng cố tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, phát đi thông điệp về cam kết mạnh mẽ và đóng góp trách nhiệm của một Việt Nam hòa hiếu, chân thành, tin cậy, sẵn sàng tăng cường quan hệ hữu nghị, đối thoại và hợp tác cùng có lợi, xây dựng môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định với các nước.

Một số ưu tiên theo chương trình nghị sự của COP28:

a) Về giảm phát thải khí nhà kính: COP28 sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên giảm mạnh phát thải khí nhà kính và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải và bảo đảm việc thực hiện. COP28 sẽ tiếp tục thảo luận xây dựng tuyên bố loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy chuyển đổi là biện pháp trọng tâm thực hiện giảm phát thải để đạt mục tiêu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ.

b) Về thích ứng với biến đổi khí hậu: COP28 sẽ tiếp tục hoàn thiện khung mục tiêu thích ứng toàn cầu; giải quyết các thiếu hụt và thách thức trong quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép thích ứng trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia hướng tới cách tiếp cận mang tính chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường thực hiện các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển dễ bị tổn thương, đặc biệt chú trọng vào các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS), dựa vào hệ sinh thái (EbA); tiếp tục thảo luận về các giải pháp để giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại, cơ chế vận hành và đóng góp nguồn lực cho Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã được thành lập tại COP27.

c) Về tài chính khí hậu: COP28 sẽ tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỉ USD mỗi năm lẽ ra phải đạt được vào năm 2020; thảo luận mục tiêu huy động nguồn lực đến năm 2025 và dài hạn; thảo luận để đưa ra định nghĩa về tài chính khí hậu; hoàn thiện quy trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu, các biện pháp đa dạng hoá các nguồn tài chính khí hậu, đặc biệt là tài chính tư nhân, bảo đảm cân bằng giữa tài chính cho thích ứng, giảm nhẹ; vai trò của các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các quỹ đầu tư trong thu hút các nguồn lực đa dạng cho ứng phó biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các cuộc họp định kỳ của Ban thư ký Quỹ Thích ứng (AF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF) sẽ diễn ra nhằm triển khai các kế hoạch huy động vốn hướng tới 2025 và sau 2025.

d) Về các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon: Các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon theo Thỏa thuận Paris, còn được biết đến là các cơ chế theo Điều 6 gồm các nội dung cơ chế thị trường trao đổi tín chỉ carbon (Điều 6.2); cơ chế phát triển bền vững (theo Điều 6.4) và cơ chế phi thị trường (Điều 6.8). Hội nghị COP28 sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định và hướng dẫn chi tiết để các quốc gia thực hiện, trong đó có tiêu chuẩn và thủ tục chuyển đổi các tín chỉ carbon hình thành theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto, sang cơ chế phát triển bền vững theo quy định của Thỏa thuận Paris.

đ) Về đánh giá nỗ lực toàn cầu: Hội nghị COP28 sẽ thảo luận kết quả tổng hợp nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu đã được các quốc gia đệ trình thông qua các báo cáo quốc gia, NDC để thấy được tiến triển và những khoảng trống trong thực hiện các mục tiêu toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tọa đàm giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng

Tham gia tọa đàm có đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan; 60 đại biểu đến từ các Trạm Khuyến nông/Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị trấn và nông dân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Kết thúc buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng Phòng Khuyến nông - Chăn...

Cùng tác giả

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó phù hợp; thành lập đoàn công tác đến từng thôn, bản...

Mường Khương kết thúc một vụ chè bội thu

4 ha chè Shan 6 năm tuổi của gia đình anh Lùng Văn Thưởng ở thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương cho lứa thu hoạch cuối vào tháng 12. Năm 2024, thời tiết thuận lợi, đồi chè được chăm sóc đúng kỹ thuật nên sai búp,...

Ngành Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “5 tiên phong” để cùng cả nước về đích

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội), trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố...

Nông dân Thái Niên chuẩn bị vụ rau Tết

Nông dân trồng gối lứa để có nguồn rau xanh phục vụ cho thị trường dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán. Với gần 10 sào đất trồng màu, mùa nào thức nấy, thực hiện chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, thị...

Trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến được đầu tư theo khổ tiêu chuẩn 1.435 mm vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế tàu khách 160 km/h, tàu hàng 120 km/h. Ga Lào Cai – ga đầu tiên trên tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 575/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó phù hợp; thành lập đoàn công tác đến từng thôn, bản...

Ngành Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “5 tiên phong” để cùng cả nước về đích

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội), trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố...

Trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến được đầu tư theo khổ tiêu chuẩn 1.435 mm vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế tàu khách 160 km/h, tàu hàng 120 km/h. Ga Lào Cai – ga đầu tiên trên tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 575/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ...

Chuyển biến sau 4 năm triển khai đề án số 16

Với phương châm “Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; Giám sát mở rộng”, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp tập trung vào những vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm như: Công tác tài chính - ngân sách, quản lý đất đai, công tác cán...

Tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, ngành dân tộc đã tích cực triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng

Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồngNếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì quy mô vốn điều lệ của Công ty mẹ – Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam – VEC trong giai đoạn 2024 – 2026 sẽ gấp tăng 34,4 lần quy mô vốn điều lệ hiện tại. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, vận hành khai...

Những mái nhà ấm áp nghĩa tình

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước và giúp đỡ của bà con, họ hàng, căn nhà khang trang của bà Thơm sắp được hoàn thiện (ảnh dưới). Từ đây, gia đình bà không còn lo lắng mỗi khi mưa gió, yên tâm ổn định cuộc sống. Bà Vũ Thị Thơm, thôn 3, thị trấn...

Đảng bộ Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai tổng kết công tác năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 9/9 chỉ tiêu nghị quyết năm. Nổi bật, 100% chi, đảng bộ cơ sở xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của...

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khácMới khai trương hơn 10 ngày, Công viên Logistics đã đạt kết quả ấn tượng. 90% diện tích văn phòng dịch vụ, 70% diện tích trung tâm nông sản và 40% kho bãi đã được các doanh nghiệp đăng ký thuê dài hạn. Ngày 11/12/2024, Công viên Logistics Viettel đã chính thức khai trương tại khu kinh tế cửa khẩu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất