Powered by Techcity

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người dày công vun đắp lịch sử hợp tác, tình hữu nghị vững bền Việt Nam – Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vào tháng 6-2023, tại cuộc gặp gỡ các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc, những người bạn đã giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, cũng như xây dựng đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu lại câu thơ về tình hữu nghị Việt – Trung: Trăm ơn, trăm nghĩa, vạn tình/Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Tình hữu nghị vĩ đại của hai nước chúng ta bắt nguồn từ tình cảm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tình hữu nghị hai nước được vun đắp cả bằng tình cảm, mồ hôi và thậm chí cả máu của các đồng chí trong lúc Việt Nam còn khó khăn.

Hiểu biết toàn diện và sâu sắc về đất nước Trung Hoa

Đúng như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc. Đặc biệt từ rất sớm, Người hiểu rõ vị trí địa lý, vị thế quốc tế và sự tác động, ảnh hưởng qua lại của cách mạng Trung Quốc đối cuộc cách mạng của Việt Nam, chính vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm và dày công vun đắp lịch sử hợp tác, tình hữu nghị vững bền Việt Nam – Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với vốn Hán ngữ uyên thâm, kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán Trung Quốc, đã giúp Người sớm có được những hiểu biết toàn diện và sâu sắc về đất nước Trung Hoa. Trong nhiều năm sống cùng nhân dân cần lao, tham gia hoạt động cách mạng, chính sự hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người Trung Quốc đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận được sự cảm thông, đùm bọc, trọng thị của các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc. Quần chúng dâng hoa lên Người, tháng 7-1955. Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao ảnh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc. Quần chúng dâng hoa lên Người, tháng 7-1955. Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao

Sự tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là nền tảng chắc chắn để ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền tảng xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc.

Phát huy tối đa các điểm đồng

Đã sống, hoạt động cách mạng nhiều năm ở Trung Quốc, lại thêm Người rất am hiểu lịch sử, văn hóa Trung Quốc, lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có ý thức triệt để khai thác các điểm chung (điểm đồng) giữa hai quốc gia. Trong nhiều bài viết, những lần nói chuyện, Người đánh giá, trước hết hai nước Việt – Trung có nhiều điểm chung về văn hóa. Tiếp đó, Người nhận định, hai nước đều chung nỗi khổ cực bị áp bức và bị xâm lược, bóc lột một cách tàn nhẫn. Một điểm chung quan trọng nữa là cách mạng hai nước đều chung mục đích cao cả, đó là làm cách mạng, phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Tổng tư lệnh Chu Đức chụp ảnh nhân dịp Người sang dự lễ kỷ niệm 10 năm Quốc khánh Trung Quốc vào cuối tháng 9-1959. ảnh 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Tổng tư lệnh Chu Đức chụp ảnh nhân dịp Người sang dự lễ kỷ niệm 10 năm Quốc khánh Trung Quốc vào cuối tháng 9-1959.

Mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng hai nước Việt –Trung

Cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đều khẳng định, hai nước Việt – Trung núi sông liền dải, vì thế luôn thân thiết như chân với tay. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói tới mối quan hệ thân thiết như vậy nhiều lần, bởi Người hiểu rõ mối quan hệ gắn bó hữu cơ, nương tựa lẫn nhau và không thể tách rời của cách mạng hai nước.

Người cũng đánh giá cao và khẳng định ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi của nhân dân Trung Quốc trong xây dựng đất nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem như những thắng lợi của chính mình. Người hiểu rõ tầm quan trọng một khi cách mạng Trung Quốc giành được thắng lợi sẽ ảnh hưởng tích cực tới cách mạng Việt Nam, vì thế, Người luôn dõi theo mỗi bước trưởng thành và phát triển của cách mạng Trung Quốc. Khi cách mạng Trung Quốc giành được thắng lợi, Người đã viết: “Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi và việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử loài người tiếp theo Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc rõ ràng ảnh hưởng tích cực đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tấm gương chói lọi của Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Trung Quốc đã soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của Việt Nam”.

Tại sao Người lại nói như vậy? Theo chia sẻ của Người, chính trong những năm tham gia hoạt động cách mạng trên đất Trung Quốc, Người đã học được nhiều “kinh nghiệm chống thực dân phong kiến”. Nhận xét về những ảnh hưởng của hai cuộc cách mạng tại Trung Quốc và Liên Xô đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam, cố Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trong những nguyên nhân to lớn của thắng lợi chúng tôi là nhân dân Trung Quốc và nhân dân Liên Xô đã ủng hộ chúng tôi như anh em”.

Nhất quán quan điểm thân thiện, hữu nghị, hợp tác và đoàn kết với nhân dân Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc

Theo nghiên cứu của cố Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm, trong thời kỳ đầu mới thành lập nước Việt Nam, trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, với bộn bề, chồng chất khó khăn, khi ấy, nước CHND Trung Hoa chưa thành lập, Trung Quốc vẫn trong thời kỳ nội chiến, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn xác định rõ chính sách của Việt Nam đối với cách mạng Trung Quốc “là phải thân thiện”, “Việt – Hoa thân thiện”.

Cho tới khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, Người tiếp tục khẳng định: “Chúng tôi cần đặt quan hệ láng giềng tốt với các nước chung quanh… Căn cứ vào 5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. Và các nguyên tắc này được Người nhắc lại trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc vào năm 1955. Người nói: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ thân thiện hợp tác với bất kỳ quốc gia nào dựa trên nguyên tắc: Tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình”.

Các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách ngoại giao với Trung Quốc tiếp tục được phát triển. Đến năm 1963, chính sách thân thiện hợp tác được Người tiếp tục phát triển, nâng lên thành tình “đồng chí anh em”. Điều này được Người vui mừng nói trong dịp đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tháng 5-1963. “Mối tình thắm thiết Việt – Hoa/Vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12-2011. ảnh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12-2011.

Tại thời điểm những năm 60 của thế kỷ 20, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhiều mâu thuẫn, lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện chính sách “thân thiện, hợp tác”, “đồng chí, anh em” với Trung Quốc, nhưng cũng không quên chăm lo, vun đắp tình đoàn kết giữa các nước trong phe XHCN. Người nhấn mạnh: “Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết rất chặt chẽ trong sự nghiệp chung bảo vệ hòa bình thế giới và làm cho tình hình quốc tế bớt căng thẳng. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự nghiệp hòa bình châu Á và thế giới tiến tới”.

Chia sẻ về điều này, trong bài viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, cố Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm đã dẫn lời Bác khẳng định: “Nhân dân Việt Nam hiểu rõ rằng: Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi. Cho nên muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng vĩ đại ấy, điều quan trọng nhất là sự đoàn kết nhất trí giữa các lực lượng đang tiến bộ trên thế giới, trước hết là sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế”.

Mối thâm tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân và các nhà lãnh đạo Trung Quốc

Chính vì hiểu thấu về sự đoàn kết là nguồn gốc của mọi thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh với kiến thức uyên thâm về văn hóa, lịch sử, hiểu biết sâu sắc địa lý, con người Trung Quốc, Người thu phục nhân tâm rất nhiều người bạn Trung Quốc; và những người bạn Trung Quốc dù là người nông dân, cô hộ lý, anh công nhân, hay cán bộ cấp cao.., họ luôn coi Người là một người bạn gần gũi, tin cậy và tôn kính.

Đối với các vị lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, như với Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai…và nhiều lãnh đạo khác, Người đã thiết lập được mối quan hệ chân thành, thân thiện. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khi tới thăm Việt Nam hay khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Việt Nam tới Trung Quốc, hai bên đều dành cho nhau những tình cảm vô cùng trọng thị, thắm tình anh em; tiếp đón ân tình, quan tâm giúp đỡ nhau, khiến hai bên đều cảm thấy thảnh thơi như ở nhà mình vậy. Tất nhiên, dù thân thiết đến mấy, với phong cách của một chính khách, nhà ngoại giao chuyên nghiệp, Bác và các đồng chí lãnh đạo nước ta luôn giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng và tế nhị.

Phát huy giá trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong xây dựng quan hệ ngoại giao bền vững, lâu dài với Trung Quốc

Có thể khẳng định, để duy trì bền vững mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc, chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ với Trung Quốc. Đây cũng là một phần quan trọng trong tư tưởng ngoại giao của Người.

Tư tưởng này dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm lịch sử của cha ông ta trong quan hệ với nước láng giềng lớn Trung Quốc; tiếp thu có chọn lọc những thành tựu lý luận về quan hệ quốc tế hiện đại; kết hợp với tình hình thực tế kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta lúc đó. Nhà nghiên cứu Trung Quốc lâu năm, cố Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm nhận định rằng, hạt nhân tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc được đúc rút thành 8 chữ: “Thân thiện – Hữu nghị – Hợp tác – Đoàn kết”. Biểu hiện khi Người ứng xử với nhân dân và lãnh đạo Trung Quốc rất cụ thể, đó là: Gần gũi với nhân dân; chân thành với đồng chí; tinh tế trong giao tiếp và ứng xử khéo léo trong một số vấn đề quốc tế nhạy cảm.

Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế đang và sẽ còn diễn biến phức tạp khó lường, việc kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Đúng như Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc được công bố nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 12 đến 15-1-2017) một lần nữa khẳng định: Tình hữu nghị truyền thống Việt – Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới”.

Báo Quân đội nhân dân null



Nguồn

Cùng chủ đề

Nga và Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan. Phát biểu tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước tiếp tục bảo tồn giá trị đặc biệt trong quan hệ Trung - Nga, cùng khám phá động lực nội...

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình – chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Nhận thức đúng về tranh chấp quốc tế và biện pháp giải quyết Trong thực tiễn, mặc dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng đều có điểm thống nhất chung về tranh chấp quốc tế, đó là: Đang diễn ra sự không thống nhất, mâu thuẫn, xung đột về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa các quốc gia có chủ quyền hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Tranh chấp quốc...

Giao lưu văn nghệ hữu nghị thanh thiếu nhi biên giới Việt – Trung năm 2024

Chương trình giao lưu văn nghệ là một trong những hoạt động cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 - 2027 giữa Đoàn Thanh niên thành phố Lào Cai và Đoàn Thanh niên huyện Hà Khẩu, đồng thời hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024). window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleAfterBody!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterBody,"adsWeb_AdsArticleAfterBody")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleAfterBody").style.display="none"}}); Nguồn

Tăng cường hợp tác giữa Đảng ta và Đảng Công Minh Nhật Bản

Chiều 22/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã thay mặt Trung ương Đảng ta tiếp đoàn đại biểu Đảng Công Minh Nhật Bản do ông Yamaguchi Natsuo, Chủ tịch Đảng dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Cùng tác giả

UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý III năm 2024

CTTĐT- Sáng ngày 03/10/2024, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024 nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 10 năm 2024. Đồng chí Đinh Văn Đăng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Người phát ngôn của UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Tham dự...

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, Quỹ cứu trợ Trung ương hỗ trợ 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm 125,2 tỷ đồng. Đến nay, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ và giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2024

 “Tôi đi kiểm tra thì thấy vết nứt trên đỉnh đồi. Tôi mới quyết định vận động toàn bộ bà con di dời đến nơi an toàn để tránh khu vực nguy cơ sạt lở cao trong thời gian vẫn còn mưa”, anh Ma Seo Chứ, Trưởng...

Quy tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024

Sáng 3/10, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) Việt Nam, Lễ khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024 đã chính thức diễn ra. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024. Cắt băng khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ XX năm 2024  Sự kiện lần này...

Lào Cai thực hiện Nghị định thư về xuất khẩu khỉ, cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân nuôi khỉ, cá sấu trên địa bàn quản lý nghiên cứu kỹ các quy...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý III năm 2024

CTTĐT- Sáng ngày 03/10/2024, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024 nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 10 năm 2024. Đồng chí Đinh Văn Đăng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Người phát ngôn của UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Tham dự...

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, Quỹ cứu trợ Trung ương hỗ trợ 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm 125,2 tỷ đồng. Đến nay, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ và giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2024

 “Tôi đi kiểm tra thì thấy vết nứt trên đỉnh đồi. Tôi mới quyết định vận động toàn bộ bà con di dời đến nơi an toàn để tránh khu vực nguy cơ sạt lở cao trong thời gian vẫn còn mưa”, anh Ma Seo Chứ, Trưởng...

Quy tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024

Sáng 3/10, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) Việt Nam, Lễ khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024 đã chính thức diễn ra. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024. Cắt băng khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ XX năm 2024  Sự kiện lần này...

Lào Cai thực hiện Nghị định thư về xuất khẩu khỉ, cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân nuôi khỉ, cá sấu trên địa bàn quản lý nghiên cứu kỹ các quy...

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Quang cảnh cuộc họp báo. Tại cuộc họp, sau khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2024 cùng với nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10, đại diện các cơ quan báo chí nêu câu hỏi về...

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh: C. TUỆ Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo “Carbon rừng – Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng” do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10. Nhiều tỉnh muốn tự...

Tiếp tục giúp Nhân dân thôn Làng Nủ nhanh chóng ổn định đời sống

Đó là chỉ đạo của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức sáng 3/10 tại Hà Nội.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao đồng chí Tư lệnh Quân khu 2, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Lào Cai điều chỉnh lực lượng tiếp tục...

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Một buổi tuyên truyền giao thông của Đội Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai. Buổi tuyên truyền giao thông tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai. Các em được chỉ rõ những lỗi vi phạm chủ yếu học sinh hay...

Phân bổ 220 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Theo đó, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã chuyển số tiền 220 tỷ đồng trong tài khoản số: 3761.0.9086988.91099 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, do Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban vận động cứu trợ 9 huyện, thị xã, thành phố...

Tin nổi bật

Tin mới nhất