Powered by Techcity

Chính phủ sẽ nới lỏng tiếp cận tín dụng để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 26, sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Tiến độ lập các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh rất chậm

Phó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần phát biểu tại phiên họp. ảnh 1

Phó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần phát biểu tại phiên họp.

Tại phiên họp, Phó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội trên 21 lĩnh vực.

Trong đó, đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 41/2021/QH15 và Nghị quyết số 61/2022/QH15), các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó: Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã phát huy được hiệu quả, nhiều chỉ số quan trọng đã tăng trưởng đáng kể, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đã hoàn thành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công. Công tác thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi đạt được một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tỷ lệ các quy hoạch cần hoàn thành còn thấp, tiến độ lập các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh còn rất chậm. Việc triển khai một số nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội còn chậm, tỷ lệ giải ngân rất thấp. Nợ đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để. Việc thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho các dự án có quy mô lớn, kết nối hạ tầng liên vùng, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn ít so với tiềm năng.

Đối với lĩnh vực tài chính (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH15 và Nghị quyết số 74/2022/QH15), báo cáo đánh giá các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó: Việc cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; nợ công trong mức cho phép. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến. Việc kịp thời giảm thuế VAT đã giúp người dân bớt gánh nặng chi phí, khuyến khích tiêu dùng, kích cầu kinh tế; việc cải cách quy trình, thủ tục lĩnh vực thuế được quan tâm.

Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm. Tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công diễn ra khá phổ biến. Việc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chưa kịp thời, chưa nghiêm. Hệ thống pháp luật về thuế chậm được sửa đổi.

Đối với lĩnh vực ngân hàng (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 62/2022/QH15), Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó: Các giải pháp thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước được triển khai tích cực. Các hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường, đổi mới. Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực. Tín dụng tăng trưởng khá hợp lý, chất lượng tín dụng được cải thiện.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo (được yêu cầu thực hiện tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 41/2021/QH15), các nội dung yêu cầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó: cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư, xã hội hóa, đổi mới tuyển sinh đại học, đẩy mạnh tự chủ đại học được triển khai. Công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm. Quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ngày càng chặt chẽ, minh bạch, khách quan, giảm tốn kém, tiêu cực.

Tuy nhiên, việc bảo đảm các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường, lớp giáo dục mầm non vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông chưa cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học và giữa các vùng miền; việc tuyển dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn. Việc biên soạn, cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập. Việc thực hiện tự chủ đại học còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là ở các ngành lĩnh vực công nghệ cao…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp ảnh 2

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, việc xem xét thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 là sự nhắc nhở, lưu ý, thậm chí cảnh báo hết sức xác đáng, cần thiết để Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện trong thời gian tới.

“Trong báo cáo đã đề cập 18 lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Chính phủ, nhận xét chung các vấn đề này có 3 chữ “chậm, nợ, sót”, Chính phủ sẽ hết sức lưu ý vấn đề này” – Phó Thủ tướng nói. Về những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, trước hết Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc chủ yếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ ngành; có một số việc cá biệt Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tháo gỡ. Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho biết, mong muốn lớn lao nhất là sau khi Quốc hội có báo cáo giám sát tối cao 3 chương trình mục tiêu quốc gia thì sẽ có một nghị quyết tương tự cơ chế của Nghị quyết 61 về công tác quy hoạch với 7 kiến nghị cụ thể mà Chính phủ đưa ra khi làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn giám sát.

Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng, tới đây Chính phủ sẽ tập trung nới lỏng sự tiếp cận tín dụng để các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn để cải thiện tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển.

Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. “Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực để kết quả giải ngân tốt nhất có thể vì ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP” – Phó Thủ tướng khẳng định .

Cũng theo Phó Thủ tướng, “không có cách nào khác là đẩy mạnh công tác xây dựng lập và phê duyệt quy hoạch”, bởi Nghị quyết của Trung ương và của Quốc hội đều xác nhận hạn cuối là đến 31/12 năm nay phải xong.

Tham gia ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đề cập nội dung tự chủ đại học. Theo ông, trong yêu cầu chung, hai năm nay các trường đại học không được tăng học phí, trong khi chi thường xuyên cho các trường đại học đã cắt giảm. Ông lo ngại, “nếu để lâu không giải quyết bài toán tài chính cho các trường đại học sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo đại học, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao”. Vì vậy, ông vậy đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo thêm vấn đề này. Liên quan giáo dục nghề nghiệp, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nêu thực tế vừa qua có việc một số trường cao đẳng ngoài công lập có vấn đề liên quan quản lý, chất lượng đào tạo. Ủy ban đã có văn bản đề nghị Bộ LĐTB&XH theo dõi, quản lý chặt chẽ. Dù Bộ LĐTB&XH đã thanh tra quyết liệt, ban hành kết luận thanh tra nghiêm khắc nhưng dường vụ việc xử lý chưa quyết liệt. Vì vậy, đề nghị Bộ LĐTB&XH phải quan tâm quản lý chặt hơn. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới bày tỏ quan tâm lĩnh vực nội vụ. Theo ông, tinh giản biên chế là chủ trương lớn của đảng, thời gian qua đạt hiệu quả cao, vai trò tham mưu của Bộ Nội vụ rất tốt. Song ông băn khoăn với những ngành có tính chất đặc thù như: Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra của Bộ Công an… mà thực hiện tinh giản 7-10% theo chỉ tiêu chung là chưa hợp lý. Chủ nhiệm Lê Tấn Tới đề nghị ngành nội vụ nghiên cứu đề xuất với Đảng, Chính phủ để tinh giản chiên chế đạt hiệu quả và phù hợp với thực tế./.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất 4 giải pháp đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng an toàn

Cụ thể, để đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng an toàn, lành mạnh nhằm hỗ trợ tăng trưởng, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đề xuất 4 nhóm giải pháp, gồm: Một là, tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thứ tư, tăng cường xử lý vi phạm, hoàn thiện khung pháp lý, và đẩy...

Khắc phục triệt để bất cập, hạn chế trong quản lý, phát triển nhà ở

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Tại cuộc họp, một số...

Gỡ “điểm nghẽn” cho thiết chế văn hóa, thể thao

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác quy hoạch cũng như sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, vừa thừa, vừa thiếu ở nhiều địa phương. Kinh phí đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế, được tiến hành theo lối “nhỏ giọt, ăn đong”, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất...

Quản lý ngân sách nhà nước tại một số bộ, ngành chưa chuyển biến đáng kể

Chuyển biến sau khi có kế hoạch giải trình Sáng 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, phiên giải trình nhằm tập trung đánh giá tình hình...

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam – TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng Trùng Khánh Hồ Hoành Hoa cho biết Trùng Khánh và Việt Nam có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu mật thiết. Gần đây, hợp tác thương mại đầu tư giữa hai bên ngày càng được tăng cường, tiềm năng hợp tác rất rộng mở. Một số doanh nghiệp (DN) của Trùng Khánh đã triển khai các hoạt động đầu tư...

Liêm Phú phấn đấu hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư

Bà con trong thôn hỗ trợ ngày công giúp gia đình chị Lự Thị Chí xây căn nhà mới. Gia đình chị Lự Thị Chí cũng như một số hộ nghèo khác trong thôn Giằng đang rất phấn khởi bởi được sự hỗ trợ của Nhà nước và ngày công lao động của...

Tăng cường hợp tác Lào Cai (Việt Nam) với châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc)

Quang cảnh hội đàm. Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường phát biểu tại hội đàm. Sáng 08/11, đoàn công tác tỉnh Lào Cai (Việt Nam) đã có buổi hội đàm với lãnh đạo châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tại buổi hội đàm, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đường bộ, an toàn giao thông đường bộ

Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Lào Cai. Tại cuộc họp, các đại biểu tham gia ý kiến đối với 5 dự thảo Nghị định, Quyết định, gồm: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ;...

Hội nghị sinh hoạt chính trị, tư tưởng về bài viết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quang cảnh hội nghị. Dự hội nghị có Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Dương Đức...

Cùng chuyên mục

Chiến thắng nhọc nhằn của Xi măng Long Sơn (XMLS) Thanh Hóa trước Hà Nội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đề xuất giải pháp khắc phục các công trình thủy lợi bị thiệt hại

Quang cảnh cuộc họp. Toàn tỉnh hiện có 107 đập, hồ chứa nước thủy lợi, với tổng dung tích gần 10,85 triệu m3; đảm bảo cung cấp nước cho hơn 1.400 ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước thô cho các công trình cấp nước...

Bảo Yên khôi phục diện tích dâu tằm sau mưa, lũ

Bà Vũ Quế Anh (phải ảnh) được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu tằm sau mưa, lũ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Vũ Quế Anh khẩn trương xuống giống dâu mới được hỗ trợ. Hơn 3 sào trồng dâu bị mưa lũ vùi lấp, nay đã được...

Triệu hồi hơn 11.000 xe Honda Civic và CR-V ở Việt Nam

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Mường Khương – Bài học kinh nghiệm từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Trồng chè thâm niên gần 20 năm nay, chị Thảo khẳng định từ khi liên kết sản xuất với Hợp tác xã chè Mường Khương, chị không lo đầu ra nữa. Đầu tư chế biến chè búp khô, mỗi năm hợp tác xã thu mua tới hơn 10.000 tấn chè búp...

Xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thượng Hà khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống cho Nhân dân

Bà con trong thôn hỗ trợ gia đình chị Bàn Thị Mắn xây dựng nơi ở mới. Sau mưa bão, ngôi nhà của 3 mẹ con chị Bàn Thị Mắn bị đất sạt lở vùi lấp hoàn toàn. Cùng với giúp đỡ để gia đình tạm ổn định cuộc...

Hội chợ Trung – Việt năm 2024 dự kiến khai mạc ngày 26/11/2024

Quang cảnh cuộc họp. Dự kiến hội chợ Trung - Việt năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26/11 - 01/12/2024 tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với chủ đề: Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi. Hội chợ dự...

Thúc đẩy xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu

Tại Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, nông sản Việt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm trên 90%. Để đảm bảo điều kiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác qua hàng loạt sự kiện xúc...

Dồn sức hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2024

Quang cảnh phiên họp thường kỳ tháng 11. Đến thời điểm này, số thu từ nội địa đạt 7.285 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, bằng 89,6% dự toán Trung ương giao. Trong cơ cấu thu nội địa, điểm sáng đến từ thu tiền sử dụng đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất