Powered by Techcity

Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng

Tại cuộc họp báo chiều 20/6, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết ngày 19/6, Bộ đã kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Chưa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương

Căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Theo đó, việc thực hiện Nghị quyết số 27 Trung ương khóa 12 về cải cách tiền lương theo “lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi”.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 2 đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. Còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm: Các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, một số nội dung của Nghị quyết số 27

Thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá một số nội dung của Nghị quyết số 27 (nhất là việc xây dựng các bảng lương và chế độ phụ cấp mới) bảo đảm tính khả thi, công bằng, hợp lý, tổng thể phù hợp với tình hình kinh tế – và nguồn lực của đất nước và sẽ tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương khi đủ điều kiện, được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về các chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở; báo cáo cấp có thẩm quyền danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị và tập trung cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đây là những nội dung có phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng. Những vấn đề này phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.

Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cho thực hiện giải pháp tăng lương khu vực công từ ngày 1-7-2024 với ba nội dung.

Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2024 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay).

Theo tính toán của Bộ , khi thực hiện đủ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27, mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức là 30,6%.

Căn cứ cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Thứ hai, trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý.

Đối với một số bộ, ngành đang đề xuất có chế độ phụ cấp theo nghề, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố về chính sách ưu đãi và điều kiện lao động để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ ba, thực hiện tiền lương và thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước hiện đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát lại toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ, từ ngày 1-7-2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6-2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1-7-2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Phương án tối ưu nhất, tốt nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá các phương án trên là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay (chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới).

Mặt tích cực của phương án này, theo Bộ trưởng, là tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt và rất lớn trong xã hội.

Cụ thể, các đối tượng nghỉ hưu, hưởng trợ cấp, chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở đều được điều chỉnh tăng tương ứng với mức tăng lương của công chức, phù hợp với yêu cầu của Đảng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc này sẽ bảo đảm được tương quan cân đối hài hòa, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương, trợ cấp và chính sách liên quan đến mức lương cơ sở , tạo được sự thống nhất đồng thuận lớn trong xã hội.

“Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở”- theo Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định việc này tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Việc tăng lương cơ sở cũng giúp cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp; đồng thời góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội.

Việc thực hiện các nội dung của cải cách chính sách tiền lương và tăng mức lương cơ sở 30% nêu trên góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Phương án này cũng bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 – 2026. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024 – 2026 tăng thêm là hơn 900 nghìn tỉ đồng

Với số tiền này, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Chính phủ cũng đề xuất từ ngày 1-7-2024 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng.

Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức ); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Cạnh đó, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương

Chiều 26/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Thực hiện lộ trình tăng lương cơ sở, lương hưu, phụ cấp, các chế độ, chính sách là cần thiết Phát biểu về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa -...

Ngày 26/6, Quốc hội thảo luận về cải cách tiền lương

Chiều nay (26/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, các khoản trợ cấp từ ngày 1/7/2024. Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 26/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và Nghị quyết của Quốc...

Lương mới và kỳ vọng của người lao động

Cần phải bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá chạy theo lương. Lương luôn là vấn đề nóng Theo đó, nhóm thứ nhất được tăng lương là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp, dự kiến sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục...

Sắp áp dụng hàng loạt quy định mới về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Khoản 1 Điều 86 Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định, người lao động thuộc đối tượng sau tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền...

Nhật Bản đăng ký tất cả cư dân nước ngoài vào hệ thống lương hưu quốc gia

Theo phóng viên TTXVN Tokyo, Nhật Bản có kế hoạch đăng ký tất cả người nước ngoài mới chuyển đến nước này vào chương trình lương hưu công đến tháng 10/2024, nhằm tăng cường các yêu cầu và củng cố nền tảng cho sự ổn định xã hội lâu dài. Hành khách làm thủ tục tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo số liệu của chính phủ, có...

Cùng tác giả

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thay đổi ngay từ người trong cuộc  Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng có gần 100% học sinh DTTS, chủ yếu là người Mông, Dao, Nùng, Tày, Sán Chỉ. Tình trạng tảo hôn ở đây còn khá phức tạp, sau tết Nguyên đán một số em học sinh dân tộc Dao, Mông thường có ý định nghỉ học ở nhà lấy vợ, lấy chồng. Từ tháng 5/2023, nhà trường đã...

Cải thiện chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2024

Lào Cai phấn đâu đưa PCI nằm trong top 10 cả nước. (Ảnh minh họa) Mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo môi trường thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền...

Tăng lương cơ sở: Vừa mừng vừa lo

Từ ngày 1/7/2024: Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng tăng 15% (tháng 6 năm 2024). Trợ cấp ưu...

9 câu lạc bộ tranh tài tại Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024

Tối 1/7, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc và các trận đấu vòng bảng Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024. Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024). Trận chung kết...

Thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An

Dự buổi lễ có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Xây dựng, Công đoàn ngành giao thông vận tải - xây dựng tỉnh và cán bộ, người lao động công ty. Việc thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An giúp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, đồng thời là điểm nhấn trong công...

Cùng chuyên mục

9 câu lạc bộ tranh tài tại Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024

Tối 1/7, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc và các trận đấu vòng bảng Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024. Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024). Trận chung kết...

Tạo chuyển biến từ nhận thức của người dân

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về BHYT. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ BHYT nhằm nâng cao nhận thức của người dân về...

Trưa chiều giảm mây, trời nắng

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, chiều 1/7, các khu vực trong tỉnh chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25 - 28 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây. Từ khoảng đêm 2/7, vùng hội tụ gió trên mực 5.000 m hoạt động mạnh dần lên. Vì vậy, khoảng từ ngày 3 - 5/7, các khu vực trong...

Trường Chính trị tỉnh Lào Cai chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị

Từ năm 2014 đến nay, trường Chính trị tỉnh đã đào tạo 121 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và trung cấp lý luận chính trị, với 8.659 học viên; 78 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chuyên viên chính, kiến thức quản lý hành chính chuyên viên, kiến thức kỹ năng lãnh đạo cấp phòng, đối tượng 4, bồi dưỡng cấp ủy, với 5.112 học viên; 10 lớp cao...

Si Ma Cai (Lào Cai): Giữ rừng để làm giàu bằng du lịch cộng đồng

Là huyện vùng cao, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi đá, địa hình phức tạp, nên việc trồng rừng không được thuận lợi như một số địa phương khác, có tỷ lệ rừng thấp nhất tỉnh Lào Cai. Nhưng nhờ sự nỗ lực, đổi mới tư duy của người dân và sát sao của các cơ quan chức năng, đến nay huyện Si Ma Cai đã nâng độ che phủ lên gần 40% diện tích,...

4 xã đăng ký “về đích” nông thôn mới: Có cần thêm thời gian?

Theo Kế hoạch 104 ngày 15/2/2024 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có thêm 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Qua rà soát của các xã, cơ bản đều đạt 19 tiêu chí, tuy nhiên vẫn phải “châm trước”. 4 xã được lựa chọn đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong 6 tháng đầu năm 2024 có lợi thế là...

Nền kinh tế phục hồi vượt dự báo

Tăng trưởng vượt kịch bản, vượt dự báo Vượt mọi dự báo, tăng trưởng GDP quý II/2024 đã gần chạm ngưỡng 7%, đạt 6,93%, đưa tăng trưởng GDP 6 tháng lên 6,42%. Khi công bố những con số này vào cuối tuần trước, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã nhấn mạnh xu hướng phục hồi của nền kinh tế. So với giai đoạn 2020-2024, đây cũng là những mức tăng trưởng rất...

Dự thảo Luật Nhà giáo: Kỳ vọng thêm chính sách mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, trước khi dự án luật được trình Quốc hội. Ảnh minh họa. Dự thảo Luật Nhà giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng với nhiều chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, từ định danh và chuẩn nhà giáo đến tuyển dụng, sử...

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục

Những chính sách mới ra đời của ngành giáo dục có ảnh hưởng lớn tới mọi người dân khi mỗi gia đình đều có con em, người thân đang theo học tại các cơ sở đào tạo. Để tạo được đồng thuận xã hội và thực sự đi vào cuộc sống, ngay từ khi xây dựng, các dự thảo chính sách này phải được truyền thông từ sớm, kịp thời và chính xác thông qua các kênh khác...

Giảm thiểu rủi ro giao dịch không tiền mặt

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (quét mã QR, chuyển khoản...) ngày càng trở nên phổ biến trong các giao dịch, đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Được đánh giá mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, song loại hình thanh toán này cũng đặt ra vấn đề về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và ngân hàng. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất