Powered by Techcity

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán. Những nỗ lực này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 40,84% năm 2015 lên 42,02% vào năm 2022; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có 4,6 triệu ha rừng trồng; nhờ đó đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người làm nghề rừng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhận thức được vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng an ninh, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025”.

Sau 3 năm thực hiện Đề án, với sự nỗ lực tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đến nay cả nước đã trồng được gần 770 triệu cây, đạt 121% so với kế hoạch; phong trào xã hội hoá trồng cây, trồng rừng ngày càng được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phát triển rừng và trồng cây xanh còn gặp một số khó khăn, thách thức như: Diện tích đất chưa trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; công tác quản lý quy hoạch, duy trì diện tích đất cho trồng cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện nay thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị; phát triển cây xanh ở một số địa phương còn manh mún, chưa được quy hoạch thống nhất, đồng bộ; việc phối hợp giữa cơ quan quản lý trực tiếp cây xanh với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế; vốn đầu tư cho công tác phát triển rừng còn hạn chế, phân bổ còn chậm, mức hỗ trợ trồng cây, trồng rừng còn thấp so với yêu cầu thực tiễn.

Tình hình an ninh, trật tự liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa bàn vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư về kinh phí và chỉ đạo nên tiến độ rà soát, đo đạc, cắm mốc ranh giới rừng trên thực địa còn chậm.

Để tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo thế giới về rừng và sử dụng đất tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:

a) Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ thiên tai; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, cụ thể:

– Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung, phát triển lâm sản ngoài gỗ; nông lâm kết hợp; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị đa dụng của rừng ở địa phương.

– Việc tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp, đồng thời tăng cường huy động xã hội hóa, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

– Quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp; chú trọng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp bản địa đa mục đích; ưu tiên sử dụng cây giống mô, hom chất lượng cao; kết hợp trồng cây lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

– Đẩy mạnh trồng cây xanh lâu năm phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa – lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 13 ngày 12/1/2017 và Kết luận số 61 ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm.

c) Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự.

d) Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật, tình trạng khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, chủ rừng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

đ) Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng; xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng các – bon của rừng để quản lý rừng bền vững, nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả 5 năm thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương: tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực hiện công tác điều tra rừng theo quy định tại Điều 33 Luật Lâm nghiệp và Kết luận số 61 ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư, xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ quản lý rừng, đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, cập nhật về diện tích và chất lượng rừng phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.

c) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng để nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nâng cao trữ lượng các – bon của rừng và phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

d) Tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng hệ sinh thái rừng một cách khoa học, minh bạch, hiệu quả, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng (trong đó có giá trị hấp thụ, lưu giữ các – bon) nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

đ) Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa; lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công và các Chương trình, đề án khác giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo để thực hiện thành công Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2050, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan tăng cường thời lượng và đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong việc thực hiện phong trào trồng cây, trồng rừng và quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.

4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội phổ biến, vận động các thành viên về nội dung của chỉ thị này và tham gia tích cực, giám sát quá trình thực hiện.

5. Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.



Nguồn

Cùng chủ đề

[Infographic] Đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc...

https://baolaocai.vn/hieu-qua-can-bo-dang-vien-giup-ho-ngheo-o-huyen-bat-xat-post384257.html

https://baolaocai.vn/hieu-qua-can-bo-dang-vien-giup-ho-ngheo-o-huyen-bat-xat-post384257.html Nguồn

Trồng 38.600 cây phân tán tại huyện Bảo Yên và Si Ma Cai

UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định số 1114 và Quyết định số 1115 về việc trồng cây phân tán ven các quốc lộ và tỉnh lộ thuộc 2 huyện Bảo Yên và Si Ma Cai. Theo Kế hoạch được phê duyệt, 2 huyện sẽ trồng 38.600 cây phân tán, dọc 193 km đường. Tại huyện Bảo Yên trồng mới 23.600 cây phân tán, tương đương 118 km trên các tuyến Quốc...

https://baolaocai.vn/phu-xanh-nhung-khu-vuc-nguy-co-sa-mac-hoa-post382815.html

https://baolaocai.vn/phu-xanh-nhung-khu-vuc-nguy-co-sa-mac-hoa-post382815.html Nguồn

Cùng tác giả

Đảng bộ huyện Mường Khương trao tặng Huy hiệu Đảng cho 10 đảng viên

Đảng bộ huyện Mường Khương trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Trong đợt này, Huyện ủy Mường Khương đã trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đảng viên Phùng Khánh Toàn, sinh hoạt tại Đảng bộ thị trấn Mường Khương. Đồng chí Phùng Khánh Toàn...

Dồn sức hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2024

Quang cảnh phiên họp thường kỳ tháng 11. Đến thời điểm này, số thu từ nội địa đạt 7.285 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, bằng 89,6% dự toán Trung ương giao. Trong cơ cấu thu nội địa, điểm sáng đến từ thu tiền sử dụng đất...

Mường Khương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị đường tỉnh 154 từ Nấm Lư đi Tả Thàng đã được đẩy nhanh tiến độ thi công. Khởi công từ tháng 12/2022, đường tỉnh 154 từ Nấm Lư đi Tả Thàng có tổng đầu tư trên 133 tỷ đồng,...

4 người bị thương do chó dại thả rông cắn

Cụ thể, chiều 31/10, trên địa bàn thôn Ún Tà, xã Cốc San xuất hiện 1 con chó chạy rông, không rõ nguồn gốc, có biểu hiện khác thường, cắn 4 người. UBND xã Cốc San đã huy động lực lượng tổ chức tìm kiếm chó dại,...

Công an thị xã Sa Pa tìm kiếm xuyên đêm du khách nước ngoài lạc trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Khu vực tìm thấy du khách bị lạc. Qua xác minh, xác định địa điểm cuối cùng du khách nam Bryan Hanselman, quốc tịch Thụy Sỹ xuất hiện gần trụ T2, Vườn Quốc gia Hoàng Liên thuộc thôn Sín Chải, xã Hoàng Liên. Công an thị xã Sa Pa đã khẩn trương phối...

Cùng chuyên mục

Đảng bộ huyện Mường Khương trao tặng Huy hiệu Đảng cho 10 đảng viên

Đảng bộ huyện Mường Khương trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Trong đợt này, Huyện ủy Mường Khương đã trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đảng viên Phùng Khánh Toàn, sinh hoạt tại Đảng bộ thị trấn Mường Khương. Đồng chí Phùng Khánh Toàn...

4 người bị thương do chó dại thả rông cắn

Cụ thể, chiều 31/10, trên địa bàn thôn Ún Tà, xã Cốc San xuất hiện 1 con chó chạy rông, không rõ nguồn gốc, có biểu hiện khác thường, cắn 4 người. UBND xã Cốc San đã huy động lực lượng tổ chức tìm kiếm chó dại,...

Công an thị xã Sa Pa tìm kiếm xuyên đêm du khách nước ngoài lạc trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Khu vực tìm thấy du khách bị lạc. Qua xác minh, xác định địa điểm cuối cùng du khách nam Bryan Hanselman, quốc tịch Thụy Sỹ xuất hiện gần trụ T2, Vườn Quốc gia Hoàng Liên thuộc thôn Sín Chải, xã Hoàng Liên. Công an thị xã Sa Pa đã khẩn trương phối...

Lào Cai: Tích cực chuẩn bị các nội dung tham gia và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du...

CTTĐT – Sáng 05/11/2024, Thường trực UBND tỉnh tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung Kế hoạch tham gia gian hàng và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh -...

Những mái nhà đầu tiên dần hoàn thiện ở khu tái định cư Làng Nủ

Trải qua đau thương, mất mát sau trận lũ quét hung dữ, cuộc sống của người dân thôn Làng Nủ đã từng bước đi vào ổn định.  Những ngày qua, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Đặng Thanh Hòa thường xuyên tới thôn Làng Nủ để gặp gỡ và nắm bắt tình hình cuộc sống của bà con tại khu tạm cư. Theo ông Hòa, được sự quan tâm của cấp trên và các nhà hảo tâm trong cả nước, hiện...

Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 lập kỷ lục số đội tham dự

Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 có sự tham gia đăng ký thi đấu hơn 2.300 vận động viên đến từ gần 100 CLB cờ vua thuộc gần 20 đơn vị tỉnh, thành, ngành. Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng năm 2024 do Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức, là giải đấu đã khẳng định được uy tín trong làng cờ vua Việt Nam. Giải Cờ vua...

Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg. (Nguồn: Denhatfood) Giá heo hơi hôm nay 5/11: *Giá heo hơi miền Bắc: Giá heo hơi miền Bắc đang giữ đà tăng nhanh. Trong phiên sáng nay, khu vực này ghi nhận tăng thêm một giá tại: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định và Ninh Bình. Hiện tại, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có...

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024.Dự lễ bế mạc có ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng...

UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11

CTTĐT - Chiều 04/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực UBND tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2024. Quang cảnh phiên họp Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã...

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù tỉnh giao chỉ tiêu tuyển giáo viên để khắc phục tình trạng này và huyện cũng đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có mấy người đến nộp hồ sơ. Tính đến năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất