Powered by Techcity

Chất vấn và trả lời chất vấn – sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công thương. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn quan trọng của Kỳ họp

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hoạt động chất vấn tại Kỳ họp này tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm của 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành gồm: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn vào cuối Kỳ họp. Đây là cơ sở để các cơ quan triển khai; cũng là cơ sở để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát. Phiên chất vấn tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, trình độ chuyên môn sâu và tình hình thực tế ở các địa phương, cơ sở cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tế; tiếp tục đưa hoạt động chất vấn ngày càng trở thành điểm nhấn quan trọng của Kỳ họp, đáp ứng sự mong đợi của cử tri, nhân dân cả nước và yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.

Đã rõ các giải pháp trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

Sáng và đầu giờ chiều 4/6, dưới sự chủ trì, điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Phiên chất vấn đã nhận được 49 ý kiến đại biểu chất vấn, tranh luận (trong đó có 39 ý kiến chất vấn và 10 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận). Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, sát với tình hình thực tiễn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn.

Qua chất vấn, các đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đạt được những kết quả tích cực. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước. Chính sách pháp luật về an ninh nguồn nước được cơ bản hoàn thiện; chủ động, có kế hoạch, phương án xử lý, ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Quản lý và hoạt động của ngành Khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội hội cho rằng, vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như tài nguyên biển chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả. Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất gia tăng. Chính sách, pháp luật về khoáng sản chưa đầy đủ, còn bất cập. Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn thiếu đồng bộ, chưa gắn kết.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trả lời đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, có giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Một trong ba nhóm vấn đề lớn được các đại biểu quan tâm chất vấn tại phiên họp lần này là giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm.

Trả lời chất vấn về công tác khai khoáng, sử dụng và quản lý đất hiếm trong thời gian qua, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản về chiến lược quan trọng và có trữ lượng tương đối lớn: “Ví dụ như bô xít khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn. Về đất hiếm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đánh giá trữ lượng được 2,7 triệu tấn, trong đó đánh giá tài nguyên đất hiếm là khoảng 18 triệu tấn, tức là hơn 20,7 triệu tấn”.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, đối với việc khai thác, chế biến các loại khoáng sản quan trọng thiết yếu, đặc biệt là đất hiếm, phải tính đến việc chế biến sâu, chế biến tinh tại Việt Nam và phục vụ cho công nghiệp của Việt Nam.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Cũng tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã tham gia trả lời và làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. Việc Quốc hội lựa chọn chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đáp ứng sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước.

Tăng cường quản lý Nhà nước với thương mại điện tử

Tiếp sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, chiều 4/6, Quốc hội bước sang phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, gồm: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Bộ trưởng cũng trả lời về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sản xuất công nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch, từng bước phục hồi, phát triển, có sự bứt phá từ quý III năm trước đến nay, duy trì vai trò, động lực tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Thương mại trong nước tăng trưởng khá mạnh, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thách thức. Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, xuất nhập khẩu 8 năm liền đạt được kỷ lục mới về kim ngạch và thặng dư thương mại, đặc biệt năm 2023 đạt mức xuất siêu 28 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với năm trước.

Năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trên 16% so với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt trên 8,1 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, trong một số lĩnh vực như: thương mại điện tử phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân từ 20 – 25%, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Quy mô thương mại điện tử đạt trên 20 tỷ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước.

Trong phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương đã tập trung làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm về: thương mại điện tử; giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư hàng hóa trong nước; chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp…

Về công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đang nở rộ hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thương mại điện tử ở Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn đó là: người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp chưa được kiểm soát chặt chẽ đã và đang bao vây, sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng; thách thức thứ ba là thất thu thuế.

Tham gia giải trình làm rõ thêm vấn đề chống thất thu thuế trong giao dịch điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, qua kết quả thực hiện thu thuế thương mại điện tử, năm 2022 đã thu được 83.000 tỷ đồng và năm 2023 thu được 97.000 tỷ đồng. Năm tháng đầu năm 2024 đã thu được 50.000 tỷ đồng và đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài, các tập đoàn công nghệ nước ngoài như Facebook, Google, Microsoft, TikTok… đã thực hiện đăng ký và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính về sàn thương mại xuyên biên giới; hiện nay đã nộp được 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử…



Nguồn

Cùng chủ đề

Hôm nay Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (4/6) Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Hai nhóm vấn đề đầu tiên sẽ được Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn là Tài nguyên và Môi trường; Công thương. Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn và trả...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sẽ chất vấn việc thực hiện lời hứa tại phiên họp tháng 8/2024

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp tháng 3/2024 và phiên họp tháng 8/2024. Tại phiên họp tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn các vấn đề “nóng”, nổi lên. Tại phiên họp tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện...

Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND và giải trình tại phiên họp của Thường...

Sáng 14/10, tại huyện Mường Khương, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND hai cấp tỉnh, huyện lần thứ 4, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với chủ đề “Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND và giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND". Kết luận hội nghị, đồng chí Vũ Văn Cài, Phó...

Hôm nay, hai Bộ trưởng Lê Thành Long và Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày 15/8 để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp 25. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan là hai thành viên Chính phủ trả lời chính. Buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phần chất vấn và...

Cùng tác giả

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà Nguồn

Những tấm gương sáng ngời

Họ đã để lại ấn tượng, sự cảm phục sâu sắc bởi những đóng góp đáng nể cho sự nghiệp trồng người. Thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie, nhân vật chính trong tác phẩm “Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang và những dự án vì cộng đồng” của tác giả Tuyết Mai – từ Hà Nội dự qua màn hình trực tuyến. Các nhà giáo, tác giả, nhân vật, khách mời chụp hình...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Hà còn 21,7%

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Bắc Hà đạt 7,61% trở lên, đạt 89,3% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cuối năm 2025 dự kiến còn khoảng 21%; trong đó, tỷ lệ hộ...

Thông xe bước 1 đường Quý Xa – Văn Bàn

Điểm sạt lở được xử lý để thông tuyến phục vụ người dân đi lại. Điểm sạt lở xảy ra với khối lượng đất đá lớn gây ách tắc cho toàn bộ tuyến đường trong nhiều ngày. Để nhanh chóng khôi phục giao thông trên tuyến, đơn vị bảo trì...

Cùng chuyên mục

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất