Powered by Techcity

Cần thông tư tưởng để tự tin làm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Con đường ngắn nhất, rẻ nhất để đi đến một tương lai Việt Nam tươi sáng

Phiên đầu tiên cũng là phiên quan trọng nhất của Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam – châu Á (Vietnam – Asia DX Summit) năm 2024 có chủ đề “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh – Phát triển kinh tế số”, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Là sự kiện thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, phiên khai mạc diễn đàn năm nay được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo dõi, lắng nghe từ đầu đến cuối.

Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận định: Chủ đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của cả thế giới, không riêng gì Việt Nam và có lẽ là con đường ngắn nhất, rẻ nhất để đi đến một tương lai Việt Nam tươi sáng.

1.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ rõ sáu việc cần tập trung làm trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận xét, qua hơn 4 năm triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, chúng ta đã làm được một số việc quan trọng, là sự khởi động tốt, tạo được niềm tin ban đầu để tự tin, hào hứng hơn và cũng nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội.

Cụ thể, bên cạnh nhận thức đã có chuyển biến, Việt Nam cũng đã có sự đầu tư khá mạnh mẽ và nhanh chóng cho hạ tầng số. Theo thống kê, hiện cáp quang đã tới tất cả xã, phường, thị trấn, 82% hộ gia đình Việt Nam đã có cáp quang tới nhà và đặc biệt là smartphone đã trở nên cần thiết với mọi người.

Song song đó, chuyển đổi số đã được đẩy mạnh trong các lĩnh vực như tư pháp, nông nghiệp, ngân hàng… Một số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có sự khởi động ngoạn mục, ngày càng có vị thế cao trong cuộc cạnh tranh chung ở khu vực và thế giới; Nhiều doanh nghiệp FDI, trong đó cả các tập đoàn hàng đầu như Samsung, Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm đại bản doanh.

Ghi nhận những kết quả đã đạt được, song Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chỉ ra một số hạn chế, trong đó có tình trạng vẫn có những người, kể cả người có trách nhiệm, còn chưa quan tâm đến chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Nguyên nhân có thể do họ không muốn thay đổi thói quen, cách suy nghĩ cũ hoặc không thích sự minh bạch nên chọn làm theo cách truyền thống.

Các hạn chế khác, theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang còn là: Hạ tầng số, nền tảng cho tăng trưởng xanh dù có sự phát triển nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu; Nguồn lực cho chuyển đổi số chưa được ưu tiên, chưa được ứng xử như một lĩnh vực tiên phong; Một số chỉ tiêu của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới còn thấp; Cơ chế chính sách, thể chế thực sự chưa tạo ra “đường băng” để mọi người, nhất là các doanh nghiệp có thể “cất cánh”.

“Chúng tôi đang nợ các doanh nghiệp việc này!”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói.

2.png
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu tham quan triển lãm các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Về các việc cần làm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã điểm ra sáu việc chính, cụ thể là: Cần có sự nhìn nhận đúng mức, đúng mực về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tư tưởng phải thông để tự tin làm, dành sự ưu tiên cho lĩnh vực và cũng để mọi người dám dấn thân

Bên cạnh đó, phải chú trọng đầu tư hạ tầng số, nhất là khu vực có nhu cầu và sự ảnh hưởng phát triển, ví dụ như các khu trung tâm, khu kinh tế, khu công nghiệp và phải có thứ tự ưu tiên, vì không có đủ kinh phí để đầu tư tất cả cùng một lúc.

Cần huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Việc này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, đúng theo lý thuyết và cả thực tiễn, vì ngân sách nhà nước không thể kham nổi tất cả mọi việc, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có tính chất “mồi trước”.

Đối với đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư chip bán dẫn cho đến năm 2030, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ cách đang được triển khai là kêu gọi các doanh nghiệp FDI tham gia cùng đào tạo, để đào tạo xong sẽ có xưởng để lao động có việc làm.

Hai việc khác Phó Thủ tướng cho rằng cũng cần tập trung, đó là có một cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các startup tham gia lĩnh vực này; Và cần “đứng trên vai những người khổng lồ”, tức là khai thác, tận dụng tốt thành tựu của thế giới qua hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư.

Kiến nghị “đo, đong, đếm” được kinh tế số, kinh tế xanh

Một điểm khác biệt trong phiên khai mạc diễn đàn năm nay là thay vì tổ chức tọa đàm, Ban tổ chức đã có sáng kiến lồng ghép ý kiến, đề xuất của các diễn giả trong bản kiến nghị chung do Tiến sĩ Cấn Văn Lực trình bày.

Nhận định Vietnam – Asia DX Summit năm nay đã kết hợp tốt giữa câu chuyện chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận xét: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức, cả bên trong và bên ngoài, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, không tốn quá nhiều chi phí, nhưng lợi nhuận mang lại tốt và bền vững.

Hiện có nhiều số liệu thống kê, với quan điểm khác nhau về tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP. Do vậy, kiến nghị với Chính phủ, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, để kinh tế số, kinh tế xanh phát triển, cần phải “đong, đo, đếm” được.

“Khi tính GDP thì phải tính đến giá trị gia tăng. Cách làm của Temasek tính toán kinh tế số dựa trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ (GMV) tương đối chính xác. Việt Nam cũng đang thiếu danh mục phân loại xanh, công cụ đo lường lượng khí phát thải. Một vấn đề quan trọng khác là nên thành lập thị trường tín chỉ carbon càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu quan điểm.

3.jpg
Tiến sĩ Cấn Văn Lực đại diện các diễn giả tham gia phiên khai mạc diễn đàn nêu các kiến nghị với Chính phủ để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Các diễn giả cũng đề xuất các bộ, ngành cần cụ thể hóa hơn nữa các mục tiêu, chỉ tiêu, phương pháp, giải pháp và nguồn lực để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và các vấn đề có liên quan. Đơn cử như với Luật Giao dịch điện tử vừa được Quốc hội thông qua, Bộ TT&TT cần có biện pháp triển khai cụ thể và hiệu quả, song hành với các luật khác.

Theo các diễn giả, Việt Nam đang muốn hình thành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox). Tuy vậy, cơ chế này vẫn chưa thành hình bởi cách tiếp cận và quan điểm của các bộ, ngành, địa phương vô cùng khác nhau.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo để có quan điểm cởi mở và kiểm soát rủi ro song hành, không bên nặng bên nhẹ. Theo ông, cân bằng giữa cởi mở và kiểm soát rủi ro vô cùng quan trọng và đây là hướng tiếp cận đúng với lĩnh vực AI.

Với công nghiệp bán dẫn, mỗi năm Đài Loan kiếm về khoản doanh thu 160 tỷ USD từ ngành công nghệ này nhưng chỉ cho ra trường khoảng 200 – 300 kỹ sư. Do vậy, Tiến sĩ Cấn Văn Lực khuyến nghị Chính phủ cân nhắc về việc đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn từ nay đến năm 2030, sao cho vừa khả thi, tích cực, hiệu quả, nhưng lại đánh nhanh thắng nhanh, đi tắt đón đầu.

Theo Vietnamnet

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số sẽ giải bài toán “thiên niên kỷ” của Lào Cai

Toản cảnh buổi làm việc với tỉnh Lào Cai Chiều ngày 14/10, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với tỉnh Lào Cai. Cùng dự có Thứ...

HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

Kinh tế Việt Nam cho thấy những tín hiệu tăng trưởng mới đầy thuyết phục, với mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2024 vượt xa kỳ vọng. Báo cáo “Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang” vừa được bộ phận nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng HSBC phát hành nhấn mạnh rất lâu nền kinh tế Việt Nam chưa có cú hích mạnh mẽ, tuy nhiên thời khắc...

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 153 nền tảng số quốc gia hỗ trợ địa phương chuyển đổi số

Theo đó, Danh sách nền tảng số quốc gia bao gồm các nền tảng số, hệ thống thông tin, ứng dụng do Bộ, ngành đầu tư, triển khai sử dụng toàn quốc từ Trung ương đến các địa phương, như: Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp... Các nền tảng số quốc gia này là nền tảng phục...

Phát triển kinh tế số để tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Báo VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. Chúng ta đã đi qua 6 tháng đầu của năm 2024, năm phát...

Thay đổi cách làm việc của bộ máy công chức bằng trợ lý ảo

Sáng ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 6. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Theo báo cáo của Văn phòng Bộ, trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành...

Cùng tác giả

Tôn vinh 18 nông dân Lào Cai điển hình xuất sắc năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Các đại biểu tham dự hội nghị. Là những hạt nhân tiêu biểu của phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và đi lên từ chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, 18 nông dân điển hình xuất sắc năm...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Góp sức "hồi sinh" các khu dân cư

Khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Toàn bộ kinh phí cho quá trình tái thiết 2 khu dân cư Làng Nủ, huyện Bảo Yên và Nậm Tông, huyện Bắc Hà do Quỹ Tấm Lòng Việt, Đài Truyền hình Việt Nam tài trợ. Với tinh thần khẩn trương, thần...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025

CTTĐT- Sáng ngày 24/12/2024, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Triển khai công tác y tế năm 2025”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Hội nghị diễn ra...

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp cuối năm 2024 tại thành phố Lào Cai

Quang cảnh hội nghị. Tại hội nghị tiếp xúc, cử tri nghe báo cáo kết quả kỳ họp thường lệ cuối năm 2024; phổ biến, tuyên truyền các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được thông qua. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh, cùng với xem xét các...

Cùng chuyên mục

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông sản Mường Khương vào vụ Tết

Gạo Séng Cù – một trong nhiều đặc sản của Mường Khương đang được các cơ sở xay xát sẵn sàng cung ứng dịp Tết (ảnh trên). Trong năm, nông dân Mường Khương canh tác 600 ha lúa Séng Cù, sản lượng thóc khoảng 360 tấn. Chuẩn bị hàng tết, cơ...

Nông dân Xuân Hòa làm giàu từ cây quế hàng hóa

Được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, nông dân Xuân Hòa đã xây dựng được những vùng quế hữu cơ Gần 20 năm trước, ông Thủy là người tiên phong đưa cây quế về trồng ở Xuân Hòa, thay thế những nương sắn, nương ngô giá trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất