Powered by Techcity

Cần đưa giá điện về đúng cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

evnhanoi-sua-chua-dien-hotline-6120.jpg.jpg
(Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm hài hòa mục tiêu kinh tế gắn liền với an sinh xã hội, thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện còn chưa được đầy đủ, vẫn mang màu sắc “bao cấp”, bù trừ; sự phân định giữa giá điện phục vụ sản xuất kinh doanh với giá điện phục vụ an sinh xã hội nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến giá bán điện chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra.

Gần đây, để tránh lặp lại kịch bản thiếu điện cục bộ năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng những tháng cuối năm 2023 và trong năm 2024.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài liên quan đến 5 khâu quan trọng của điện, gồm: nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và nghiên cứu giá điện phù hợp. Về quan điểm này, các chuyên kinh tế đều nhất trí phải tính đúng, tính đủ, kịp thời giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Chưa bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí cho sản xuất

PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc chia sẻ: về mặt cơ cấu, giá thành, cung ứng điện gồm có 4 phần: Sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ. Riêng phần sản xuất đang chiếm 70-80% cơ cấu giá thành. Ông luôn mong muốn và kỳ vọng là cơ chế điều chỉnh giá của Chính phủ mang hơi hướng, tín hiệu của thị trường. Theo ông, giai đoạn vừa qua là giai đoạn rất đặc thù, chúng ta vừa trải qua thời kỳ đại dịch Covid-19, vì vậy thời lượng, chu kỳ điều chỉnh giá chưa thực sự bảo đảm theo tín hiệu của thị trường.

Đặc biệt sau đại dịch, chúng ta lại chịu tác động của thị trường thế giới, nhiên liệu đầu vào của ngành điện là thị trường mang tính chất quốc tế. Rõ ràng, giá xăng dầu, khí đốt tăng trong khi chúng ta bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô dẫn tới ngành điện hoạt động tương đối khó khăn.

PGS.TS Bùi Xuân Hồi kỳ vọng, đại dịch đã qua rồi, cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ để bảo đảm ngành điện cũng như nền kinh tế hoạt động ổn định. Chúng ta phải cân nhắc rất rõ, rất kỹ lưỡng bài toán điều tiết giá điện, phản ánh hơi hướng của thị trường, để bảo đảm ngành phát triển bền vững, từ đó nền kinh tế mới phát triển bền vững và an sinh xã hội mới được bảo đảm.

Đại dịch đã qua rồi, cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ để bảo đảm ngành điện cũng như nền kinh tế hoạt động ổn định.

PGS.TS Bùi Xuân Hồi

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đức Kiên cho biết, cuối năm 2020, 2021 và 2022, Chính phủ đã cố gắng lớn trong việc điều hành giá điện coi như một công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô. Lần đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo với Chính phủ và Chính phủ báo cáo với Quốc hội vào cuối năm 2022 là trong năm 2022, để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 bằng cách giảm tiền điện, EVN đã hụt thu 23 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Các chuyên gia tư vấn kinh tế cũng kiến nghị Chính phủ phải tính đúng, tính đủ cho EVN, trừ đi cho người dân nhưng vẫn phải cộng vào doanh số của EVN. Vấn đề hạch toán, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan làm cho tốt, hoàn thiện lại. Ông nhận định, công tác điều hành điện của năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt và sẽ căn cơ.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, giá điện chung của chúng ta còn tính bao cấp khá nặng cho nên mức giá của chúng ta khá thấp, đặc biệt là mấy năm gần đây, chi phí cho sản xuất điện tăng rất cao. Việc điều hành giá điện như vậy để hỗ trợ người lao động, an sinh xã hội trong lúc khó khăn. Tuy nhiên hậu quả là thị trường mất cân bằng, đặc biệt là bên sản xuất, EVN và nhiều doanh nghiệp sản xuất điện bị lỗ rất nặng. Điều này cần đặt ra nghiêm túc thời gian tới bởi chúng ta đang tiến lên thị trường, cạnh tranh quốc tế.

Ông bày tỏ quan điểm, nếu giá điện thấp thì lại khiến tiêu dùng điện nhiều, lãng phí đồng thời không khuyến khích đầu tư sản xuất điện. Cho nên, giá điện phải bảo đảm được khâu sản xuất điện, còn phần hỗ trợ của Nhà nước phải tách riêng ra vào phần an sinh xã hội, nếu không, tính bao cấp sẽ làm hỏng cơ chế thị trường…

Giá điện phải bảo đảm được khâu sản xuất điện, còn phần hỗ trợ của Nhà nước phải tách riêng ra vào phần an sinh xã hội, nếu không, tính bao cấp sẽ làm hỏng cơ chế thị trường.

PGS.TS Trần Đình Thiên

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), việc tính toán giá điện đã có những nguyên tắc nhất quán mà Chính phủ đã đề ra. Theo đó xem xét điều chỉnh 6 tháng 1 lần nếu như các chi phí đầu vào qua kiểm toán, kiểm soát mà tăng thì buộc chúng ta phải điều chỉnh.

Tuy nhiên, chúng ta đã biết, Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành đến nay đã 6 năm, chúng ta mới có 3 lần điều chỉnh. Về thời gian là không bảo đảm theo quy định. Còn về nội hàm của giá điện, các lần điều chỉnh vừa qua đều không bảo đảm được nguyên tắc bù đắp cho chi phí sản xuất và có lợi nhuận cho sản xuất kinh doanh điện.

Nhưng khi quyết định giá điện, vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hay có những năm hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai… chúng ta không tính đủ giá thành của điện vào trong giá điện. Tất cả những điều đó đều gây khó khăn về dòng tiền để tiếp tục đầu tư kinh doanh, chưa nói đến tái sản xuất gặp khó khăn; giá điện càng thấp thì nhà đầu tư không mặn mà đầu tư xây dựng nguồn và lưới.

Giá điện thấp, nói là tốt cho sản xuất, kinh doanh, đời sống nhưng vấn đề là khi đầu vào không thực, sản phẩm đầu ra không phản ánh đúng giá trị thị trường. Đã đến lúc chúng ta phải vươn tới nguyên tắc thị trường để hạch toán, tính toán giá điện làm sao bảo đảm được nguyên tắc mà chúng ta đã đề ra.

Cần định giá đúng theo cơ chế thị trường

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, chúng ta phải để mức độ giá điện cân bằng, cạnh tranh với thế giới, không thể đầu vào cao mà vẫn để giá điện thấp. Phần bao cấp của Nhà nước cần tách riêng ra mới bảo đảm được giá điện tính đúng, tính đủ, không khuyến khích người sử dụng tiêu tốn quá nhiều năng lượng mà vẫn khuyến khích đầu tư sản xuất điện.

Chúng ta không nên lập luận là “thu nhập thấp nên giá điện thấp” mà phải lập luận ở mức tổng thể hơn, đó là: Giá điện phải đúng để bảo đảm cân bằng sản xuất và tiêu dùng. Cao hơn nữa, nếu cứ duy trì giá điện thấp như hiện nay có khả năng ta đang tạo ra bẫy công nghệ, tức là chỉ nhắm đến những nhà đầu tư công nghệ lạc hậu, tiêu dùng điện tốn kém thì ảnh hưởng nhiều nền kinh tế chung.

Còn theo PGS. TS Ngô Trí Long, trong đầu tư một số nguồn điện, giá điện là một “điểm nghẽn” rất quan trọng. Điều hành giá điện, ngoài theo cơ chế thị trường, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phải có sự điều tiết của Nhà nước.

Theo đó, Nhà nước cần điều tiết ở chính sách an sinh xã hội và phục vụ cho mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chúng ta phải tính toán đầy đủ chi phí, tính đúng, tính đủ, tính hợp lý và kịp thời để đủ bù đắp chi phí, có mức lãi nhất định cho doanh nghiệp, như vậy mới có nguồn cung ứng bảo đảm.

Điều hành giá điện, ngoài theo cơ chế thị trường, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phải có sự điều tiết của Nhà nước.

PGS. TS Ngô Trí Long

TS Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng cho biết, kinh nghiệm điều hành giá điện trên quốc tế, lấy Singapore làm ví dụ, họ có sử dụng cơ chế là Ban đại diện cạnh tranh. Họ cho các công ty tư nhân thoải mái chào các gói giá điện khác nhau. Tuy nhiên, vừa rồi, trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng, với chi phí đầu vào nhiên liệu rất cao, Singapore cũng gặp khủng hoảng lớn về cung ứng năng lượng và hầu như các công ty cung ứng điện nhỏ lẻ đều bị đóng cửa, họ không thể tiếp tục kinh doanh được. An ninh năng lượng của Singapore hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty có phần vốn nhà nước điều tiết. Về điểm này có gì đó tương tự như chúng ta. Khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động bên ngoài tác động thì vai trò của công ty mà do Nhà nước điều tiết quản lý sẽ cực kỳ quan trọng.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đức Kiên nêu rõ, một trong những kiến nghị đầu tiên của các chuyên gia tư vấn kinh tế là trong những tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024, chúng ta phải bảo đảm truyền thông về giá điện một cách khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực trạng của ngành điện.

Theo ông, chúng ta chưa làm rõ được giữa phân phối hay tập trung hóa, hay là phi tập trung hóa nguồn điện sản xuất. Hiện nay chúng ta đang tập trung hóa một số vùng, ví dụ như năng lượng mặt trời, chúng ta quá tập trung ở miền trung, năng lượng than và thủy điện thì tập trung ở phía bắc, còn ở phía nam là hỗn hợp vừa khí, vừa than, vừa thủy điện. Thế nên phải giải được bài toán giữa tập trung và phân tán của ngành điện, vì nếu phân tán thì chúng ta sẽ giảm được phí truyền tải, giảm được rất nhiều chi phí đầu tư cho lưới. Nhưng nếu tập trung như bây giờ thì sẽ phải tính thêm phí đầu tư truyền tải vào giá thành của 1 kW điện.

Các chuyên gia tư vấn kiến nghị phải hạch toán đúng giá điện, tức là phải hạch toán đúng phần hỗ trợ vào sản lượng điện và thực hiện an sinh xã hội; phải tính truyền tải vào trong chi phí và tổng mức đầu tư (vì tổng mức đầu tư của đường truyền tải, đặc biệt đường 500KV vô cùng lớn). Nếu chúng ta không tính vào và có cơ chế hợp tác công tư để thực hiện thì không thể thu hút được các nhà đầu tư.

PGS.TS Bùi Xuân Hồi đánh giá, vấn đề mấu chốt quan trọng nhất vẫn là giá điện, vấn đề này năm 2024 là cấp bách, vô cùng cấp bách, nhưng giai đoạn sau sẽ là áp lực đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vô cùng lớn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì cơ chế giá điện như hiện nay, chắc chắn điều kiện tiên quyết của lộ trình cải tổ thị trường điện cạnh tranh không thực hiện được. Chúng ta đừng kỳ vọng ngày mai có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong khi bây giờ vẫn đang điều tiết giá điện như thế này.

Theo ông, giai đoạn trước mắt bắt buộc phải làm và làm theo chu kỳ bởi càng để dài bao nhiêu thì những lần điều chỉnh sau vô cùng khó bấy nhiêu. Từng bước chúng ta phải di chỉnh dần giá bán điện cho hộ tiêu dùng cuối cùng từng bước, từng bước mang tín hiệu của thị trường, bảo đảm rằng các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện lực là sinh lời, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đầu tiên và quan trọng nhất là bài toán giá điện phải được tính đúng, tính đủ, rõ ràng; làm sao phải bảo đảm được an ninh nguồn điện. Khi đó chúng ta đi tiếp giải bài toán. Chúng ta không thể tiếp cận riêng lẻ mà đòi hỏi ở đây là các chính sách đồng bộ, không phải đồng bộ hôm nay có cái này, ngày mai có cái kia mà đồng bộ kịp thời, nó phải đồng thời cùng một lúc.

Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm giá điện phù hợp, ban hành nghị định điện mặt trời mái nhà ngay hôm nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: ĐOÀN BẮC Ngày 19-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình bảo đảm cung ứng điện từ nay đến cuối năm, năm 2025 và các năm tiếp theo.  Các kịch bản cung ứng điện năm 2025 Theo Thủ tướng, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế khoảng 7% thì tăng trưởng điện phải ở mức 10%. Với...

Báo chí thông tin kịp thời, khách quan về ngành điện

Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Sở Thông tin truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh; lãnh đạo Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương thường trú tại Lào Cai. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle2!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2,"adsWeb_AdsArticleMiddle2")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle2").style.display="none"}}); Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Sở Thông tin - Truyền thông và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và trung ương...

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, thị trường hàng hóa tháng 4 sôi động hơn do có nhiều ngày nghỉ lễ, nhu cầu mua sắm, vui chơi, tăng. Thị trường bán lẻ tháng 4 sôi động Giá một số hàng hóa nhóm lương thực, thực phẩm tương đối ổn định nhờ nguồn cung dồi dào, riêng giá heo hơi tăng nhẹ. Thức ăn chăn nuôi, đường, nhóm nhiên liệu, năng lượng tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá....

Quyết định mới về giá điện: Tăng từ 3% trở lên sẽ điều chỉnh, áp dụng 3 tháng/lần

Cơ chế điều chỉnh giá điện rút ngắn chu kỳ điều chỉnh, áp dụng 3 tháng/lần. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế quyết định 24 được ban hành từ năm 2017. Theo đó, giá điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện,...

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo về đảm bảo an ninh năng lượng, trong đó, an ninh cung ứng...

Cùng tác giả

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải –...

Về nhà mới

Toàn cảnh khu tái định cư Nậm Tông. Được về nhà mới, Em Lý Thị Sua, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà hân hoan bày tỏ: “Em thấy rất vui khi chuẩn bị được về nhà mới. Em cùng mẹ, anh chị và bà con...

Tuổi trẻ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia đình ông Niên sẽ kịp về nhà mới trước tết Ất Tỵ. Mấy chục năm qua, cả gia đình ông Niên sống trong ngôi nhà gỗ đã xuống cấp, không an toàn, nhất là mỗi khi mùa mưa bão về. Được Thành đoàn Lào Cai huy động từ...

Ngày hội của nhân dân thôn Kho Vàng

Lễ Khánh thành tại thôn Kho Vàng có sự tham dự của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Bắc Hà. Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc; đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy...

Đổi thay ở lõi nghèo Nậm Chày

Từ một hộ gia đình khó khăn nhất thôn Hỏm Trên, anh Và A Lử đã vươn lên ổn định kinh tế và có "của ăn, của để". Kết quả này có được khi năm 2014, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của...

Cùng chuyên mục

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông sản Mường Khương vào vụ Tết

Gạo Séng Cù – một trong nhiều đặc sản của Mường Khương đang được các cơ sở xay xát sẵn sàng cung ứng dịp Tết (ảnh trên). Trong năm, nông dân Mường Khương canh tác 600 ha lúa Séng Cù, sản lượng thóc khoảng 360 tấn. Chuẩn bị hàng tết, cơ...

Nông dân Xuân Hòa làm giàu từ cây quế hàng hóa

Được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, nông dân Xuân Hòa đã xây dựng được những vùng quế hữu cơ Gần 20 năm trước, ông Thủy là người tiên phong đưa cây quế về trồng ở Xuân Hòa, thay thế những nương sắn, nương ngô giá trị...

Si Ma Cai phòng, chống rét cho vật nuôi

Trâu được người dân Si Ma Cai nuôi nhốt để phòng, chống rét. Thời tiết những ngày gần đây tiếp tục giảm sâu, gia đình ông Thào Xuân Lao, tổ dân phố Nàng Cảng, thị trấn Si Ma Cai đã thực hiện nuôi nhốt gia súc và bổ sung thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất