Powered by Techcity

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự thảo Luật quy định về các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động bảo vệ đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, việc xây dựng luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động , nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các hoạt động dịch vụ, hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa…, đồng thời bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình về dự án luật.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính trong đề nghị xây dựng luật đã được Chính phủ thông qua, bao gồm:

Chính sách 1 về hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia), di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và hoạt động bảo tàng;

Chính sách 2 về nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương;

Chính sách 3 về tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật.

Đồng thời, tập trung rà soát các chính sách, nhất là chính sách về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; chính sách xã hội hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực… để bảo đảm cụ thể, minh bạch, hiệu quả và khả thi, thống nhất trong hệ thống pháp luật…

Đối với nội dung về hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Thường trực Ủy ban nhận thấy, quy định về hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là cần thiết nhưng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bảo đảm phù hợp, đầy đủ, thống nhất và khả thi.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với tinh thần kiến tạo phát triển

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận dự án Luật được soạn thảo công phu, nghiêm túc, nội dung cơ bản thể chế hóa chủ trương của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa nói riêng, nhất là sau khi tổng kết 80 năm và Hội nghị văn hóa, Diễn đàn văn hóa được tổ chức công phu.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng đến nay, dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tới; bày tỏ kỳ vọng sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Cơ bản tán thành các nội dung thẩm tra và ý kiến góp ý về chính sách Nhà nước về di sản văn hóa tại Điều 7 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy; mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật, với tinh thần kiến tạo phát triển.

Quang cảnh phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét, bổ sung chủ trương, chiến lược về công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa, chuyển đổi số văn hóa, số hóa di sản văn hóa, hợp tác công tư, kinh tế văn hóa… Đồng thời, nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…

Về bố cục và nội dung, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề có cần thiết tách chương riêng (Chương 4 dự thảo Luật) về bảo vệ, phát huy giá trị tư liệu hay không, bởi di sản tư liệu chính là di sản văn hóa vật thể như di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… hiện được bảo quản lưu trữ tại các viện bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ và lưu trữ tại nơi gắn với di tích như đền, chùa, đình làng…

Theo Chủ tịch Quốc hội, những di sản này đều đã có quy định, quy trình quản lý, nếu có chương riêng quy định thì sẽ chồng lấn với các quy định khác. Do đó, Chủ tịch Quốc hội gợi ý xem xét để quy định trong Chương 3 dự thảo Luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời nên bổ sung trong giải thích từ ngữ khái niệm “hiện vật có giá trị đặc biệt”.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với các luật trong hệ thống pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…



Nguồn

Cùng chủ đề

Lào Cai: Phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xác định tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Trong quá trình đó, phụ nữ vùng đồng dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ vai trò trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập tại chỗ. ...

Tăng cường quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử – văn hóa

Đáng ngạc nhiên là chỉ trong năm 2023, số tiền thực thu đã lên tới 4.100 tỷ đồng tiền mặt, chưa kể các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo. Theo Bộ Tài chính, các địa phương đã ban hành quyết định hoặc kế hoạch kiểm tra tổng thể nhằm đánh giá được việc...

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo luật. Theo đại biểu, nghệ nhân được ví như là báu vật nhân văn sống, sợi dây lưu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và...

Ngày 26/6, Quốc hội thảo luận về cải cách tiền lương

Chiều nay (26/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, các khoản trợ cấp từ ngày 1/7/2024. Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 26/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và Nghị quyết của Quốc...

Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập pháp

Trong tuần làm việc thứ 4 (17 - 21/6/2024) của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tập trung cho công tác lập pháp. Cụ thể, Quốc hội thảo luận về các dự án Luật gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa...

Cùng tác giả

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Tăng cường loại trừ uốn ván sơ sinh

Quang cảnh hội thảo. Dù đã duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận ca mắc và tử vong. Từ năm 2016 đến tháng 9/2024 đã ghi nhận 35 trường hợp mắc và 5 trường...

Cùng chuyên mục

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Tăng cường loại trừ uốn ván sơ sinh

Quang cảnh hội thảo. Dù đã duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận ca mắc và tử vong. Từ năm 2016 đến tháng 9/2024 đã ghi nhận 35 trường hợp mắc và 5 trường...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ khuyến nông xã, năm 2024, gia đình anh Lò Láo Tả ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng hơn 100 gốc cây chanh leo.  Anh Tả cho biết, tuy là giống cây trồng mới với bà con vùng cao; tuy nhiên, cây chanh leo cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc. Nhờ...

Lào Cai: mưa lớn gây ngập úng, sạt lở tại nhiều vị trí

Suốt cả tuần qua, hàng nghìn lượt người dân và máy móc đã nỗ lực cải tạo lại các diện tích đất nông nghiệp để khôi phục lại sản xuất sau mưa lũ, thế nhưng giờ này, tất cả lại đang chìm trong biển nước. Xã Quang Kim...

Bàn giải pháp phục hồi kinh tế sau cơn bão số 3

Tại các tổ thảo luận, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá những thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả trên các lĩnh vực như: giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhất...

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình...

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp

Để tăng cường chủ động triển khai một số biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện tốt phương án ứng phó với tình huống mưa, lũ lớn, lũ quét, sạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất