Powered by Techcity

Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Ngày 7/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Nghị quyết nêu rõ, từ nửa cuối năm 2022 và kéo dài sang tới năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt đối với nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Đáng chú ý là tình hình doanh nghiệp năm 2023 cho thấy cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn so với các năm trước. Tăng trưởng về số doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; vốn đăng ký; và lao động đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước . Năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành . Xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, chậm phục hồi .

Các gói kích cầu như giảm thuế giá trị gia tăng đã được triển khai, nhưng tiêu dùng trong nước tăng chậm, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Thực tế này phần nào phản ánh sự suy giảm nhu cầu đầu tư, kinh doanh; thể hiện mức độ khó khăn và sức chống chịu suy yếu của doanh nghiệp.

Ngoài những rủi ro do các yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những bất cập nội tại trong nước, khiến chi phí kinh doanh cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Năng lực cạnh tranh về hạ tầng (từ hạ tầng cứng đến các dịch vụ tài chính, logistics,…) chưa cao, cùng với chi phí vốn vay làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Trong khi đó, thời gian gần đây, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm thủ tục không cần thiết, khiến doanh nghiệp đối mặt với những rủi ro. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tuy giảm hình thức về số lượng, nhưng nội hàm mở rộng và bao trùm hơn.

Hoạt động cải cách công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chậm chuyển biến. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư chưa được cải thiện nhiều do công tác phối hợp chưa hiệu quả; tiếp tục là rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; có thể dẫn tới giảm niềm tin và động lực kinh doanh.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những biến động khó lường trên thị trường thế giới, còn có nguyên nhân nội tại trong nước thể hiện qua những bất cập, rào cản về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh.

Để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách theo thẩm quyền và quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn thể chế cho doanh nghiệp.

Trong đó, đáng chú ý là một số giải pháp như: tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; khơi thông thị trường trái phiếu ; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; nới lỏng một số điều kiện về cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng; ban hành các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất,…; thành lập 05 Tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, 26 tổ công tác do thành viên Chính phủ đến các địa phương nắm tình hình góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương….

Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực. Kết quả này tạo đà phục hồi và phát triển cho khu vực tư nhân, đồng thời xếp hạng tín nhiệm quốc gia được cải thiện. Trên các bảng xếp hạng quốc tế, hiệu quả thị trường (thể hiện qua chỉ số Tự do kinh tế của Quỹ di sản văn hóa) tăng hạng đáng kể, từ thứ hạng 105 (năm 2020) lên thứ hạng 90 (năm 2021), 84 (năm 2022) và đạt thứ hạng 72 (năm 2023). Chỉ số Phát triển bền vững (SDG) theo xếp hạng của Liên hợp quốc (UN) tăng điểm liên tục qua các năm, hiện xếp thứ 55 (năm 2022). Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2023 ở vị trí thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022. Hiệu quả logistics của nước ta cũng được ghi nhận cải thiện về chất lượng.

Dự báo năm 2024, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn. Để cải cách môi trường kinh doanh, củng cố niềm tin và tạo thêm động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và phát triển, thì cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

Giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp

Nghị quyết 02 nhấn mạnh 4 quan điểm chỉ đạo của Chính phủ như sau:

1. Quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận. Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

4. Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nâng cao vị thế đất nước trên các bảng xếp hạng quốc tế

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

a) Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc – UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

b) Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc.

c) Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc.

d) Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc.

đ) Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc.

e) Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc.

g) An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.

Một số mục tiêu cụ thể năm 2024 như sau:

a) Số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.

b) Về Năng lực Đổi mới sáng tạo của WIPO:

– Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc.

– Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc.

– Nâng xếp hạng chỉ số Xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc.

c) Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản trong xếp hạng Quyền tài sản của Liên minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc.

d) Tăng điểm chỉ số Thủ tục thông quan trong xếp hạng Hiệu quả logistics của Ngân hàng thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.

đ) Về Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới:

– Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc.

– Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan

Nghị quyết nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

1. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

a) Các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

– Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

– Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số được phân công.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu thống kê về kinh tế số.

2. Chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:

a) Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư.

b) Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

c) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

đ) Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

e) Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

g) Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

b) Trước ngày 20 tháng 1 năm 2024, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của bộ, ngành và địa phương.

d) Tổ chức các hoạt động truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

đ) Coi trọng và thường xuyên chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đảm bảo đối thoại thực chất, giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời, đổi mới việc tiếp nhận thông tin, phản ánh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư để phòng ngừa các tranh chấp về thương mại và đầu tư.

e) Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

g) Trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 năm 2024, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết giữa năm và 1 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và cuối năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan đầu mối theo dõi các bộ chỉ số quốc tế, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần được giao tại Nghị quyết và các bộ, cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình và kết quả cải thiện các chỉ số; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc; công khai kết quả theo dõi, đánh giá.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc.

Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các báo cáo, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc, khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân (bao gồm cả những quy định dự kiến ban hành trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật); định kỳ hoặc đột xuất làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và cộng đồng doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức liên quan để lắng nghe, nhận diện các khó khăn, vướng mắc và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ.

Thường trực Tổ công tác chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này.

Các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập, thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra, công bố các chỉ số về cảm nhận của doanh nghiệp đối với các vấn đề, lĩnh vực môi trường kinh doanh; lồng ghép với đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí chủ động hỗ trợ các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp và đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường sự theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVI

Sau 2 ngày diễn ra các hoạt động quan trọng, chiều 5/7, kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Khóa XVI đã tiến hành phiên bế mạc, thành công tốt đẹp với 23 nghị quyết được thông qua. Dự phiên bế mạc có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Lương mới và kỳ vọng của người lao động

Cần phải bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá chạy theo lương. Lương luôn là vấn đề nóng Theo đó, nhóm thứ nhất được tăng lương là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp, dự kiến sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục...

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh gắn với chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo; nhiều chương trình, đề án, kế hoạch đã được triển khai; các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng. Công tác cải cách TTHC đã...

https://baolaocai.vn/infographic-day-manh-phan-cap-trong-quan-ly-nha-nuoc-tai-tinh-lao-cai-post382293.html

https://baolaocai.vn/infographic-day-manh-phan-cap-trong-quan-ly-nha-nuoc-tai-tinh-lao-cai-post382293.html Nguồn

Những nghị quyết đem lại ấm no nơi vùng cao, biên giới

Từ tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, Lào Cai đã trở thành một trong những “cánh chim đầu đàn” của vùng Tây Bắc về phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những động lực tạo ra sự thay đổi đó là những nghị quyết, quyết sách đúng hướng và kịp thời của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Nghị quyết 29 “nâng bước” học sinh vùng cao tới trường A Mú Sung...

Cùng tác giả

Bảo Yên triển khai 5 khu tái định cư do người dân tự tìm đất

UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo thành lập tổ thẩm định gồm nhiều cơ quan, ban, ngành liên quan và đại diện chính quyền địa phương; thôn, bản tiến hành rà soát từng xã, làm không kể ngày nghỉ. Một bộ hồ sơ của hộ dân...

Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI

Quang cảnh hội nghị. Dự thảo Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (dự thảo sơ bộ lần 1) gồm 2 phần: Phần...

Trường Chính trị tỉnh Lào Cai tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

Tuyên dương, khen thưởng các Nhà giáo tiêu biểu tại Lễ kỷ niệm. Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh đã báo cáo về kết quả sau 2 năm thực hiện Quyết định của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Dịp tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 15.000 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 9 tỷ đồng; mỗi suất quà từ 300.000 đồng trở lên. Tổ chức một chương trình “Hội chợ -...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Hà

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè  Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Với quy mô hơn 1.100 ha, sản phẩm chè hữu cơ của nông dân Bản Liền sản...

Cùng chuyên mục

Bảo Yên triển khai 5 khu tái định cư do người dân tự tìm đất

UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo thành lập tổ thẩm định gồm nhiều cơ quan, ban, ngành liên quan và đại diện chính quyền địa phương; thôn, bản tiến hành rà soát từng xã, làm không kể ngày nghỉ. Một bộ hồ sơ của hộ dân...

Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI

Quang cảnh hội nghị. Dự thảo Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (dự thảo sơ bộ lần 1) gồm 2 phần: Phần...

Trường Chính trị tỉnh Lào Cai tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

Tuyên dương, khen thưởng các Nhà giáo tiêu biểu tại Lễ kỷ niệm. Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh đã báo cáo về kết quả sau 2 năm thực hiện Quyết định của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Dịp tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 15.000 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 9 tỷ đồng; mỗi suất quà từ 300.000 đồng trở lên. Tổ chức một chương trình “Hội chợ -...

Chương trình “Trao ngàn yêu thương” hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Chương trình được triển khai với tổng mức hỗ trợ khoảng 5 tỷ đồng, ngân hàng số Vikki đã mở thành công gần 2.000 tài khoản miễn phí cho người dân. Mỗi người dân từ 18 tuổi trở lên nhận được hỗ trợ 300.000 đồng/người và không giới hạn...

Lào Cai có 1 cá nhân được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2024

Cá nhân của Lào Cai vinh dự được nhận giải thưởng là chị Phạm Thị Phương Mai, chủ hộ kinh doanh Mai Tây Bắc ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Thông qua tài khoản của mình trên mạng xã hội, chị Mai đã kể những câu...

Cả nước đồng loạt giữ giá phiên đầu tuần

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (18/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ vẫn là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc;...

Xây nhà trước tuổi 30

Với số tiền 100 triệu đồng vay ngân hàng, năm 2019, anh Thào Mìn Hồ và vợ khởi nghiệp bằng nghề thêu may trang phục thổ cẩm. Năng động trong kinh doanh, lại chịu khó, trung bình mỗi tháng, 2 vợ chồng bán từ 100 – 150 bộ trang phục, giá 1 triệu...

Quyết tâm đảm bảo tiến độ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở

CTTĐT - Đây là yêu cầu của đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh tại cuộc họp tổ chức chiều ngày 15/11/2024 đánh giá tình hình, tiến độ triển khai, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở...

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng trị giá 11,6 tỷ USD vào tháng 7/2027Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 417 km sẽ được xây dựng mới với khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, vận tải chung hàng hóa và hành khách. Ảnh minh họa. Ban quản lý dự án đường sắt vừa có báo cáo Bộ GTVT về tình hình lập Báo cáo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất