Powered by Techcity

Bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định về bảo đảm an ninh và phục hồi nguồn nước

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đồng thời làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước.

qh1.jpg

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Sáng 26/10, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại hội trường.

Quản lý chặt chẽ việc khai thác nước dưới đất

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Tại Điều 3, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung vào các nội dung như: Thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hòa, phân phối hiệu quả tài nguyên nước. Có ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn nước.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra tại khoản 1 Điều 3.

Trước ý kiến đề nghị nghiên cứu, có giải pháp phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quy định rõ hơn về cơ chế, chính sách tài chính, đặc biệt về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động phục hồi các dòng sông, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về phục hồi nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm và cơ chế tài chính cho hoạt động này; ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm và thể hiện như tại Điều 34, Điều 73 và Điều 74 dự thảo luật.

qh2.jpg

Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường sáng 26/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ, dự thảo Luật đã quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp, kịch bản, phương án điều hòa phân phối tài nguyên nước và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan, được thể hiện tại Điều 35 của dự thảo luật.

Đồng thời, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước tại khoản 1 Điều 36; trách nhiệm của các bộ có liên quan và UBND cấp tỉnh trong thực hiện điều tiết nguồn nước, quyết định việc hạn chế phân phối, sử dụng nước; quyết định việc sử dụng các nguồn nước hiện có trên địa bàn; chỉ đạo huy động nguồn nước trong phạm vi quản lý để chủ động khắc phục tình trạng thiếu nước, bảo đảm nước cho sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác tại khoản 2 Điều 36.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc cấp phép như: Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong khai thác nước; không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước… tại Điều 55 dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định hoạt động khai thác nước dưới đất quy mô hộ gia đình để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thuộc đối tượng phải thực hiện kê khai như quy định tại khoản 2 Điều 52 nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác nước dưới đất, bảo vệ nước dưới đất và phòng, chống tác hại do việc khai thác nước dưới đất không kiểm soát gây ra và giao Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 9 Điều 52.

Đồng thời, khoản 3 Điều 85 dự thảo luật cũng quy định thời điểm có hiệu lực của quy định này từ ngày 1/7/2026, tức 2 năm sau khi luật có hiệu lực thi hành để bảo đảm tính khả thi.

Chính phủ cũng đồng thuận về quan điểm chính sách với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cũng đã bổ sung báo cáo đánh giá tác động về nội dung này kèm theo Báo cáo số 576/BC-CP.

Tái sử dụng nước phù hợp điều kiện phát triển kinh tế – xã hội

qh3.jpg

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, trên nguyên tắc phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước và ngược lại bảo đảm an ninh nguồn nước không kìm hãm phát triển kinh tế, dự thảo luật đã bổ sung Điều 59 quy định về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thể hiện ở 3 mức độ áp dụng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta.

Theo đó, khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng nước có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước tại khoản 1 Điều 59; có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án tái sử dụng nước thải đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi tương ứng theo quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 59; và bắt buộc áp dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải tại các khu vực có nguồn nước không còn khả năng chịu tải quy định tại khoản 4 Điều 59.

Đồng thời, bổ sung quy định ưu đãi với dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thực hiện giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước tại khoản 6 Điều 59 và khoản 3 Điều 73 dự thảo Luật.

Dự thảo Luật cũng đã quy định cụ thể hóa nội dung kinh tế nước tại Chương VI về công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước và quy định một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước tại khoản 6 Điều 3 về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; Điều 70 quy định về dịch vụ về tài nguyên nước, Điều 71 quy định về hạch toán tài nguyên nước và Điều 74 về xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ.

Cùng với đó, dự thảo luật đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ liên quan để tránh chồng chéo về chức năng và phạm vi quản lý trong quản lý khai thác, sử dụng nước và thể hiện như Điều 79 dự thảo luật.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 Chương, 86 Điều. Sau phiên thảo luận ở hội trường sáng nay về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật, dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại phiên họp ngày 24/11.



Nguồn

Cùng chủ đề

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo luật. Theo đại biểu, nghệ nhân được ví như là báu vật nhân văn sống, sợi dây lưu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và...

Quốc hội thống nhất quy định về ”dao có tính sát thương cao”

Dự thảo luật được 459/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,44% tổng số đại biểu Quốc hội) trong phiên làm việc sáng nay 29/6, tại Kỳ họp thứ 7. 3 chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, ông Lê Tấn Tới – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An...

Thông cáo báo chí số 28, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau: Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ....

Thông cáo báo chí số 25, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 24/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi ba của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau:...

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời gian quy định. Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân...

Cùng tác giả

Gửi hơn 2 triệu tin nhắn cảnh báo rét đậm, rét hại đến người dân

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Zalo để gửi tin nhắn đến người dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn thông qua trang Zalo OA (Official Account) “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai”. Tính đến ngày 26/11, đã có...

Mùa đông đã đến trên đỉnh Fansipan

Một lớp sương muối mỏng bao phủ trên đỉnh Fansipan sáng 23-11 – Ảnh: SUNWORLD FANSIPAN Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan lúc sáng sớm khoảng 2 độ C. Mức nhiệt này đủ thấp để hình thành lớp sương muối mỏng, bao phủ khắp các lối đi, điểm tham quan và cây cối. Đây là đợt sương muối đầu tiên xuất hiện trên đỉnh Fansipan trong mùa đông năm 2024. Sương muối...

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bảo Yên ban hành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn

Cụ thể, huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục 287 nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn không thể ở được do hoàn lưu bão số 3; còn với 434 nhà bị hư hỏng, sửa chữa sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025. Cùng với...

Tự lực thoát nghèo

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, năm 2018, anh Cáo xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn đen bản địa, chủ động phòng dịch, đàn lợn của gia đình luôn duy trì khoảng 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh Cáo mở dịch vụ kinh doanh,...

Cùng chuyên mục

Gửi hơn 2 triệu tin nhắn cảnh báo rét đậm, rét hại đến người dân

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Zalo để gửi tin nhắn đến người dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn thông qua trang Zalo OA (Official Account) “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai”. Tính đến ngày 26/11, đã có...

Mùa đông đã đến trên đỉnh Fansipan

Một lớp sương muối mỏng bao phủ trên đỉnh Fansipan sáng 23-11 – Ảnh: SUNWORLD FANSIPAN Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan lúc sáng sớm khoảng 2 độ C. Mức nhiệt này đủ thấp để hình thành lớp sương muối mỏng, bao phủ khắp các lối đi, điểm tham quan và cây cối. Đây là đợt sương muối đầu tiên xuất hiện trên đỉnh Fansipan trong mùa đông năm 2024. Sương muối...

Bảo Yên ban hành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn

Cụ thể, huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục 287 nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn không thể ở được do hoàn lưu bão số 3; còn với 434 nhà bị hư hỏng, sửa chữa sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025. Cùng với...

Tự lực thoát nghèo

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, năm 2018, anh Cáo xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn đen bản địa, chủ động phòng dịch, đàn lợn của gia đình luôn duy trì khoảng 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh Cáo mở dịch vụ kinh doanh,...

Nhà máy gang thép Lào Cai khởi động trở lại

Tại các phân xưởng, không khí lao động đang bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhà máy đang khẩn trương tổ chức chạy thử thiết bị máy móc, hiệu chỉnh tự động hóa và đã thực hiện sấy lò gió nóng. Phóng viên Trung Kiên cho biết: “Tại...

Người đi đầu phong trào dòng họ học tập

Ông Tráng Văn Cường, Trưởng dòng họ học tập họ Tráng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương cho biết: “Cha ông của chúng tôi lúc nào cũng căn dặn là dù khó khăn bao nhiêu cũng phải cho các cháu đi học chứ không để trường...

Tăng cường hợp tác giáo dục giữa tỉnh Lào Cai và các trường đại học Liên bang Nga

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã giới thiệu chương trình học bổng của Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam cho các chương trình đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bằng tiếng Anh (hoặc qua phiên dịch); đào tạo từ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam – Trung Quốc lần thứ XI

Quang cảnh hội nghị. Tham gia phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả...

Đại biểu Sùng A Lềnh: Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo hiện hành

Để hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng: Cần cân nhắc quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ một số nội dung như: Việc đăng tải ý...

Ông Đặng Y Quý – người có uy tín ở Ít Nộc

Tiên phong làm chuồng trại gia súc xa nhà, phát triển kinh tế gia đình từ nuôi lợn đen bản địa, trồng cây quế, thảo quả, sa nhân và canh tác lúa nước. Chăm chỉ làm ăn, mỗi năm, gia đình ông Đặng Y Quý cũng thu về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất