Powered by Techcity

Báo chí vẫn là “dòng chảy chính”

Báo chí vẫn là kênh quan trọng để đưa thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.

Dự báo được các yếu tố “nhiễu” và “phản hồi”

Mọi chính sách đều phải hướng đến sự rõ ràng, minh bạch để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng. Để làm được thực chất điều này thì truyền thông chính sách không phải chỉ là chuyển tải chính sách đến với nhân dân. Chính sách phải được truyền thông từ sớm, từ lúc hình thành dự thảo chính sách, tiếp nhận phản hồi để khi chính sách được ban hành thì có thể được đa số công chúng đồng tình và phát huy hiệu lực trong thực tiễn.

Làm thế nào để tăng hiệu quả truyền thông chính sách để tác động một cách sâu rộng, để thay đổi được nhận thức và hành vi của nhóm công chúng mà chính sách hướng đến?

Việc hiểu đúng và nhận thức đúng mô hình truyền thông, các yếu tố của quá trình truyền thông chính sách sẽ giúp tất cả các cơ quan, bao gồm cả báo giới có nhiệm vụ truyền thông chính sách thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Trên thế giới, mô hình truyền thông hiện đại được sử dụng rộng rãi hiện nay được mô tả như sau:

Như vậy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp.

Trong đó: S (Source) là Nguồn phát (người gửi) thông điệp; M (Message) là Thông điệp; C (Channel) là Kênh truyền thông; R (Receiver) là Người nhận tin; E (Effect): Hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình truyền thông này không đơn thuần một chiều, nó có yếu tố “Nhiễu” (Noise) trong quá trình thông tin đi từ nguồn tới người tiếp nhận và khi tiếp nhận thì người nhận sẽ có sự phản hồi (feedback) trở lại.

Sự mô tả này khẳng định truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đồng thời bác bỏ quan điểm về ảnh hưởng tuyệt đối của truyền thông tới đối tượng tiếp nhận.

Với sự bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, yếu tố “nhiễu” mà các nhà lý thuyết truyền thông đưa ra từ nhiều chục năm trước càng trở thành một yếu tố lớn, không thể xem thường, thậm chí còn đóng vai trò thay đổi nhận thức trong quá trình tiếp nhận truyền thông. Điều này đặt ra cho truyền thông chính sách những thách thức lớn, không phải chỉ là đưa tin một chiều, lắng nghe và tiếp nhận phản hồi của công chúng mới có thể xây dựng được chính sách phù hợp với đời sống.

Truyền thông chính sách khách quan, nhiều chiều

Mạng xã hội là nơi phản ánh nhanh hơn, nhạy hơn quá trình tiếp nhận chính sách (đặc biệt là đối với dự thảo chính sách). Thành tố “nhiễu” của quá trình truyền thông chính sách trên mạng xã hội cũng rõ nét hơn. Cũng như mạng xã hội là nơi lan truyền rất nhanh thông tin “phản hồi” tác động ngược trở lại với các nhà xây dựng chính sách.

Cũng với chính những đặc điểm đó, mạng xã hội là nơi khiến quá trình truyền thông bị gây nhiễu, xuyên tạc và trong không ít trường hợp bị hiểu một cách lệch lạc, méo mó. Chưa kể các yếu tố cực đoan, chống phá, phản động trên mạng xã hội tác động đến nhận thức của không ít người trong quá trình tiếp nhận chính sách. Soi chiếu vào lý thuyết về mô hình truyền thông, thấy rõ phải đảm bảo đầy đủ các bước của quá trình truyền thông hai chiều, thì truyền thông chính sách mới thực chất và hiệu quả. Trong đó, đặc biệt phải dự báo được và hết sức chú trọng đến các yếu tố “nhiễu” và tính “phản hồi”.

Mặc dù trong nhiều trường hợp, thực tế thời gian qua cho thấy, truyền thông chính sách qua kênh mạng xã hội phát huy hiệu quả rất tốt. Nhiều chính sách được thảo luận dân chủ trên mạng xã hội đến với các đối tượng tiếp nhận dễ dàng hơn. Một số chính sách nhờ quá trình phản hồi, phản biện trên mạng xã hội đã giúp các nhà xây dựng chính sách điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và thực tiễn cuộc sống.

Nhưng như phân tích ở phần trên, truyền thông chính sách qua kênh mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình tiếp nhận của người thụ hưởng chính sách. Bởi vậy, tính quan trọng và yếu tố chính trị của chính sách đòi hỏi phải xác định được kênh truyền thông phù hợp để truyền thông chính sách.

Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường truyền thông chính sách” ban hành tháng 3/2023, đã xác định “báo chí là dòng chảy chính”. Chỉ thị này cũng yêu cầu các Bộ, ban, ngành, địa phương “chủ động định hướng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và các phương thức truyền thông khác về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm”. Trong Chỉ thị cũng viết rõ việc “Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ truyền thông chính sách phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật”.

Không có sự ảnh hưởng tuyệt đối của truyền thông tới đối tượng tiếp nhận, thông tin về chính sách qua kênh báo chí cũng không áp đặt được tới đối tượng tiếp nhận. Bởi vậy, chỉ có sự phản ánh khách quan, nhiều chiều, tiếp nhận, xử lý được các thông tin phản hồi về chính sách để tác động ngược trở lại quá trình xây dựng chính sách thì báo chí mới thực sự “tròn vai” và giữ được vai trò là “dòng chảy chính”.

Báo chí và truyền thông chính sách Khái niệm chính sách trong truyền thông chính sách là các chính sách công bao gồm các biện pháp của Đảng, Chính phủ thể chế hóa và bảo đảm thực thi để giải quyết các vấn đề xã hội hoặc phát triển xã hội. Truyền thông chính sách là quá trình chuyển tải thông tin về chính sách của Đảng, Nhà nước về những lĩnh vực cụ thể thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau, trong đó báo chí chính thống giữ vai trò chính, để đưa chính sách đến với công chúng. Nhằm đảm bảo sự thông suốt giữa chủ thể ban hành chính sách và các nhóm thụ hưởng, điều chỉnh bởi chính sách đó trong xã hội. Từ đó góp phần thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ của người thụ hưởng chính sách phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội không nằm ngoài lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, truyền thông chính sách không phải chỉ có báo chí chính thống, vai trò truyền thông chính sách của mạng xã hội đang tác động khá rõ nét. Không thể phủ nhận mạng xã hội có những đóng góp tích cực vào truyền thông chính sách, đặc biệt là tham gia vào quá trình phản biện từ khâu dự thảo chính sách góp phần làm cho chính sách ra đời sát thực hơn với đời sống nhân dân. Nhưng đồng thời mạng xã hội cũng khiến quá trình truyền thông chính sách xuất hiện những thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng hoặc suy diễn không đúng với quan điểm của những người soạn thảo chính sách. Cho nên tính chính thống, chính xác của báo chí vẫn là sự đảm bảo cho vai trò chủ lực của báo chí trong truyền thông chính sách. Điều này được thể hiện rõ trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường truyền thông chính sách” ban hành tháng 3/2023, đã xác định “báo chí là dòng chảy chính”. Vậy làm thế nào để báo chí “giữ nhịp” là “dòng chảy chính” trong truyền thông chính sách? Đó là những điều chúng tôi trăn trở đặt ra trong số báo kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay với một mong muốn rằng: Báo chí cần phải được tiếp thêm nguồn lực để làm tốt việc truyền thông chính sách góp phần để chính sách ra đời phù hợp với lòng dân, giúp tạo ra đồng thuận xã hội.

Theo daidoanket.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Thông cáo số 19 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 23/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 19 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại...

Cùng tác giả

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thay đổi ngay từ người trong cuộc  Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng có gần 100% học sinh DTTS, chủ yếu là người Mông, Dao, Nùng, Tày, Sán Chỉ. Tình trạng tảo hôn ở đây còn khá phức tạp, sau tết Nguyên đán một số em học sinh dân tộc Dao, Mông thường có ý định nghỉ học ở nhà lấy vợ, lấy chồng. Từ tháng 5/2023, nhà trường đã...

Cải thiện chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2024

Lào Cai phấn đâu đưa PCI nằm trong top 10 cả nước. (Ảnh minh họa) Mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo môi trường thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền...

Tăng lương cơ sở: Vừa mừng vừa lo

Từ ngày 1/7/2024: Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng tăng 15% (tháng 6 năm 2024). Trợ cấp ưu...

9 câu lạc bộ tranh tài tại Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024

Tối 1/7, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc và các trận đấu vòng bảng Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai năm 2024. Giải Vô địch Futsal tỉnh Lào Cai là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024). Trận chung kết...

Thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An

Dự buổi lễ có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Xây dựng, Công đoàn ngành giao thông vận tải - xây dựng tỉnh và cán bộ, người lao động công ty. Việc thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An giúp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, đồng thời là điểm nhấn trong công...

Cùng chuyên mục

Thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An

Dự buổi lễ có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Xây dựng, Công đoàn ngành giao thông vận tải - xây dựng tỉnh và cán bộ, người lao động công ty. Việc thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Shipper Bình An giúp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, đồng thời là điểm nhấn trong công...

Hương sắc vùng cao Lào Cai hấp dẫn du khách

Từ ngày 28 - 30/6, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ II năm 2024. Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30/6/2024). Trong khuôn khổ Chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội mận Tả van lần thứ II tại thôn Seng Sui,...

Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024

Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Chí Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Mường Khương và các điều tra viên, cùng người dân thị trấn Mường Khương. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle2!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2,"adsWeb_AdsArticleMiddle2")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle2").style.display="none"}}); Thời gian thực hiện thu thập thông tin của cuộc điều tra bắt đầu từ hôm nay (1/7) và kết thúc vào ngày 15/8/2024. ...

Văn hóa dân gian – tài sản phát triển du lịch

Khai thác tốt giá trị cốt lõi của văn hóa dân gian sẽ là chìa khóa để phát triển du lịch cho từng địa phương. Tìm kiếm sản phẩm du lịch văn hóa dân gian Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian là một gói các dịch vụ, hàng hóa được xây dựng trên cơ sở tài nguyên văn hóa dân gian và nhu cầu du khách, phụ thuộc rất nhiều vào tài...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle2!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2,"adsWeb_AdsArticleMiddle2")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle2").style.display="none"}}); Thủ tướng nêu rõ, hiện nay, tình hình quốc tế thay đổi, tình hình đất nước thay đổi, phương thức hoạt động trên thế giới thay đổi nhiều, do đó, vai trò, vị thế, đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho đất nước ngày càng tăng lên. Thủ tướng nhấn mạnh, Đại sứ quán phải là ngôi nhà chung, luôn quan tâm, đặt...

Tết Jé Khù Chà: Nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Khi bắt đầu vào mùa Hè, mưa giăng khắp lối, là lúc cộng đồng người Hà Nhì ở vùng cao biên giới Tây Bắc của Tổ quốc chuẩn bị Tết Jé Khù Chà (Tết mùa mưa). Tết được người Hà Nhì thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây. Cộng đồng dân tộc Hà Nhì chủ yếu sống tập trung ở Lai Châu, Lào...

https://baolaocai.vn/bao-lao-cai-thuong-ky-so-4145-ra-ngay-2662024-post386147.html

https://baolaocai.vn/bao-lao-cai-thuong-ky-so-4145-ra-ngay-2662024-post386147.html Nguồn

Trải nghiệm làng nghề thêu ren Văn Lâm

Nằm trong Quần thể Danh thắng Tam Cốc Bích Động, làng nghề thêu ren Văn Lâm, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã có tuổi đời trên 700 năm, là một trong những nơi hội tụ tinh hoa của nghề thêu ren ở Việt Nam. Tương truyền, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng rồi về...

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Thu hút giới trẻ bởi các hình thức nghệ thuật cùng chuỗi hoạt động trải nghiệm sinh động trực quan, dự án GenZ dệt ZènG- Từ sợi dệt đến vệt số của nhóm sinh viên ở lứa tuổi thế hệ “GenZ” chuyên ngành quản trị truyền thông đa phương tiện của Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa hoa văn trên các tấm thổ cẩm truyền thống...

Thị trường du lịch Trung Quốc chính thức bước vào mùa cao điểm

Các tour du lịch nước ngoài cũng dự kiến sẽ tăng mạnh vào mùa Hè này. Cho đến nay, số lượng đặt vé các chuyến bay quốc tế trên Qunar.com đã tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy nhu cầu du lịch nước ngoài mạnh mẽ trong kỳ nghỉ Hè này và theo ước tính của Qunar.com sẽ trở lại những mức của năm 2019. Chính sách miễn thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất