Powered by Techcity

Bài toán cân bằng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo

Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). Ảnh tư liệu

Những ngày qua, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, nhưng lại thấp thỏm với giá lúa nhảy múa và các biến động với hợp đồng mua gạo của quốc tế.

Tiến thoái lưỡng nan

Trong 3 ngày qua, giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Điều này khiến nhiều đơn vị thu mua bỏ cọc, không thu mua lúa của nông dân đang trong thời điểm thu hoạch rộ, gây khó khăn cho nông dân vì đã chốt cọc trước đó, ngừng giao thương với các đơn vị khác.

Theo ông Quách Minh Khoa, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, cánh đồng lúa 4 ha của gia đình đến đúng thời điểm thu hoạch, không thể chờ thêm vài ngày nữa, nên dù cả hai bên nông dân và đơn vị thu mua đã cam kết giá lúa bán ra là 9.800 đồng/kg với lúa ST25. Nhưng khi giá lúa giảm xuống còn 9.400 đồng/kg, gia đình phải chấp nhận bán hết. Bởi nếu không bán theo giá thị trường, không thương lái nào chịu thu mua lúa hiện nay.

Còn ông Nguyễn Văn Bảy, nông dân tại huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) cho hay, ông có nhiều công ruộng trồng lúa đã cho thu hoạch trong vụ Đông Xuân này, nhưng nhiều thương lái đã bỏ “cọc” do giá lúa liên tục giảm. Hiện tại, ông Bảy phải chủ động tìm nơi thu mua nhưng giao dịch rất ảm đạm do các doanh nghiệp khá dè dặt khi mua vào.

Thời điểm thu hoạch rộ bắt buộc các hộ nông dân phải đưa lúa về kho hoặc bán đi để tránh thất thoát, thiệt hại và giảm chất lượng. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm nhạy cảm nhất của thị trường lúa gạo. Mỗi biến động tăng giá đều ảnh hưởng lớn đến nông dân, đơn vị thu mua lúa gạo và cả doanh nghiệp xuất khẩu.

Đơn cử, tại Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, trước thời điểm thu hoạch rộ 1 tháng, các đơn vị thu mua sẽ đặt cọc 200.000 đồng/1.000 m2 thu mua với các hộ nông dân cho giống lúa đài thơm 8 với mức giá 9.000 đồng/kg. Nhưng đến thời điểm thu hoạch, giá lúa trên thị trường chỉ còn 7.800 – 8.000 đồng/kg, giảm 1.000 – 1.200 đồng/kg lúa. Điều này đẩy cả đơn vị thu mua và nông dân vào thế tiến thoái lưỡng nan. Thương lái mua giá cao thì sẽ lỗ. Nông dân bán giá thị trường thì mất lợi nhuận, nếu không bán thì cũng chỉ mang về nhà trữ lại, không có ai mua lúc này.

Lý giải cho sự tăng giảm giá lúa trong thời gian 1 tháng qua, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, vào những tháng cuối năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng bán gạo trước thời điểm giao hàng cuối năm cuối vụ nên phải mua lúa bằng mọi giá, kể cả khi nông dân neo giá cao quá mức, khiến giá lúa tăng cao. Còn hiện nay, một số quốc gia truyền thống lớn của Việt Nam không chấp nhận giá gạo cao đột biến như cuối năm 2023 cộng với vụ lúa Đông Xuân 2024 thu hoạch rộ nên giá lúa giảm cũng là điều bình thường của thị trường.

Theo khảo sát giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo các loại như lúa OM5451 ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg, giảm 1.200 đồng/kg; giá lúa IR50404 ở mức 7.200 – 7.500 đồng/kg, giảm 1.100 đồng/kg; lúa đài thơm 8 ở mức 7.500 – 7.800 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; lúa OM18 ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.300 đồng/kg, nàng hoa 9 từ 8.600 – 8.700 đồng/kg… Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Thái Bình, với giá lúa từ 7.000 đến 8.000 đồng/kg thì người sản xuất vẫn có lãi từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng/ha.

Cân bằng mua bán, tăng lợi nhuận

Bốc xếp gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Ảnh tư liệu: Đình Huệ/TTXVN

Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo dù có biến động cũng phải tuân thủ theo cơ chế thị trường. Thời gian qua, Việt Nam trúng thầu các gói mua gạo của Indonesia và Philippines nên nhu cầu thu mua lúa gạo trở nên “nóng” tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, gần đây nhất, gói thầu Bulog 300.000 tấn gạo của Indonesia lại không mời các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam tham gia.

Lý giải cho sự vắng mặt của các doanh nghiệp Việt Nam trong lần thầu bán gạo này, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành chia sẻ, có thể Việt Nam đã tham gia thầu 500.000 tấn gạo trước đó và trúng thầu với số lượng lớn. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang giao hàng cho đến hết tháng 3 nên thầu này họ không mời.

Khi việc tiêu thụ lúa gạo Việt Nam tại các thị trường truyền thống “giãn” ra, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo Việt Nam định hình lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh gạo. Theo ông Thành, trong thời điểm giá lúa giảm, các doanh nghiệp thu mua vào nếu thấy được giá thì bán, không được giá thì tạm trữ, nếu vội vàng bán giá rẻ khi giá gạo lên dễ bị thiệt hại. Mặt khác, nếu bán gạo giá rẻ sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thị trường. Do vậy, Phước Thành quyết định không bán gạo giá rẻ mà chỉ bán ở mức giá tương đối và tiếp tục mua tạm trữ chờ thị trường.

Để ngành lúa gạo phát triển ổn định, không rơi vào tình huống hiệu ứng đám đông kéo dài như thời gian qua, sự liên kết của nông dân – doanh nghiệp, doanh nghiệp – doanh nghiệp là rất cần thiết. Theo ông Nguyễn Quang Hoà, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ, với một đơn hàng thu mua lúa gạo Việt Nam thì trong nước có hơn 20 doanh nghiệp chào giá. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không đồng lòng thống nhất giá bán ra thì doanh nghiệp dễ bị loại khỏi cuộc chơi khi chào giá cao hoặc ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ bị ép giá khi chào giá thấp. Do đó, muốn cân bằng và ổn định ngành hàng lúa gạo, các doanh nghiệp thống nhất giá từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu mới đảm bảo được nguồn hàng hóa và tiêu thụ lâu dài.

Một điều quan trọng nữa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động thực hiện trong hơn 10 năm qua là để cả người sản xuất lẫn doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo thì cả 2 “mắt xích” chủ chốt này phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Hiện nay, cả nước cũng đã có nhiều mối liên kết trong ngành hàng lúa gạo như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty TNHH MTV Chế biến lương thực Thiện Phát… đã tạo nên một vùng nguyên liệu ổn định cho hoạt động kinh doanh lúa gạo.

Ông Ngô Hữu Phát – Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến lương thực Thiện Phát chia sẻ, trong năm 2023 doanh nghiệp đã thực hiện liên kết thu mua và bao tiêu trên 600.000 tấn lúa ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ chốt giá cố định với nông dân theo giá thị trường từ đầu vụ. Khoảng 10 – 15 ngày trước thời điểm thu hoạch, nếu giá lúa tăng, doanh nghiệp sẽ tăng 200 – 500 đồng/kg cho bà con nông dân. Thậm chí là tăng thêm gần 2.000 đồng/kg trong thời điểm giá lúa tăng cao thời gian qua. Trường hợp giá lúa sụt giảm bà con nông dân cũng đồng thuận giảm giá một phần cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sau khi doanh nghiệp đã nhận được lúa, sẽ hỗ trợ tiếp tục 50 đồng/kg để tạo động lực cho nông dân, hợp tác xã gắn kết với đơn vị.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD

Bên cạnh Brunei, giá xuất khẩu gạo sang một số thị trường cũng neo ở mức cao như giá xuất khẩu gạo trung bình sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn… Giá gạo xuất khẩu tăng cao đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Một...

https://baolaocai.vn/nhip-song-o-ngoi-lang-phe-lieu-post385028.html

https://baolaocai.vn/nhip-song-o-ngoi-lang-phe-lieu-post385028.html Nguồn

Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo: Kỳ tích xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ lặp lại?

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 thấp hơn so với mức tiêu thụ khiến thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo. Điều này đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội lớn. Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, gạo là mặt hàng xuất khẩu...

Xuất khẩu gạo: Làm gì để chinh phục thị trường khó tính?

Liên kết phát triển vùng nguyên liệu giúp việc xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển ổn định. Sản xuất cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe Những tín hiệu vui của xuất khẩu gạo trong quý I được nhận định một phần do các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA); gạo Việt ngày càng thâm nhập sâu...

Tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy xuất khẩu gạo

Chuẩn bị những lô gạo xuất khẩu ở Tiền Giang. Theo Bộ Công thương, năm 2024, thị trường thương mại gạo toàn cầu đối mặt với những thách thức do nguồn cung gạo toàn cầu giảm, dự báo sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam...

Cùng tác giả

Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg. (Nguồn: Denhatfood) Giá heo hơi hôm nay 5/11: *Giá heo hơi miền Bắc: Giá heo hơi miền Bắc đang giữ đà tăng nhanh. Trong phiên sáng nay, khu vực này ghi nhận tăng thêm một giá tại: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định và Ninh Bình. Hiện tại, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có...

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024.Dự lễ bế mạc có ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng...

UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11

CTTĐT - Chiều 04/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực UBND tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2024. Quang cảnh phiên họp Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã...

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù tỉnh giao chỉ tiêu tuyển giáo viên để khắc phục tình trạng này và huyện cũng đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có mấy người đến nộp hồ sơ. Tính đến năm...

Thực hiện hiệu quả mục tiêu chiến lược “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Thay mặt cử tri và Nhân dân tỉnh Lào Cai, đồng chí Sùng A Lềnh (ảnh trên) gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể...

Cùng chuyên mục

Vẫn còn tồn tại xe máy cũ nát, không bảo đảm an toàn lưu hành

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Quang Kim tích cực khôi phục sản xuất vụ đông

Ông Đỗ Văn Nguyên chăm sóc lứa rau vụ đông của gia đình. Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Đỗ Văn Nguyên bị phủ bởi lớp cát pha dày cả mét. Để gieo được lứa rau mới, ngoài công sức, ông Nguyên còn phải đầu tư hàng...

Tỷ phú nông dân Nguyễn Văn Hợp

Với 2 ha ao nuôi cá chép lai, cá trắm, cá rô phi thương phẩm này, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Lượng thu về khoảng 2 tỷ đồng. Giá trị kinh tế từ nuôi trồng thủy sản tăng gấp nhiều lần từ khi ông Lượng tham gia Hợp tác xã Thủy sản...

Nông dân Bắc Hà trồng rau trong nhà lưới

Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây rau. Gần 3 năm làm việc tại đây, các công đoạn từ làm đất đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây rau chị Phấn đều được hướng dẫn. Do vậy, chị rất...

Hỗ trợ nông dân Mường Khương nâng cao chất lượng cây quýt

Mật độ trồng quýt quá dày, việc cắt tỉa chưa đạt, vì thế dẫn đến một số vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.  Đồi quýt 15 năm tuổi của gia đình chị Lò Dìn Sủi, được chuyển đổi từ những thửa ruộng bậc...

Bảo Yên: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa dịp cuối năm

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, thời điểm này, hoạt động kinh doanh nhôm, sắt, thép trở nên sôi động hơn. Do giá cả từ các nhà máy sản xuất vẫn chưa ổn định, từ đầu quý 3 có sự tăng, giảm liên tục, bởi vậy, Công...

Thành phố Lào Cai tăng tỷ lệ cây xanh đô thị

Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, bao quanh những khối nhà cao tầng là mảng xanh của 150 ha rừng cảnh quan, tạo thành những “lá phổi xanh”, mang đến không gian thoáng đãng, mát mẻ. Tại các tiểu khu đô thị, chủ đầu tư cũng tuân...

Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu về xuất khẩu gạo vào Philippines

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Miền Trung đối mặt mưa lũ đỉnh điểm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất